banner

Sùi mào gà hậu môn dấu hiệu cách điều trị bệnh sùi mào gà trong hậu môn

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là bộ phận sinh dục, ngoài ra hậu môn cũng rất dễ bị xuất hiện nốt sùi mào gà. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin khái lược về bệnh sùi mào gà hậu môn giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này! 

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà hậu môn

Giống như các vùng lây bệnh sùi mào gà khác, sùi mào gà ở hậu môn là do các nhân virus HPV (virus Human Papilloma) gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng tới cả sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà hậu môn như sau: 

  • Lây nhiễm trực tiếp: Do quan hệ tình dục với người mắc bệnh qua đường hậu môn. Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất. 
  • Lây nhiễm gián tiếp: Do dùng chung đồ đạc cá nhân với người bệnh như đồ lót, bồn tắm, khăn tắm… Lây nhiễm sẽ xảy ra khi virus di chuyển qua vết thương hở hoặc vết trầy xước trên da để vào cơ thể. 
  • Do ý thức kém: Không chăm chỉ vệ sinh hậu môn và bộ phận sinh dục hàng ngày, đặc biệt trước và sau thời điểm quan hệ tình dục. Điều này khiến cho nguy cơ lây lan virus HPV từ người sang người gia tăng. Ngoài ra, nếu đã mắc sùi mào gà ở vùng kín mà không điều trị, nó cũng có thể lây lan tới hậu môn. 
  • Do hệ miễn dịch kém: Khi bị virus sùi mào gà tấn công, cơ thể không có một hệ miễn dịch đủ tốt để chống lại. Đó là lý do phụ nữ mang thai, người già, người đau yếu có nguy cơ nhiễm căn bệnh này cao hơn người thường.        

Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà hậu môn

sùi mào gà ở hậu môn như thế nào dấu hiệu triệu chứng

Virus gây bệnh sùi mào gà thường ủ trong cơ thể từ 2 tới 9 tháng tùy theo cơ địa sức khỏe của từng người. Sau thời gian ủ bệnh. những dấu hiệu sùi mào gà hậu môn đầu tiên xuất hiện: 

  • Xung quanh hậu môn xuất hiện các mụn thịt nhỏ. Chúng có màu hồng, mềm mại, kích thước rất nhỏ, chỉ mọc lẻ tẻ. Mụn thời kỳ đầu cũng không gây ngứa và không gây đau, người bệnh không cảm thấy quá vướng víu. 
  • Mụn lớn dần sau một thời gian phát triển bệnh, chúng co cụm thành chùm. Nhìn bên ngoài sẽ thấy giống hoa mào gà hoặc hoa súp lơ. Kích thước các đám mụn khác nhau. 
  • Khi bị cọ xát, các ổ bụng dễ bị xước da và lở loét. Điều này khiến cho người bệnh bị chảy máu hoặc chảy mủ, đi kèm mùi hôi tanh khó chịu. Phần da lở loét, đau rát, khó chịu, dễ bội nhiễm. 
  • Khi đi đại tiện người bệnh sẽ thấy đau đớn. Có thể quan sát được máu trong phân.

Sùi mào gà có khả năng lây lan rất nhanh sang các khu vực khác. Vì thế bạn nên quan sát thật kỹ các dấu hiệu để nhận biết và kịp thời điều trị. Tránh để sùi mào gà hậu môn lây lan sang toàn bộ vùng kín sinh dục. Việc lây lan này sẽ khiến cho quá trình điều trị khó khăn hơn. 

Sùi mào gà bên trong hậu môn nguy hiểm như thế nào?

Nếu không được điều trị sớm, sùi mào gà bên trong hậu môn sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Cụ thể như sau: 

  • Dễ khiến bệnh lây lan khắp cơ thể nếu không được điều trị. 
  • Gây viêm nhiễm nặng khi các nốt mụn bị vỡ, chảy máu, tiết dịch và lở loét. Viêm nhiễm có thể dẫn tới hoại tử hậu môn. 
  • Khiến người bệnh thấy khó chịu, đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày. Việc đại tiện trở nên khó khăn. Nguy cơ mắc bệnh trĩ gia tăng. 
  • Sùi mào gà gà bên trong hậu môn có khả năng biến chứng thành ung thư hậu môn, ung thư trực tràng nếu không điều trị. Đây đều là những căn bệnh đe dọa đến tính mạng. 
  • Khiến người bệnh xấu hổ, tự ti, mặc cảm, không còn hứng thú trong chuyện chăn gối, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và hạnh phúc lứa đôi. 

Sùi mào gà trong hậu môn chẩn đoán ra sao?

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh sùi mào gà trong hậu môn. Chỉ khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ mới kết luận được chắc chắn bạn có mắc bệnh sùi mào gà hậu môn hay không. Đồng thời qua kết quả, phác đồ điều trị thích hợp sẽ được đưa ra, tương ứng với từng trường hợp. 

Những phương pháp chẩn đoán sùi mào gà trong hậu môn hiện nay như sau: 

Xét nghiệm với dung dịch acid acetic

Axit axetic với nồng độ thích hợp được bác sĩ dùng để để quét một lớp lên khu vực da mọc mụn sùi. Sau khoảng 15 phút, nếu bạn không bị bệnh thì sẽ không có gì xảy ra. Nhưng nếu bị sùi mào gà, các nốt sùi sẽ chuyển sang màu trắng. 

Xét nghiệm bằng mẫu sinh thiết

Mẫu sinh thiết nốt mụn và u nhú tại hậu môn sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích kỹ, kiểm tra sự tồn tại của virus HPV. Phương pháp này còn cho bác sĩ biết kết bạn đang ở giai đoạn sùi mào gà nào để có biện pháp xử lý hiệu quả. 

Xét nghiệm bằng mẫu dịch

Trong dịch tiết của bệnh nhân có thể lưu trú virus HPV. Vì thế các bác sĩ cũng có thể xét nghiệm mẫu dịch để chẩn đoán bệnh sùi mào gà trong hậu môn.

Sùi mào gà xét nghiệm máu có được không?

Thông thường, các chuyên gia không sử dụng xét nghiệm máu trong chẩn đoán sùi mào gà. Bởi lẽ phương pháp này chưa chắc đã phát hiện được bệnh. 

Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện những xét nghiệm khác nhau, tương thích với từng cơ địa, từng giai đoạn, từng trường hợp cụ thể. 

Sùi mào gà hậu môn và cách điều trị             

Hiện nay điều trị sùi mào gà hậu môn dứt điểm là tương đối khó khăn. Các phương pháp y tế hiện đại chỉ tiêu diệt được các khối u, hạn chế virus lây lan. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân vẫn cần theo dõi 9 tháng để kiểm tra phương pháp này có hiệu quả hay không. Sùi mào gà hậu môn có thể tái phát nhiều lần, đòi hỏi những chu kỳ điều trị mới. 

Các phương pháp điều trị sùi mào gà hậu môn hiện nay như sau: 

Phương pháp ALA – PDT

Đây là phương pháp hàng đầu, được các chuyên gia khuyên dùng để điều trị sùi mào gà, trong đó có phủ mào gà đường hậu môn. Khi áp dụng ALA – PDT, những mô bệnh mọc mụn sùi sẽ bị tác động, hoại tử vì mất nước. Đồng thời bên dưới mô bệnh, mô lành được kích thích tái tạo. 

ALA – PDT là phương pháp xâm lấn tối thiểu, bảo vệ tối đa mô lành, tránh chảy máu hoặc đau đớn quá nhiều cho người bệnh, thời gian thực hiện nhanh chóng. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh ngăn ngừa được nguy cơ tái phát bệnh ở mức cao. 

Dùng thuốc bôi để loại bỏ khối u nhú

Một số loại thuốc bôi được sử dụng để điều trị sùi mào gà hậu môn như Imiquimod, Sinecatechin, Podophyllin, TCA… Khi dùng thuốc, nên bôi mỡ kháng sinh hoặc vaseline lên vùng da lành xung quanh để tránh thuốc lan ra vùng da không bị bệnh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp với những người bị sùi mào gà hậu môn dạng nhẹ. 

Đốt sùi mào gà hậu môn như thế nào

Đây là phương pháp dùng dòng điện với tần sóng laser để chiếu lên vùng da mọc mụn sùi mào gà. Khi đó vùng da này sẽ bị đốt, loại bỏ các tổn thương và u nhú, tiêu diệt virus HPV. Đây là phương pháp truyền thống và thường gây đau đớn cho bệnh nhân. Tùy vào mức độ bệnh mà bệnh nhân phải điều trị đốt điện nhiều lần khác nhau. Mỗi lần đốt điện cách nhau từ 2 tới 3 tuần. 

Điều quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa, điều trị bệnh sùi mào gà hậu môn nói riêng và sùi mào gà nói chung là trang bị những kiến thức cần thiết. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh sùi mào gà hậu môn. Từ đó bạn có những kế hoạch phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình!

banner
21 26 28 35 44 51