banner

Sưng tinh hoàn ở trẻ em những điều cha mẹ cần hết sức chú ý

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Tinh hoàn bị sưng là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho trẻ mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về sau nếu không chữa trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng sưng tinh hoàn ở trẻ em, bạn hãy tham khảo bài viết sau.

Sưng tinh hoàn ở trẻ em là gì?

Sưng tinh hoàn ở trẻ nhỏ là hiện tượng tinh hoàn bị sưng, viêm, gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Bé bị sưng tinh hoàn sẽ luôn cảm thấy đau buốt khó chịu tại phần bìu.

Sưng tinh hoàn ở trẻ em trẻ nhỏ trẻ sơ sinh

Tinh hoàn bị sưng nếu không được can thiệp kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ về sau. Vì thế, ngay khi nhận thấy có biểu hiện bất thường tại bìu, tinh hoàn, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân gây sưng tinh hoàn ở trẻ em

Các chuyên gia nam học cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây sưng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trong đó những nguyên nhân thường gặp nhất phải kể đến như:

Sưng tinh hoàn ở trẻ em do chấn thương

Trẻ em thường rất hiếu động, chưa biết cách bảo vệ bản thân, cơ quan sinh dục, chỉ cần một cú vấp ngã hay sự tác động, va đập nào đó vào cơ quan sinh dục cũng khiến trẻ bị đau tinh hoàn. Ngoài ra, một số người lớn có thói quen sờ và nghịch “của quý” của trẻ cũng khiến trẻ bị đau nhức tinh hoàn.

Sưng tinh hoàn ở trẻ em do xoắn tinh hoàn

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh xoắn tinh hoàn đó là đau tinh hoàn, vì thế nếu trẻ bị đau tinh hoàn cha mẹ cần hết sức lưu ý. Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn quanh trục gây tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn. Khi các mạch máu bị tắc nghẽn, máu không được lưu thông xuống tinh hoàn sẽ khiến tinh hoàn bị viêm nhiễm trùng, thậm chí hoại tử nếu không được tháo xoắn kịp thời.

Xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở tinh hoàn trái với triệu chứng đầu tiên đó là đau 1 hay cả 2 bên tinh hoàn, nhất là tinh hoàn trái. Bên tinh hoàn bị đau thường sẽ có vị trí cao hơn so với bên tinh hoàn còn lại, tấy đỏ, sưng tinh hoàn ở trẻ em,…

Ngoài ra, xoắn tinh hoàn ở trẻ còn gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn, tiểu buốt, tiểu rắt, sốt nhẹ. Khi trẻ có những dấu hiệu kể trên, phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế càng nhanh càng tốt, bởi nếu chậm trễ tinh hoàn có thể bị hoại tử, phải cắt bỏ gây vô sinh.

Sưng tinh hoàn ở trẻ em do viêm tinh hoàn

Các chuyên gia nam học cho biết, viêm tinh hoàn là hiện tượng một hay cả hai bên tinh hoàn bị viêm nhiễm. Bệnh có thể do virus quai bị hay một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu,… gây ra.

Khi bị viêm tinh hoàn, trẻ sẽ có một số biểu hiện như: một hay cả hai bên tinh hoàn bị sưng, tấy đỏ và đau nhức. Mức độ đau có thể nặng, nhẹ, kéo dài vài tuần kèm theo sốt nhẹ, buồn nôn và nôn ở trẻ.

Sưng tinh hoàn ở trẻ em do viêm tinh hoàn cần được can thiệp càng sớm càng tốt để tránh teo tinh hoàn, áp xe bìu. Đặc biệt, bệnh nếu kéo dài không điều trị có thể gây vô sinh cho trẻ trong tương lai.

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì bé bị sưng tinh hoàn còn do: thoát vị bẹn, u tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn,…

Nhìn chung, khi trẻ bị sưng đau tinh hoàn, bậc cha mẹ cần cảnh giác, nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám, điều trị bệnh kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Khi nào sưng tinh hoàn ở trẻ em cần tới gặp bác sĩ?

Nếu có những triệu chứng dưới đâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt:

  • Sưng đau bìu một thời gian dài
  • Đau do chấn thương tinh hoàn, cơn đau kéo dài trên một giờ đồng hồ
  • Các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
  • Bìu sưng đỏ, bầm tím
  • Sưng tinh hoàn mức độ nghiêm trọng và bắt đầu đột ngột

Sưng tinh hoàn ở trẻ em điều trị như thế nào?

Việc điều trị sưng tinh hoàn ở trẻ như thế nào còn phụ thuộc vào độ tuổi, triệu chứng, tình trạng sưng tinh hoàn và sức khỏe của bé. Hiện trẻ bị sưng tinh hoàn được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Phương pháp nội khoa: Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp giúp tiêu viêm, diệt khuẩn, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng.
  • Phương pháp ngoại khoa: Sưng tinh hoàn ở trẻ em do xoắn tinh hoàn, bé sẽ được chỉ định phẫu thuật để đưa tinh hoàn trở về với trạng thái bình thường. Ngoài ra, trẻ cũng được phẫu thuật khẩn cấp nếu như khối thoát vị bị kẹt hay bị siết.

Hiện nay, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội đang điều trị sưng tinh hoàn cho trẻ em hiệu quả được nhiều phụ huynh lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất.

Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe nam khoa cũng như vấn đề sưng tinh hoàn ở trẻ em, bạn hãy đặt câu hỏi tại thư mục [Tư Vấn Trực Tuyến], hoặc gọi qua số: 0584591860.

Tin tức liên quan

banner
21 26 28 35 44 51