banner

Tại sao bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B – kiến thức y tế

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây ra các bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não,… Vậy tại sao bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B? Phòng tránh bệnh như nào hiệu quả.

Tìm hiểu về liên cầu khuẩn nhóm B

Liên cầu khuẩn nhóm B (tên Tiếng Anh là Group B Streptococcus – GBS) là một loại khuẩn thuộc gram dương. Đây là vi khuẩn hội sinh, thường sống trong đường tiêu hóa, đường tiết niệu và đường sinh dục của con người.

Thông thường, liên cầu khuẩn nhóm B sẽ không gây hại ở những người trưởng thành khỏe mạnh. Và khi bị nhiễm, hầu hết mọi người đều không biết mình đã bị mắc, do đó việc đi khám bệnh tổng quát định kỳ là hết sức quan trọng đặc biệt đối với phụ nữ mang thai.

tại sao bị liên cầu khuẩn nhóm b

Nhưng chúng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến những đối tượng dưới đây:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ sơ sinh
  • Người lớn tuổi mắc bệnh mãn tính
  • Những người có hệ miễn dịch suy giảm

>>>>>>>> Bệnh lậu là gì

Tại sao bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B?

Như đã chia sẻ ở trên, liên cầu khuẩn nhóm B sống hội sinh, sống trong cơ thể người một cách tự nhiên. Ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể bị nhiễm loại vi khuẩn này. 

Liên cầu khuẩn nhóm B có thể tồn tại trong cơ thể một thời gian ngắn rồi biến mất. Hoặc có thể tồn tại mãi trong cơ thể con người.

tại sao bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b

Do đó mà đến nay, rất khó có thể lý giải chính xác tại sao bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B cũng như con đường lây lan chúng. Bởi chúng không lây lan qua đường tình dục, qua ăn uống hay qua việc tiếp xúc trực tiếp.

Nhưng, theo các chuyên gia với những thai phụ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì có khả năng cao lây nhiễm loại khuẩn này sang cho con trong quá trình sinh nở. Nên đây chính là nguyên nhân hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B trong tuần đầu tiên sau sinh. Ngoài ra, bé có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khi sinh qua đường âm đạo nếu trẻ em bé nuốt hoặc tiếp xúc với dịch lỏng có chứa loại khuẩn này.

>>>>>>>> Tại sao cứ quan hệ là bị viêm

Các ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

Liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm với những đối tượng dễ mắc bệnh. Cụ thể như:

Với trẻ sơ sinh

tại sao bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b 2

Trẻ sơ sinh bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm:

  • Viêm màng não
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng huyết

Trẻ bị viêm màng nào có thể gặp phải những ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài. Cụ thể là có khả năng bị điếc, trí tuệ chậm phát triển, tâm thần, …. Thậm chí các biến chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ em còn có thể gây tử vong.

Với thai phụ

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở thai phụ có thể gây ra:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng huyết
  • Nhiễm trùng nhau
  • Nhiễm trùng ối
  • Viêm màng tử cung

Với người mắc bệnh mạn tính

Ở những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, …thì khi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có thể gặp phải các biến chứng:

  • Nhiễm trùng huyết
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Nhiễm trùng xương khớp
  • Viêm phổi
  • Viêm da
  • Viêm màng não
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Phòng ngừa và cách điều trị khi nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

Phòng ngừa nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

Với những biến chứng nguy hiểm mà liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây ra, việc phòng tránh là rất cần thiết. Điều này nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như ngăn ngừa khả năng lây nhiễm sang cho bé (đối với thai phụ).

tại sao bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b 3

Với phụ nữ mang thai thì để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm Strep nhóm B thì nên:

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B khi mang thai

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Đại học Y tá – Hộ sinh Hoa Kỳ (ACNM), sản phụ nên xét nghiệm vi khuẩn GBS khi thai nhi được 36 – 37 tuần tuổi. Việc thực hiện xét nghiệm đơn giản, không tổn thương đến mẹ và bé. Cụ thể bác sĩ sẽ dùng tăm bông để lấy mẫu ở âm đạo và trực tràng sau đó thực hiện xét nghiệm.

Khi nhận thấy thai phụ dương tính với vi khuẩn Strep B thì không có nghĩa là người mẹ bị bệnh mà người mẹ có khả năng cao lây nhiễm khuẩn này sang cho bé. Khi đó, người mẹ cần phải tiến hành điều trị.

Dùng thuốc kháng sinh trong quá trình chuyển dạ

Sau khi chẩn đoán dương tính với vi khuẩn GBS, thai phụ thường sẽ được chỉ định tiêm thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch trong lúc chuyển dạ. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa vi khuẩn có thể lây nhiễm sang cho bé.

Việc tiêm thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng phòng tránh nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh chứ không có tác dụng ngăn ngừa bệnh khởi phát muộn.

Điều trị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

Việc điều trị nhiễm liên cầu khuẩn B phải phụ thuộc vào loại nhiễm trùng mà vi khuẩn đó gây ra.

Ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở giai đoạn khi phát sớm hay muộn thì thường được điều trị bằng cách tiêm kháng sinh thông qua tiêm tĩnh mạch. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh mà bé sẽ được điều trị hỗ trợ thích hợp.

Ở người lớn

 Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở người lớn cũng được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng nhiễm trùng để đưa ra loại kháng sinh, cách dùng và thời gian điều trị phù hợp.

Những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên phần nào giúp bạn lý giải tại sao bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm mà tình trạng này gây ra, thai phụ cần phải khám thai định kỳ để phát hiện sự tồn tại của khuẩn này, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

banner
21 26 28 35 44 51