Bệnh tiểu đường thuộc nhóm bệnh lý nội khoa, liên quan đến việc chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh lý này xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường nếu không được chữa trị sớm sẽ để lại nhiều hậu quả không lường. Do đó, việc hiểu rõ tại sao bị tiểu đường giúp bạn ngăn ngừa, phòng tránh bệnh hiệu quả.
Hiểu biết chung về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý đường (glucose). Glucose là một loại đường và cũng là nguồn cấp năng lượng chính cho cơ thể người. Glucose đến từ thực phẩm bạn ăn và được máu của bạn mang đến các tế bào cần nó để tạo ra năng lượng. Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính phổ biến. Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường ngày càng cao.
Tại sao bị tiểu đường?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường chủ yếu là do cơ thể không xử lý được glucose đúng cách các tác nhân gây hại ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất hoặc hấp thu quá nhiều đường các loại. Dưới đây là thông tin lý giải tại sao bị tiểu đường bạn có thể tham khảo.
Quá trình trao đổi của Glucose hoạt động kém hiệu quả
Trước khi tìm hiểu tại sao bị tiểu đường, hãy hiểu rõ quá trình trao đổi glucose trong cơ thể. Glucose là chất cần thiết và quan trọng trong cơ thể. Nó đảm nhận vai trò cung cấp năng lượng cho các tế bào, khiến chúng có thể phát huy hết chức năng vốn có của mình. Glucose có trong thực phẩm ăn hàng ngày và được tích tụ trong gan.
Trong trường hợp bạn biếng ăn, cơ thể thiếu hụt Glucose. Lúc này chất glycogen (glucose chuyển hóa thành) có trong gan sẽ được phân giải thành glucose, giúp cân bằng lượng đường trong máu.
Gulose sẽ được máu hấp thu và cung cấp cho các tế bào thông qua sự hỗ trợ của hormone insulin – hormone được sản xuất bởi tuyến tụy. Hormone này có vai trò giảm lượng đường trong máu bằng cách “mở cửa” để cho glucose tiến vào các tế bào, để chúng chuyển hóa thành năng lượng. Sau khi các tế bào hấp thu glucose thì lượng đường trong máu sẽ giảm và tuyến tụy giảm sản xuất insulin.
Do đó, khi có bất cứ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất này, làm cho glucose không được các tế bào hấp thụ. Điều này khiến cho lượng glucose vẫn còn tồn tại trong máu. Thời gian dài, lượng glucose trong máu tăng lên một cách đáng kể gây ra bệnh tiểu đường. Có hai loại bệnh tiểu đường chính: tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 để biết được bản thân đang mắc bệnh tiểu đường loại nào cần đi test khám bệnh tại các cơ sở uy tín.
Tại sao bị tiểu đường type 1
Ở bệnh tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy sản xuất insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Kết quả là cơ thể không thể sản xuất insulin và không thể xử lý glucose hiệu quả. Bệnh tiểu đường loại 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên, và bệnh này được điều trị bằng cách tiêm insulin hoặc sử dụng máy bơm insulin.
Người bị tiểu đường typ1 thường bị gây ra do hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào sản xuất ra insulin trong tuyến tụy, khiến cho cơ thể thiếu hụt. Khi cơ thể thiếu hụt hormone insulin khiến cho glucose không thể tiến vào tế bào, không được chuyển hóa mà vẫn tồn tại ở trong máu, dễ dẫn tới lượng đường trong máu cao và gây ra tiểu đường. Có một số giả thuyết cho rằng, yếu tố di truyền và môi trường là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường typ 1.
>>>>>>>> Tiểu ra máu là gì
Tại sao bị tiểu đường type 2?
Ở bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin và không thể sử dụng nó một cách hiệu quả để xử lý glucose. Loại bệnh tiểu đường này thường liên quan đến bệnh béo phì và lối sống ít vận động, và nó phổ biến hơn nhiều so với bệnh tiểu đường loại 1. Nó thường có thể được quản lý bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống và tập thể dục, và bằng thuốc, nhưng một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể cần tiêm insulin.
Những người mắc tiểu đường type 2, các tế bào không phản ứng với hormone insulin. Điều này nghĩa là, cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng do tế bào không phản ứng với chúng. Nên glucose không thể thông qua chúng để được các tế bào hấp thu và chuyển hóa thành năng lượng, dẫn tới mắc bệnh tiểu đường.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường typ 2:
- Di truyền
- Các yếu tố môi trường
- Thừa cân
- Hút thuốc lá
- Lười vận động
- Huyết áp cao
- Được chẩn đoán mắc tiền đái tháo đường
Cả hai loại bệnh tiểu đường đều có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, tổn thương thần kinh, mù lòa, bệnh thận và cắt cụt chi nếu không được điều trị hoặc quản lý kém. Điều quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường trong máu và được chăm sóc y tế thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng này. Xét nghiệm máu kiểm tra lượng đường là cách dễ dàng nhất để nhận biết có bị tiểu đường hay không.
Ngoài 2 loại tiểu đường chính trên còn có thêm loại tiểu đường thai kỳ, là tình trạng thai phụ bị tiểu đường do nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai khiến cơ thể không xử glucose hiệu quả.
Tại sao bị tiểu đường thai kỳ?
Trong thời gian mang thai, nhau thai sẽ tiết hormone để duy trì thai kỳ. Nhưng những hormone này có thể khiến các tế bào trong cơ thể đề kháng insulin. Khi lượng insulin không đủ làm cho lượng glucose được các tế bào hấp thu giảm, dẫn tới mức đường huyết tăng lên và gây tiểu đường thai kỳ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:
- Trên 25 tuổi
- Béo phì
- Gia đình có người từng mắc bệnh tiểu đường loại 2
- Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Ăn nhiều thực phẩm nhiều tinh bột hoặc chứa đường
Cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả
Căn bệnh tiểu đường với nhiều biến chứng nguy hiểm đã âm thầm lấy đi nhiều sinh mạng. Do đó, phòng ngừa bệnh tiểu đường như nào hiện được rất nhiều người quan tâm. Bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây để ngăn chặn khả năng mắc tiểu đường:
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Có một chế độ ăn uống khoa học là việc vô cùng cần thiết để bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Thực hiện bằng cách
- Tăng cường bổ sung chất xơ (các loại rau xanh và trái cây có hàm lượng đường thấp), protein (sữa, trứng, thịt trắng, …)
- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo no và tinh bột,
- Tránh xa các loại đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn
- Loại bỏ thói quen uống rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Tập thể dục thường xuyên là bất kỳ loại hoạt động thể chất nào được thực hiện thường xuyên với mục tiêu cải thiện hoặc duy trì thể lực và sức khỏe tổng thể. Tập thể dục có thể dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như đi bộ, chạy, bơi lội, đạp xe hoặc tham gia các môn thể thao đồng đội.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng người trưởng thành trong độ tuổi 18-64 nên tham gia ít nhất 150 phút hoạt động thể chất aerobic cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động thể chất aerobic cường độ mạnh hoặc kết hợp cả hai tương đương mỗi tuần. Người lớn cũng nên thực hiện các hoạt động tăng cường cơ bắp ít nhất hai ngày mỗi tuần.
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Bạn có thể chọn những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,… để tăng cường sức đề kháng, có một cơ thể khỏe đẹp hơn.
Ngủ đủ giấc
Thời lượng giấc ngủ mà một người cần có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, lối sống và sức khỏe tổng thể của họ. Nói chung, người trưởng thành nên nhắm tới giấc ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm để tăng cường sức khỏe và tinh thần tối ưu. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể cần ngủ nhiều hơn, trong khi người lớn tuổi có thể cần ngủ ít hơn một chút.
Điều quan trọng cần lưu ý là chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng như số lượng. Chuẩn bị giấc ngủ tốt, chẳng hạn như có lịch trình ngủ nhất quán, tạo thói quen đi ngủ thư giãn và ngủ trong môi trường mát mẻ, tối và yên tĩnh, có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn không chỉ giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường mà còn tránh xa rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Kiểm soát cân nặng thật tốt
Thừa cân là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Do đó, để ngăn ngừa khả năng bắc bệnh thì bạn cần kiểm soát cân nặng của mình thông qua việc theo dõi sát sai cân nặng. Từ đó giúp điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như luyện tập phù hợp nhất với cơ địa bản thân.
Kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ
Đây là điều vô cùng quan trọng để bạn có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Nhất là đối với những người trong gia đình có người thân mắc bệnh thì điều này là rất cần thiết. Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn sớm phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng chết người của bệnh.
Những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao bị tiểu đường và cách phòng tránh của bệnh. Để bảo vệ sức khỏe bản thân thì hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin