banner

Tinh hoàn trẻ sơ sinh không đều bên to bên nhỏ có sao không

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Tinh hoàn không đều nhau là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm. Bởi, tinh hoàn trẻ sơ sinh không đều nếu không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng tới chức năng sinh lý, khả năng sinh sản của trẻ khi đến tuổi trưởng thành. Để chăm sóc trẻ tốt nhất ngay từ khi lọt lòng, bạn hãy tham khảo bài viết sau.

Kích thước tinh hoàn trẻ sơ sinh bao nhiêu?

Tinh hoàn là bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nam giới, nằm trong bìu, có chức năng sản xuất tinh trùng và hormone testosterone nam. Tinh hoàn được chia làm 2 bên là tinh hoàn trái và tinh hoàn phải, kích thước của 2 tinh hoàn thường không đều nhau.

tinh hoàn trẻ sơ sinh như thế nào

Ở nam giới trường thành, tinh hoàn thường đạt kích thước trung bình khoảng: Dài 5cm, rộng 2cm, cao 3cm. Thể tích tinh hoàn tùy thuộc vào mỗi giai đoạn trưởng thành của nam giới. Đối với tinh hoàn trẻ sơ sinh, thể tích tinh hoàn dưới 1,5ml và ở giai đoạn trưởng thành thể tích tinh hoạt sẽ lớn hơn khoảng 20ml.

Nhận biết tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ bất thường?

Tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ là hiện tượng không hiếm gặp, xảy ra khi thể tích của tinh hoàn bên này dưới 2/3 bên còn lại. Để nhận biết tinh hoàn không đều ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau:

Quan sát bằng mắt thường

Cha mẹ có thể nhận biết tinh hoàn trẻ sơ sinh không đều qua việc quan sát bằng mắt thường. Ngay khi tinh hoàn ở trạng thái bình thường, không săn thì vẫn có hiện tượng chảy xệ 1 bên tinh hoàn.

Dùng tay kiểm tra

Cha mẹ dùng tay sờ vào vùng kín của con sẽ thấy bìu chảy xệ, tinh hoàn hai bên không đồng đều.

Biểu hiện của trẻ

Nhiều trường hợp tinh hoàn không đều ở trẻ sơ sinh đã chuyển sang bệnh lý nào đó nhưng không được phát hiện, lâu dần gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho trẻ khiến trẻ quấy khóc, sốt cao, bỏ bú,… 

Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý, đưa bé tới gặp bác sĩ ngay nếu có hiện tượng bất thường tại tinh hoàn, điển hình là tinh hoàn bên to bên nhỏ.

Tinh hoàn trẻ sơ sinh không đều bên to bên nhỏ là bị làm sao?

Tinh hoàn là bộ phận nhạy cảm nên nhiều phụ huynh thường không chú ý tới và khá e ngại khi được đề cập. Vì thế, các triệu chứng của trẻ dễ bị bỏ qua và không được khắc phục kịp thời. Tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bất thường như:

Tinh hoàn ẩn

Đây là tình trạng tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà nằm trong ổ bụng, ảnh hưởng tới chức năng sinh lý, sinh dục của bộ phận này. Triệu chứng nhận biết bệnh rõ nhất đó là không thấy tinh hoàn nằm trong bìu. 

Nếu cha mẹ thấy tinh hoàn một bên to một bên nhỏ, khi kiểm tra bằng tay thấy một bên không có tinh hoàn, cha mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt.

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là hiện tượng các tạng trong ổ bụng bị đẩy xuống bẹn cửa trẻ sơ sinh qua ống bẹn. Biểu hiện của bệnh đó là một bên bìu tinh hoàn bị sưng to, phồng rộp, cứng và đau. Trong trường hợp này, phẫu thuật là giải pháp tốt nhất để đưa cấu trúc giải phẫu trở về trạng thái bình thường.

Tràn dịch tinh mạc

Đây là tình trạng ống bẹn không được đóng lại khiến dịch bị tích tụ trong túi bìu. Khi bị tràn dịch tinh mạc, tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ, sưng nhưng không đau.

Ngoài ra, tinh hoàn không đều ở trẻ sơ sinh còn do một số tác nhân khác như: xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Chat với bác sĩ ngay [TẠI ĐÂY] để được tư vấn, hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tinh hoàn ở trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ nếu không được can thiệp, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý, chức năng sinh sản của trẻ sau này, cụ thể:

  • Tinh hoàn đảm nhiệm chức năng sản xuất tinh trùng và hormone testosterone, do đó khi tinh hoàn không đều sẽ khiến bộ phận hoạt động kém, quá trình sản xuất, nuôi dưỡng tinh trùng bị gián đoạn, ngưng trệ, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
  • Tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ không được khắc phục sớm sẽ khiến tinh hoàn bị teo, thậm chí biến chứng ung thư tinh hoàn.
  • Tinh hoàn không đều do xoắn tinh hoàn khong được can thiệp kịp thời có thể gây hoạt tử tinh hoàn.
  • Những trẻ sơ sinh tinh hoàn bên to bên nhỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao gấp 2 lần so với những trẻ bình thường.

Như vậy, khi nhận thấy sự bất thường về kích thước ở tinh hoàn trẻ sơ sinh, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt, đảm bảo chức năng sinh lý, khả năng sinh sản của trẻ sau này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần bác sĩ nam khoa đầu ngành giải đáp, bạn hãy để lại câu hỏi [TẠI ĐÂY], hoặc gọi trực tiếp qua hotline: 0584591860.

Tin tức liên quan

banner
21 26 28 35 44 51