Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính phổ biến ở vùng đầu cổ. Giống như các bệnh ung thư khác, bệnh ung thư vòm họng sẽ di căn ở giai đoạn muộn đến các cơ quan khác của cơ thể, lúc này việc điều trị rất khó khăn, và nguy cơ tử vong cao. Phát hiện bệnh sớm căn bệnh này có ý nghĩa rất lớn trong điều trị.
Nguyên nhân ung thư vòm họng
Phần lớn các trường hợp mắc u vòm họng ác tính đều do một trong ba nguyên nhân sau đây gây ra:
Thuốc lá
Cho dù là chủ động hút thuốc lá hoặc bị động hít phải khói thuốc đều khiến cho một lượng hóa chất lớn gây ung thư xâm nhập vào trong phổi của bạn. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh ung thư phổi. Không những thế, các bộ phận khác của cơ thể cũng dễ tiếp xúc với thuốc lá và bị tế bào ung thư tấn công, bao gồm vùng cổ họng.
Rượu
Nếu thuốc lá làm nguy cơ ung thư vòm họng tăng lên, thì rượu là tác nhân khiến căn bệnh này nặng nề hơn. Vừa uống rượu vừa hút thuốc sẽ khiến cho nguy cơ ung thư vùng đầu cổ tăng đáng kể so với việc chỉ làm 1 hành động. Ngoài ra, rượu cũng làm quá trình loại bỏ các hóa chất độc hại của cơ thể bị làm chậm lại.
Virus u nhú ở người: HPV
Thuốc lá trước đây là nguyên nhân số 1 gây ung thư vòm họng. Nhưng trong những năm gần đây, virus HPV gây u nhú ở người đã dần trở thành nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh này. HPV là vi rút nguy hiểm gây ra bệnh sùi mào gà và trong trường hợp ở họng thì gọi là bệnh sùi mào gà ở họng. Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua con đường tiếp xúc tình dục.
Triệu chứng ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là ung thư phổ biến nhất trong những bệnh lý ác tính ở khu vực đầu mặt cổ. Thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng diễn ra trung bình từ 3 – 6 tháng, có trường hợp là 1 năm. Các triệu chứng của bệnh sau đó bao gồm:
Đau rát họng: dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Khi ung thư vòm họng phát triển, khối u của nó sẽ chèn ép hạch bạch huyết và làm người bệnh thường xuyên đau họng, đặc biệt khi nuốt nước bọt. Khối u cũng khiến cho quá trình nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn, gây ra cơn đau nhức khó chịu. Khi nuốt, bệnh nhân dễ bị mắc nghẹn do thức ăn bám dính ở cổ.
Tuy nhiên bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn ung thư vòm họng với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. Bạn nên phân biệt rằng cơn đau của ung thư vòm họng chỉ xảy ra ở một bên cổ họng, đồng thời nó cũng không đáp ứng với thuốc điều trị bình thường.
Nghẹt mũi: dấu hiệu chớm ung thư vòm họng
Họng có liên quan mật thiết với tai và mũi, vì thế ung thư vòm họng có thể gây ra triệu chứng nghẹt mũi thường xuyên. Bạn dễ gặp phải dấu hiệu này ở giai đoạn đầu của bệnh, đi cùng dấu hiệu mũi chảy máu và tiết chất nhầy. Đó là lý do bạn nên đi kiểm tra sớm nếu thấy một bên mũi bị nghẹt và chảy máu nhiều lần tái phát.
Xuất hiện hạch cổ: hình ảnh ung thư vòm họng thường gặp
Xuất hiện hạch ở cổ là một triệu chứng rất thường gặp của căn bệnh ung thư vòm họng. Sưng hạch bạch huyết ở dưới hàm hoặc cổ sẽ xảy ra ở 60 đến 90% các trường hợp mắc bệnh. Những hạch này không bị mất đi mà ngày càng sưng to hơn, gây ra cơn đau nhức cho người bệnh. Triệu chứng cho thấy bệnh ung thư đã bắt đầu lan rộng và di căn, khiến cho việc điều trị thêm khó khăn.
Ho có đờm: biểu hiện ung thư vòm họng phổ biến
Bệnh nhân ung thư vòm họng không chỉ đau họng mà còn ho dai dẳng, khạc đờm ra máu, mất giọng, khản tiếng. Về đêm, triệu chứng này càng nặng nề hơn, nhiều lần tái phát. Nếu dùng thuốc hoặc thuốc chữa cảm cúm thông thường chỉ làm dịu triệu chứng tạm thời.
Tự kiểm tra ung thư vòm họng bằng dấu hiệu ù tai
Khi mắc ung thư vòm họng, bệnh nhân thường gặp triệu chứng bị ù một bên tai, âm thanh giống như tiếng xay thóc hay tiếng ve kêu. Tình trạng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn nếu bệnh tiến triển nặng, làm tổn thương màng nhĩ và suy giảm thính lực. Đồng thời người bệnh cũng cảm thấy khó chịu và đau đớn.
Đau đầu: một dấu hiệu ung thư vòm họng
Khi bị ung thư vòm họng bệnh nhân rất dễ đau nửa đầu, hoặc đau sâu trong hốc mắt. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng này chỉ thi thoảng mới xuất hiện. Tuy nhiên khi khối u lớn dần, dây thần kinh bị chèn ép thì tần suất đau đầu sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, bệnh nhân xuất hiện cảm giác tê bì ở nửa vùng mặt, cùng 1 bên bị đau đầu.
Giọng nói biến đổi: triệu chứng ung thư vòm họng hay gặp
Các dây thanh âm ở cổ họng sẽ bị khối u ung thư lớn dần chèn ép và làm biến đổi, nên bệnh nhân thường bị khàn tiếng đi. Nếu như triệu chứng này kéo dài nhiều hơn 3 tuần, đồng thời uống thuốc điều trị không khỏi thì bệnh nhân cần tới khám cơ sở chuyên khoa để sàng lọc ung thư vòm họng.
Triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng kể trên, căn bệnh ung thư vòm họng còn gây ra những dấu hiệu toàn thân khác, ví dụ như: cơ thể mệt mỏi mệt, sụt cân nhanh chóng, khó thở, ho ra máu hoặc chất đen… Vì những triệu chứng này nên người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường họng thông thường khác, như viêm họng.
Ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Các nhà khoa học đã tính toán tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư vòm họng qua từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn khối u còn nhỏ và có kích thước chưa quá 2,5 cm. Thi đó nó chưa lây sang hạch bạch huyết nên cơ hội chữa khỏi bệnh là rất cao, nhưng đòi hỏi người bệnh phải sớm phát hiện và điều trị theo chỉ dẫn của chuyên gia. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của nhóm bệnh nhân này đạt tới 80 – 90%.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 vẫn là giai đoạn ung thư vòm họng còn khá nhẹ, mặc dù kích thước của khối u đã thay đổi rõ rệt hơn so với trước. Cụ thể, nó tăng lên từ 5 đến 6 cm.
Cơ hội chữa khỏi ung thư vòm họng ở giai đoạn này còn khá cao, vì tế bào ung thư chưa di căn sang hạch bạch huyết. Cụ thể, tỉ lệ sống sót thêm 5 năm của giai đoạn 2 là 80%.
Giai đoạn 3
Khối u phát triển dần về mặt kích thước khi sang giai đoạn 3. Lúc này nó đã có sự lây lan sang các khu vực xung quanh, khiến cho khả năng điều trị giảm đi. Tỷ lệ sống sót thêm sau 5 năm của giai đoạn 3 chiếm từ 30 – 40%.
Giai đoạn 4
Ung thư vòm họng đã phá hủy các hạch bạch huyết và lây lan đến nhiều khu vực khác, nên việc điều trị vô cùng khó khăn. Bệnh nhân ở giai đoạn này có tỉ lệ sống sót không cao. Cụ thể, tỉ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân giai đoạn 4 chỉ khoảng 15%.
Tầm soát ung thư vòm họng
Khi bạn phát hiện ra các triệu chứng đặc trưng kể trên, tốt nhất nên đi khám và tầm soát bệnh ung thư vòng họng ngay. Cần nói rõ các triệu chứng bản thân gặp phải với chuyên gia để được hỗ trợ nhận biết căn bệnh. Quá trình tầm soát ung thư vòm họng diễn ra như sau:
Thăm khám
Bạn sẽ được bác sĩ quan sát từ đầu tới cổ để xem các hạch có gì bất thường không. Sau đó, bạn cần há to miệng để bác sĩ khám các cơ quan bên trong như lưỡi, vòm họng…
Nội soi họng
Bác sĩ sẽ kiểm tra những dấu hiệu bất thường trong vòm họng bằng cách sử dụng dụng cụ soi chuyên dụng. Nếu như khối u đã phát triển thì sẽ khiến cho các tế bào xung quanh bị sưng lên. Quá trình nội soi sẽ giúp bác sĩ kiểm tra vị trí và kích thước khối u.
Chụp X-Quang
Hình ảnh chụp X-quang cho thấy rất nhiều vấn đề liên quan đến khối u như hình dạng, kích thước và mức độ tác động tới các mô xung quanh.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn siêu âm, chụp CT cắt lớp để đưa ra nhận định chính xác hơn.
Ung thư vòm họng có chữa được không?
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng bệnh nhân theo một số tiêu chí. Ví dụ như giai đoạn ung thư, loại bệnh ung thư vòm họng mắc phải, sức khỏe và tuổi tác của người bệnh, kích thước khối u…
Sau đây là 3 phương pháp thường được dùng trong y tế:
Xạ trị
Bác sĩ sẽ dùng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Đó có thể là tia X hoặc chùm proton.
Hóa trị
Đây là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách dùng hóa chất. Thuốc hóa trị có thể là thuốc truyền tĩnh mạch hoặc thuốc uống dưới dạng viên. Phương pháp này thường dùng phối hợp với biện pháp xạ trị để tăng hiệu quả.
Phẫu thuật
Bệnh nhân mắc ung thư vòm họng thường không điều trị bằng cách phẫu thuật. Tuy nhiên bác sĩ vẫn có thể sử dụng phương pháp này trong trường hợp muốn loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ.
Các biện pháp phòng tránh ung thư vòm họng
Các biện pháp sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh ung thư vòm họng:
- Súc miệng với nước muối sinh lý thường xuyên sau mỗi lần vệ sinh răng miệng. Nên dùng bàn chải lông mịn để đánh răng nếu thấy nướu và miệng quá nhạy cảm.
- Uống đủ nước để giữ ẩm niêm mạc họng. Bổ sung lượng nước vừa đủ cho cơ thể tùy vào chiều cao và cân nặng của mình. Tốt nhất mỗi ngày bạn nên uống từ 6 đến 8 ly nước.
- Ăn nhiều rau quả và trái cây. Hạn chế ăn nhiều cá thịt ướp muối hoặc xông khói. Bạn cũng nên tránh xa những thực phẩm khô cứng có khả năng gây kích ứng niêm mạc họng.
- Không nên uống những đồ uống có vị chua hoặc có tính axit. Bạn cũng nên tránh xa bia rượu, cà phê vì những đồ uống này làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
- Thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây ung thư vòm họng, đó là lý do bạn không nên dùng thuốc lá.
- Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại nên đeo khẩu trang.
Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm và việc sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là việc bạn sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Hi vọng các thông tin hữu ích về bệnh ung thư vòm họng đã được viemtinhhoan.vn chia sẻ chi tiết. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ khung chat để được tư vấn sớm.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin