Bệnh tiêu chảy cũng như các bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, mà tác nhân gây bệnh phần nhiều là E.coli. Đây là loại vi khuẩn xuất hiện trên mọi đối tượng người, mọi độ tuổi, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy giảm. Vậy cụ thể E.coli là vi khuẩn gì? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về loại vi khuẩn này!
E.coli là gì?
E.coli bacteria là một loại vi khuẩn ký sinh trong người và động vật. Cụ thể, E.coli là vi khuẩn kỵ khí sinh sống chủ yếu ở đường ruột. Trong hệ thống vi sinh vật của cơ thể thì đây là loại có số lượng lớn nhất. Một số loại vi khuẩn E.coli là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau bụng tiêu chảy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vi khuẩn E.coli có lợi hay có hại?
Các chuyên gia Phòng khám 152 Xã Đàn giải thích, thực tế E.coli gồm nhiều loại khác nhau. Trong điều kiện bình thường chúng không gây hại, mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tiêu hóa những đồ ăn mà dạ dày không tiêu hóa được. Nhưng khi có vấn đề xảy ra trong cơ thể, một số nhóm E.coli có điều kiện xâm nhập và phát triển mạnh thì sẽ sinh ra một chất gây độc, khiến cho người và gia súc bị mắc bệnh tiêu chảy. Thường gặp nhất là loại E.coli gây bệnh O157:H7. Chất độc chúng sinh ra gọi là Shiga. Chất này còn có thể khiến niêm mạc ruột non bị tổn thương. Đương nhiên không phải loại vi khuẩn E.coli nào cũng gây ra tình trạng này.
>>>>>>>>>> Virus HPV là gì
Nguyên nhân nhiễm khuẩn E.coli là gì?
Như đã nói, vi khuẩn E.coli thường sống trong ruột người và động vật. Nếu bạn nhiễm phải chủng E.coli O157: H7 với số lượng lớn thì nguy cơ bị tiêu chảy là khá cao. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi bạn chỉ sử dụng một lượng thức ăn nhỏ.
Vậy vi khuẩn E.coli đã xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào để gây bệnh? Sau đây là một số con đường xâm nhập của chúng:
E.coli trong thực phẩm
Vi khuẩn E.coli thực ra có thể xuất hiện trên các thực phẩm bạn ăn hàng ngày, như E.coli trên gà, E.coli trên heo… Bên cạnh đó, việc xử lý thực phẩm không an toàn cũng khiến chúng dễ bị nhiễm bẩn. Việc xử lý thực phẩm không tốt có thể diễn ra ngay tại cửa hàng tạp hóa, trong các nhà hàng hoặc trong quá trình chế biến tại nhà. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến bao gồm:
- Rửa tay không sạch sẽ trước khi tiến hành chế biến thực phẩm.
- Sử dụng thớt hoặc các dụng cụ nấu ăn không được rửa sạch sẽ, khiến vi khuẩn trên đó dính lên thực phẩm sạch.
- Dùng những sản phẩm từ sữa hoặc chế phẩm từ sữa đã quá hạn sử dụng từ lâu.
- Sử dụng thực phẩm bị hỏng do không được bảo quản với nhiệt độ thích hợp.
- Ăn những món ăn không được nấu chín trong thời gian thích hợp ở nhiệt độ thích hợp, đặc biệt là gia cầm và thịt.
- Ăn thủy hải sản sống.
- Sử dụng những thực phẩm chưa được rửa sạch sẽ đúng cách.
Nước ô nhiễm
Phân người và động vật là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước bề mặt. Nó có thể bao gồm nước hồ, sông, suối, nước được sử dụng để tưới cây… Nếu bạn uống nhầm phải nguồn nước ô nhiễm này thì sẽ dễ bị nhiễm trùng. Bơi trong sông, hồ, ao, suối cũng tương tự.
Người sang người
Một người bị nhiễm E.coli nếu không rửa tay sau khi đi đại tiện thì có thể làm lây lan vi khuẩn, nhất là khi người này đụng chạm vào thức ăn. Tình trạng này dễ xảy ra ở các cơ sở mẫu giáo, trường học, nhà dưỡng lão và các nhà ăn công cộng.
Động vật
Nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao ở những người làm việc với động vật, ví dụ như cừu, dê, bò… Vì thế khi làm việc trong môi trường có động vật hoặc khi vừa chạm tay vào động vật, bạn nên rửa tay sạch sẽ và kỹ lưỡng.
Triệu chứng khi nhiễm khuẩn đường ruột E.coli
Sau khi nhiễm vi khuẩn E.coli gây hại từ 1 đến 10 ngày, những triệu chứng đầu tiên của nhiễm trùng đường ruột sẽ xuất hiện. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp dù nhiễm khuẩn nhưng lại không thấy triệu chứng nào đáng chú ý. Mặc dù vậy, họ vẫn có khả năng làm lây lan bệnh cho người khác.
Các triệu chứng nhẹ có thể bao gồm: chán ăn hoặc buồn nôn, tiêu chảy đột ngột, đau bụng, đi ngoài phân có máu, nôn mửa (không phổ biến), mệt mỏi, sốt.
Còn nếu nhiễm E.coli ở mức độ nặng thì các triệu chứng có thể bao gồm: tiểu ít, trong nước tiểu có máu, da nhợt nhạt và bầm tím, cơ thể mất nước…
Dù gặp phải nhóm triệu chứng nào thì bạn cũng nên tới bệnh viện ngay để kiểm tra và xử lý.
E.coli gây bệnh gì?
Nhiễm khuẩn E.coli có thể gây ra các căn bệnh sau nếu không được điều trị:
Tiêu chảy (nhiễm độc thức ăn)
Người bệnh thường có dấu hiệu tiêu chảy, lên cơn sốt hoặc nôn. Nếu tiêu chảy nhiều mà không kịp bù dịch thì biến chứng nặng có thể xảy ra, bao gồm rối loạn tuần hoàn, trụy mạch, suy thận…
Nhiễm khuẩn huyết
Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, vi khuẩn E.coli có thể tiếp tục xâm nhập vào trong máu và làm tổn thương các cơ quan lân cận. Ví dụ như thận, tim, não… Trong trường hợp nặng, người bệnh thậm chí có thể tử vong.
Nhiễm khuẩn đường tiểu
Vi khuẩn E.coli tồn tại trong đường tiêu hóa nên có thể đi qua hậu môn để di chuyển sang lỗ tiểu ngoài, cuối cùng đi ngược vào đường niệu. Một trường hợp khác là vi khuẩn E.coli vào máu, sau đó theo máu đi khắp cơ thể, trong đó có đường niệu đạo. Cả hai trường hợp đều gây ra hệ quả là người bệnh bị nhiễm khuẩn đường tiểu.
Viêm màng não
Màng não là một lớp màng bao quanh não và tủy, lớp màng này có thể bị nhiễm trùng do E.coli. Đây được coi là một trong những dạng nguy hiểm nhất của viêm màng não. Cứ 100 người mắc bệnh thì tỉ lệ tử vong là từ 20 đến 25 người, cho dù đã được điều trị. Đây là căn bệnh tiến triển nhanh chóng, nguy cơ tử vong lên đến 50%.
Hội chứng tán huyết tăng urê huyết (HUS).
Thống kê cho thấy có khoảng 10% các trường hợp nhiễm E.coli có nguy cơ tiến triển thành hội chứng tán huyết tăng urê huyết (HUS). Cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi đều có thể mắc tình trạng này.
Đặc trưng của bệnh là sự tan máu, các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Hệ quả là cơ thể thiếu máu, suy thận và số lượng tiểu cầu thấp.
Khi bệnh nhân mắc phải hội chứng tán huyết tăng urê huyết, các kiểu cầu sẽ tụ tập lại trong những mạch máu nhỏ của thận, khiến lưu lượng máu đến đây giảm và thiếu máu cục bộ. Điều này có thể dẫn tới những vấn đề về hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng tới tủy sống và não. Bệnh nhân có nguy cơ bị phù não, tê liệt, co giật và hôn mê. 3 đến 5% các trường hợp gây tử vong. Trong khi đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh thường dẫn tới suy thận cấp.
Căn bệnh này thường bắt đầu sau khi tiêu chảy từ 5 đến 8 ngày, cần phải được cấp cứu y tế và điều trị tại bệnh viện.
Nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli tăng khi nào?
Nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli gặp phải ở tất cả mọi người, nhưng những nhóm đối tượng sau có nguy cơ mắc cao hơn những người khác:
Tuổi tác
Các biến chứng nghiêm trọng của E.coli dễ gặp phải ở người già và trẻ.
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Vi khuẩn E.coli cũng dễ nhiễm hơn với những đối tượng suy yếu hệ thống miễn dịch. Ví dụ như người điều trị ung thư, người bị nhiễm HIV/AIDS, người đang uống thuốc chống thải ghép.
Mùa
Nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli tăng lên trong các tháng mùa hè mà không rõ lý do, chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9.
Nồng độ axit trong dạ dày thấp
Axit dạ dày có thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn E.coli. Vì thế loại vi khuẩn này sẽ tăng lên nếu bạn bạn uống những loại thuốc làm giảm mức axit trong dạ dày.
Một số loại thực phẩm
Ăn thịt chưa nấu chín, sử dụng nước trái cây hoặc sữa chưa tiệt trùng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli.
Vi khuẩn E.coli thường xuất hiện ở đâu?
Một trong những ổ chứa vi khuẩn E.coli lớn nhất chính là gia súc, đặc biệt là những động vật ăn cỏ nhai lại như cừu, dê, trâu, bò… Loại vi khuẩn này là tác nhân gây bệnh E.coli sưng phù đầu trên lợn. Khi E.coli cư ngụ trong đường ruột của những những con vật này, sẽ được đào thải ra ngoài qua phân. Tương tự, con người cũng là một ổ chứa vi khuẩn E.coli rất lớn, tham gia vào quá trình lây truyền loại vi khuẩn này.
Vi khuẩn E.coli ủ bệnh từ 2 tới 10 ngày, nhưng trung bình là 3 đến 4 ngày. Thời gian đào thải vi khuẩn trong phân ở người lớn là một tuần, trong khi ở trẻ em có thể lên tới ba tuần. Thông thường, người bệnh sau khi nhiễm vi khuẩn E.coli có thể phục hồi mà không cần dùng thuốc sau từ 5 đến 10 ngày. Những trường hợp cần dùng thuốc phải có xét nghiệm kỹ càng và nghe theo chỉ định từ phía thầy thuốc.
Khi nào nhiễm E.coli mà cần đến gặp bác sĩ?
Nhiễm trùng đường ruột có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và mất nước nếu không được điều trị. Bạn nên đi khám bệnh nếu như gặp phải các trường hợp sau:
- Bị tiêu chảy kèm theo sốt.
- Đau bụng nhưng không giảm sau khi đại tiện.
- Trong phân thấy có máu hoặc mủ.
- Nôn mửa kéo dài.
- Xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng đường ruột và từng du lịch nước ngoài gần đây.
- Bị mất nước, thường xuyên khát, đi tiểu ít, chóng mặt…
Chẩn đoán nhiễm khuẩn E.coli như thế nào?
Bác sĩ sẽ thu thập mẫu phân của bạn để chẩn đoán xem bạn có nhiễm E.coli hay không. Sau đó mẫu phân sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm, E.coli dưới kính hiển vi sẽ hiển hiện rõ ràng, giúp bác sĩ phát hiện căn bệnh này. Ngoài ra để chẩn đoán và xác định độc tố bác sĩ có thể nuôi cấy vi khuẩn.
Điều trị nhiễm khuẩn E.coli ra sao?
Các trường hợp nhiễm khuẩn E.coli hầu hết đều có thể điều trị tại nhà. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước và theo dõi những triệu chứng nghiêm trọng của cơ thể.
Nếu bị lên cơn sốt và tiêu chảy ra máu, bạn hãy đi khám, dùng thuốc kê đơn của bác sĩ thay vì tự ý dùng thuốc tiêu chảy không cần kê toa. Điều này cần đặc biệt lưu ý khi người bệnh là trẻ nhỏ.
Nếu bị mất nước kéo dài và trở thành tình trạng đáng lo ngại, bạn có thể sẽ được yêu cầu nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch.
Hầu hết các trường hợp có thể cải thiện và phục hồi hoàn toàn trong từ 5 đến 7 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn.
Các biện pháp ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn E.Coli gây bệnh.
Việc phòng ngừa nhiễm vi khuẩn E.coli là rất quan trọng vì loại vi khuẩn này xuất hiện ở khắp nơi trong môi trường ngoài. Những phương pháp bạn có thể thực hiện như sau:
- Sử dụng thực phẩm tươi sống, an toàn. Cần ngâm và rửa các loại rau ăn sống, hoa quả bằng nước sạch, đồng thời gọt vỏ trước khi ăn.
- Không ăn đồ sống hoặc thực phẩm chín tái mà chỉ nên ăn những món đã được nấu chín kỹ. Sau khi nấu thức ăn xong thì nên ăn ngay, vừa để tránh nhiễm khuẩn từ môi trường ngoài vừa để đảm bảo hương vị trong món ăn.
- Nếu chưa ăn ngay, hãy bảo quản thức ăn đã nấu chín đúng cách, cẩn thận. Hãy sử dụng lồng bàn, tủ kính, hộp kín, khăn sạch để che đậy lên những thực phẩm đó. Nên đun kỹ lại thực phẩm nếu dùng lại sau 5 tiếng. Tuy nhiên với trẻ em thì không nên cho ăn lại thức ăn cũ.
- Các dụng cụ chế biến thức ăn cần phải làm sạch sẽ bề mặt. Ví dụ như dao, thớt… Bởi lẽ thức ăn chín có thể bị nhiễm vi khuẩn từ các bề mặt bẩn hoặc nếu tiếp xúc với thức ăn sống. Nên luộc sôi bát đĩa và dùng khăn sạch để lau khô. Những dụng cụ để đậy thực phẩm cũng cần được lau chùi hoặc rửa sạch sẽ.
- Trước khi chế biến thức ăn cần phải rửa tay một cách sạch sẽ. Nếu trên bàn tay bị nhiễm trùng hoặc có vết thương hở, cần băng kín vết thương đó bằng băng gạc sạch trước khi chế biến đồ ăn.
- Trong quá trình sinh hoạt, chỉ dùng những nguồn nước sạch, an toàn. Sử dụng nước đun sôi để uống. Cần hết sức thận trọng với nguồn nước dùng cho trẻ nhỏ. Đồng thời phải giữ gìn vệ sinh nguồn nước thường xuyên.
- Trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, không sử dụng phân tươi hoặc những loại phân chưa được xử lý đúng quy trình.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về vi khuẩn E.coli, một loại vi khuẩn gram âm khu trú trong đường ruột người và động vật. Hiện nay có rất nhiều nhóm vi khuẩn E.coli đã kháng thuốc kháng sinh. Vì thế khi nhiễm khuẩn, bạn không nên tự ý chữa trị mà cần đi khám tại cơ sở y tế.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin