Viêm amidan là một bệnh viêm nhiễm ở họng phổ biến vào mùa đông, bệnh có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ em, tuy nhiên đối tượng dễ mắc viêm amidan nhất vẫn là trẻ nhỏ. Viêm Amidan gây ra những triệu chứng ho và ngứa vô cùng khó chịu ở vùng họng. Mặc dù viêm amindan là căn bệnh lành tính nhưng vẫn cần phải điều trị sớm để có thể tránh được các biến chứng tai hại hơn.
Viêm amidan là bệnh gì?
Viêm Amidan là một bệnh về họng thường gặp vào mùa động đặc biệt trẻ nhỏ là đối tương nguy cơ cao nhiễm bệnh. Phụ huynh nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức để phòng tránh cũng như điều trị giúp bé tránh xa hoặc nhanh khỏi bệnh hơn.
Amidan là một cặp khối mô mềm nằm ở hầu họng, mỗi amidan gồm các mô giống như hạch bạch huyết (lympho) được bao bọc bởi các niêm mạc. Amidan có nhiều loại bao gồm: Amidan khẩu cái, amidan lưỡi, amidan vòm và amidan vòi tạo thành một vòng bao quanh họng trong, hay còn gọi là vòng waldeyer. Chức năng của Amidan là bảo vệ của vòm họng, giúp ngăn cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Nhưng nếu có virus và vi khuẩn tấn công vào đây với số lượng lớn thì amidan không cách nào chống lại được, nên sẽ gây ra nhiễm trùng. Đó chính là bệnh viêm amidan.
Viêm amidan xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bao gồm sưng amidan, đau họng và sốt.
Tình trạng này có thể dễ dàng lây lan bởi sự lây lan của virus và vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcal, vốn là loại gây ra bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. Bệnh này sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đòi hỏi phải được điều trị cẩn thận.
>>>>>>>> viêm họng hạt
>>>>>>>> ký sinh trùng
Phân loại viêm amidan
Khi bị viêm amidan cần xác định đang trong tình trạng nào để điều trị dễ dàng hơn, viêm amidan được các nhà khoa học phân chia làm 2 loại:
Viêm amidan cấp tính
Một loại vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào amidan, làm sưng và đau họng, đa phần ở amidan khẩu cái. Lúc này amidan có thể được phủ một lớp phủ màu xám hoặc trắng, làm nổi hạch bạch huyết ở cổ và hàm. Viêm amindan cấp tính là bệnh viêm nhiễm họng giai đoạn đầu có thể được điều trị dễ dàng bằng các loại thuốc đặc trị.
Viêm amidan mãn tính
Đây là nhiễm trùng amidan dai dẳng, là do kết quả của những đợt viêm amidan cấp tính nhiều lần lặp lại không được chữa trị triệt để.
Viêm amidan mãn tính được chia thành 3 loại, đó là:
Viêm amidan quá phát: có biểu hiện là hai bên amidan tấy đỏ, sưng to, được phân theo các cấp độ. Ở cấp độ cao nhất bệnh sẽ dẫn đến khó thở khi ngủ, có khi ngừng thở.
Viêm amidan hốc mủ: là loại viêm amidan có mủ màu trắng đục xuất hiện trên bề mặt amidan. Bệnh nhân thường có triệu chứng hôi miệng, đau rát… Viêm amidan hốc mủ bao lâu thì khỏi? Nếu sớm nhận ra triệu chứng và can thiệp chữa trị kịp thời, hiệu quả thì căn bệnh có thể khỏi nhanh chóng, trong khoảng từ 3 – 5 ngày.
Viêm amidan xơ teo: là loại hai amidan hẹp, bị teo lại (ngược lại với tình trạng viêm amidan quá phát). Loại này sẽ có các xơ mủ trắng.
Viêm amidan triệu chứng ra sao?
Viêm amidan là bệnh dễ nhận biết có nhiều biểu hiện đặc trưng. Các triệu chứng thường gặp của viêm amidan được liệt kê như sau:
- Cổ họng khô, và hơi thở có mùi: bởi các vi khuẩn tập trung nhiều ở amidan, đồng thời các dịch mủ tồn đọng tại đây dẫn đến hơi thở có mùi, vướng và ngứa họng.
- Amidan phì đại: làm bệnh nhân khó nuốt đồ ăn thức uống, kể cả khi nói cũng không rõ ràng, và khi ngủ phát ra tiếng ngáy.
- Xuất hiện hiện tượng xuất huyết, có chấm mủ màu trắng hay vàng trong hốc miệng, tại vị trí ở amidan và vòm miệng.
- Ở cổ thấy hạch bạch huyết, đặc biệt là ở thành sau hàm dưới khiến nó sưng to và đau
- Các triệu chứng khác, như là sốt, mệt mỏi, khó tiêu, chán ăn, đau đầu…
Một số câu hỏi thường gặp khác
Một số câu hỏi mà các bệnh nhân thường thắc mắc về căn bệnh viêm amidan như:
Viêm amidan có lây không?
Nguyên nhân gây viêm amidan đa phần do vi khuẩn gây ra, vì thế, bệnh viêm amidan hoàn toàn có thể lây từ người bệnh sang người bình thường. Để chủ động phòng ngừa bệnh, ngoài áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bạn cần bảo vệ bản thân cẩn thận khi tiếp xúc với người mắc viêm amidan thăm khám bệnh sớm khi có triệu chứng của bệnh.
Hình ảnh viêm amidan 1 bên
Viêm amidan sẽ bị sưng cả ở hai bên, tuy nhiên vẫn có những trường hợp amidan bị sưng chỉ ở 1 bên trái hoặc phải. Khi tình trạng amidan sưng 1 bên xảy ra, bệnh nhân có thể quan sát qua gương, sẽ dễ dàng nhận thấy amidan 1 bên to và 1 bên nhỏ. Ở bên sưng đỏ, to còn có thể xuất hiện mủ, amidan rỗ và có những chấm trắng li ti trên những vết rỗ.
Viêm amidan có tự khỏi không?
Việc chữa viêm amidan ra sao còn phụ thuộc vào mức độ bệnh. Các bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra được phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu đang mắc amidan nhẹ thì bạn không cần lo lắng vì bệnh hoàn toàn có thể tự lành, không cần dùng đến thuốc. Thế nhưng đối với các ca bệnh nặng thì bệnh nhân buộc phải điều trị.
Viêm amidan có nguy hiểm không?
Viêm amidan là căn bệnh thường gặp, tự khỏi được khi bệnh còn nhẹ. Thế nhưng, việc chủ quan không chữa làm bệnh nặng lên có thể khiến người bệnh gặp phải những vấn đề nguy hiểm như:
– Viêm tấy và bị áp xe quanh amidan: có các biểu hiện thường gặp như đau họng, khó nuốt, sưng họng, mất tiếng, không nuốt được, hơi thở hôi.
– Viêm tai giữa: Khi biến chứng này xảy ra, người bệnh sẽ có biểu hiện nhức đầu, nổi hạch, đau họng, sốt cao… Bệnh nhân cũng có thể gặp các tình trạng thanh quản viêm nhiễm, viêm mũi xoang hay phế quản.
– Viêm khớp cấp: xuất hiện các biểu hiện: nóng, đỏ, sưng ở các khớp cổ tay, cổ chân hay các ngón tay chân, đầu gối. Đồng thời cơ thể uể oải, mệt mỏi.
– Viêm cầu thận: thường xuất hiện sau khi mắc viêm amidan từ 10 – 30 ngày do căn bệnh không được điều trị đúng cách. Các hiện tượng phù mặt và phù chân sẽ xuất hiện, nhất là khi ngủ dậy.
– Bệnh lý màng tim: biến chứng nguy hiểm của viêm amidan, hoặc cũng có khi là viêm khớp cấp.
– Rối loạn nhịp thở, có khi ngưng thở khi ngủ: thường xuất hiện do sự phì đại của amidan gây rối loạn nhịp thở, bệnh nhân ngưng thở khi ngủ hoặc ngủ không yên giấc.
– Nhiễm khuẩn huyết: biến chứng thường gặp khi amidan bị viêm là do liên cầu tan huyết nhóm A.
Bị viêm amidan nên làm gì?
Để hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng không hay của bệnh viêm amidan, bệnh nhân cần phải chủ động điều trị kịp thời và đúng cách.
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp chữa viêm amidan như: điều trị nội khoa, điều trị bằng mẹo dân gian, phẫu thuật cắt amidan hoặc chữa bằng Đông y,… Để có phương pháp hiệu quả dành cho mình, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Viêm amidan uống thuốc gì?
Việc sử dụng thuốc tùy vào nguyên nhân gây viêm amidan và cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Những thuốc được dùng như:
– Thuốc kháng sinh amoxicillin, penicillin
– Thuốc corticosteroid dạng uống
– Thuốc kê đơn hoặc không kê đơn
Phẫu thuật cắt amidan
Việc phẫu thuật cắt amidan được làm khi:
- Người bệnh viêm amidan mãn tính có biến chứng như: Apxe quanh amidan, viêm amidan sưng hạch ở cổ, áp xe thành họng,…
- Bệnh nhân viêm amidan quá phát, ảnh hưởng tới sinh hoạt nghiêm trọng, thậm chí làm ngưng thở khi ngủ,…
Lưu ý: việc cắt amidan có thể dẫn tới vài rủi ro cho người bệnh. Trong đó có tình trạng nhiễm trùng nếu người bệnh không vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ sau tiểu phẫu.
Viêm amidan nên ăn gì?
Người bệnh nên tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm dinh dưỡng, có lợi cho hệ miễn dịch. Đó phải là thực phẩm mềm, giúp bạn dễ nuốt, không gây áp lực lên niêm mạc họng:
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
- Ăn nhiều thực phẩm giàu protein: sữa, thịt băm, trứng, thịt gà xé, cá hồi,… Tránh xa đồ ăn đóng hộp, thịt nướng hay thịt xông khói.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm: hạt điều, hạt bí, óc chó, hàu, hạt kiều mạch, rong biển, gan,…
- Bổ sung nước đầy đủ
Một số món ăn thích hợp cho người viêm amidan: món canh hẹ nấu đậu hũ non, món súp gà, món cháo bách hợp…
Viêm amidan là bệnh rất phổ biến thường gặp theo mùa, ai cũng có khả năng mắc phải. Bệnh viêm amidan nhìn chung cũng dễ điều trị bằng nhiều cách theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên bạn vẫn nên quan tâm chăm sóc sức khỏe, lên lịch khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe miệng và họng của mình giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin