banner

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì Biện pháp phòng tránh và cách điều trị

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Viêm bao quy đầu ở trẻ em nếu như không điều trị sớm và dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của trẻ đặc biệt là bệnh dễ xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Do đó cha mẹ hãy trang bị thêm những thông tin về dấu hiệu và cách điều trị viêm bao quy đầu để có cách xử trí khi trẻ bị mắc bệnh.

Viêm bao quy đầu trẻ em là gì?

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng cậu nhỏ bị viêm nhiễm do vi khuẩn, tạp khuẩn xâm nhập vào bao quy đầu của trẻ gây ra. Bệnh có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của nam giới kể cả trẻ em sơ sinh cũng có khả năng bị viêm bao quy đầu. Trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm và là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất.

viêm bao quy đầu ở trẻ em phải điều trị thế nào đúng phương pháp

 Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm bao quy đầu thường là do:

  • Vệ sinh hàng ngày không đúng cách

Các bé trai khi còn nhỏ, không thể tự tắm rửa hay vệ sinh vùng kín của mình được mà phụ thuộc hoàn toàn vào phụ huynh. 

Nếu như phụ huynh vệ sinh không đúng cách. Nước để vệ sinh cậu nhỏ không sạch sẽ. Các chất bẩn cùng cặn nước tiểu bị tích tụ ở đầu dượng vật không được đào thải hết ra ngoài. Chúng sẽ tích tụ lại và gây viêm.

  • Trẻ bị dài, hẹp bao quy đầu bẩm sinh

Trẻ bị dài, hẹp bao quy đầu sẽ khiến phần da bao quy đầu dính chặt lấy quy đầu. Khiến cho nước tiểu của trẻ không được đải thải hết ra ngoài.

Nếu như cha mẹ vệ sinh không sạch sẽ. Các tác nhân có hại sẽ tấn công và xâm nhập vào đầu dương vật gây viêm nhiễm. 

  • Lột bao quy đầu sai cách 

Lột bao quy đầu cho trẻ sai cách cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm bao quy đầu. Trẻ bị dài, hẹp bao quy đầu lớp da sẽ không thể tự tuột xuống được. Mỗi lần vệ sinh phụ huynh phải dùng tay để lột lớp da bao quy đầu xuống. 

Trong quá trình lột, nếu như cha mẹ lột sai cách sẽ khiến khiến da ở bao quy đầu bị rách, bị thương. Nếu như không xử lý đúng cách thêm vào đó lại vệ sinh sai quy trình. Khả năng trẻ bị viêm nhiễm là rất cao.

  • Viêm bao quy đầu do trẻ bị viêm niệu đạo

Nếu như trẻ thường xuyên phải nhịn tiểu, uống ít nước, vệ sinh vùng kín sai cách… sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm niệu đạo.

Viêm niệu đạo không khó điều trị. Nhưng nếu không điều trị dứt điểm, các tác nhân gây bệnh ở lỗ niệu đạo sẽ tấn công sang các cơ quan khác gây viêm nhiễm. Trong đó có bệnh viêm bao quy đầu.

  • Đóng bỉm, mặc quần áo chật thường xuyên

Nguyên nhân tiếp theo có thể khiến trẻ bị viêm bao quy đầu là do trẻ mặc bỉm thưởng xuyên, hoặc mặc quần áo hàng ngày quá chật. Khiến cho vùng kín của trẻ luôn bí bách ẩm ướt khó chịu. Đồng thời còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm nhiễm.

  • Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, viêm bao quy đầu ở trẻ có thể là do: Cha mẹ cho trẻ dùng chung khăn tắm với người lớn; sữa tắm, bột giặt quần áo của trẻ có chứa chất tẩy rửa mạnh, bé lười vệ sinh hằng ngày,…

Viêm bao quy đầu ở trẻ nhận biết như thế nào?

Khi trẻ bị viêm bao quy đầu, trẻ sẽ có các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Bao quy đầu bị sưng

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị viêm bao quy đầu. Khi bị viêm phần bao quy đầu của trẻ sẽ bị sưng tấy đỏ. Bởi khi vi khuẩn xâm nhập vào sẽ khiến niêm mạc da ở bao quy đầu bị tổn thương và viêm nhiễm.

  • Đầu dương vật của trẻ tấy đỏ

Nếu như quý phụ huynh thấy đầu dương vật của con mình bị tấy đỏ. Phụ huynh hãy nhanh chân đưa con mình đi thăm khám tại các cở sở y tế chuyên khoa uy tín.

Bởi tùy vào mức độ cảu bệnh mà đầu dương vật của trẻ có thể tấy đỏ nhiều hoặc ít khác nhau. Đây là dấu hiệu mà các bậc phụ huynh có thể quan sát bằng mắt được. Vì thế, quý phụ huynh không được chủ quan bỏ qua dấu hiệu này.

  • Đầu dương vật xuất hiện nhiều lớp mảng màu trắng

Theo như số liệu nghiên cứu, có đến 90 % các bé trai sinh ra đã bị hẹp bao quy đầu. Đây là tình trạng sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu như các bậc cha mẹ không chú ý vệ sinh cho trẻ nguy cơ cao trẻ cũng sẽ bị viêm bao quy đầu.

Khi bị viêm cha mẹ sẽ thấy phần đầu dương vật của trẻ xuất hiện nhiều các lớp mảng màu trắng bao xung quanh.

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc đi tiểu

Hầu hết trẻ khi bị viêm ở bao quy đầu, việc tiểu tiện hàng ngày sẽ gặp khó khăn. Thường mỗi lần đi tiểu trẻ sẽ phải rặn, hơn nữa nước tiểu sẽ bị ngắt quãng. Bao quy đầu sẽ căng phồng khi trẻ đi tiểu.

Bên cạnh đó, nước tiểu của trẻ có mùi khai nồng, màu hơi đục. Đôi khi sẽ có máu kèm theo. Nếu thấy hiện tượng này, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay.

  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn

Bao quy đầu bị sưng đau khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Vì thế, trẻ sẽ quấy khóc và bỏ ăn.

Thêm vào đó, trẻ có thể  bị sốt do phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh.

Trẻ bị viêm bao quy đầu có mủ có nguy hiểm không?

Viêm bao quy đầu ở trẻ nếu kéo dài, không điều kịp thời. Bệnh sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng sinh sản khả năng tình dục sau này của trẻ. Hơn nữa, khi bao quy đầu của trẻ có mủ, tức là bệnh đã ở mức độ nặng. Nếu như không điều trị sớm, trẻ sẽ phải đối mặt với các biến chứng sau:

  • Dương vật của trẻ không phát triển toàn diện 

Bao quy đầu bị viêm là nguyên nhân dán tiếp khiến trẻ bị mắc các bệnh viêm nhiễm khác như: viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm đường tiết niệu…

Các bệnh lý này đều có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khiến tinh thần của trẻ bị suy giảm. Khả năng cao bị rối loạn tâm sinh lý. Nguy hại hơn còn khiến cho cơ quan sinh dục của trẻ không phát triển toàn diện.

  • Có thể bị ung thư dương vật

Các tác nhân gây bệnh nếu không được loại bỏ sớm chúng sẽ khiến mức độ viêm ngày một nặng hơn. Khiến dương vật của trẻ dễ bị nhiễm trùng. Dương vật sẽ bị hoại tử, thậm chí là bị ung thư. Khả năng sinh sản về sau của trẻ bị ảnh hưởng. Thậm chí trẻ sẽ bị vô sinh khi đến tuổi trưởng thành.

Như vậy đến đây cha mẹ đã có được câu trả lời cho thắc mắc Trẻ bị viêm bao quy đầu có mủ có nguy hiểm không? Vậy cách phòng tránh và điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em như thế nào phụ huynh cần thực hiện những gì?

Trẻ bị viêm bao quy đầu phải làm sao?

Khi thấy trẻ có các triệu chứng của bệnh viêm bao quy đầu. Các bậc phụ huynh cần phải: nêu trên. 

  • Đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Sau khi thăm khám, căn cứ vào mức độ viêm. Bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp và hiệu quả.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải:

  • Vệ sinh vùng kín cho bé thường xuyên đúng cách

Khi tắm cho bé, cha mẹ nên lộn bao quy đầu để vệ sinh. Mục đích là loại bỏ các chất cặn thừa trong nước tiểu, dịch nhầy của đường tiết niệu còn đọng ở nếp da quy đầu.

Lưu ý: khi lộn bao quy đầu, cha mẹ cần lộn nhẹ nhàng, đúng cách. Tránh khiến vùng da ở đây bị tổn thương.

Trong trường hợp bao quy đầu của bé bị dính lại. Đầu dương vật bị ngứa, khi đi tiểu trẻ bị đau bị sưng đỏ. Cha mẹ  nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Nếu như trẻ bị viêm do dài, hẹp bao quy đầu. Phụ huynh cần xử lý cho bé càng sớm càng tốt. Tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chữa viêm bao quy đầu cho trẻ như thế nào?

Chữa viêm bao quy đầu cho trẻ như thế nào cho hiệu quả, an toàn. Biện pháp tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa. Sau khi bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết. Căn cứ vào nguyên nhân, mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp hiệu quả.

Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý chữa cho trẻ khi chưa thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ cũng tuyệt đối không mua thuốc về điều trị. Tránh trường hợp sử dụng sai thuốc sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn. Bên cạnh đó, còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại khó lường.

Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ bố mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như: Thời gian dùng thuốc; liều lượng của thuốc thế nào… không được bỏ thuốc điều trị giữa chừng; không được tự ý thay đổi đơn thuốc.

Viêm bao quy đầu ở trẻ tuy dễ chữa trị nhưng khả năng tái phát cao. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại. Các bậc phụ huynh cần phải vệ sinh vùng kín cho trẻ hằng ngày sạch sẽ và đúng cách.

Khi trẻ phải nong bao quy đầu. Các bậc phụ huynh cần phải tham khảo cũng như hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Với những trường hợp mà trẻ bị viêm bao quy đầu do dài, hẹp bao quy đầu gây ra. Các bậc phụ huynh cần tiến hành cắt bao quy đầu cho con càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, để thủ thuật cắt bao quy đầu cho trẻ diễn ra đảm bảo, an toàn. Cha mẹ cần phải lựa chọn địa chỉ tiến hành thủ thuật uy tín chất lượng, có bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Tránh trẻ bị nhiễm trùng trong và sau khi tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu.

Phòng tránh viêm bao quy đầu cho trẻ

Viêm bao quy đầu ở trẻ là bệnh lý khá phổ biến. Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cha mẹ chỉ cần:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ hàng ngày đúng cách và sạch sẽ
  • Không nên đóng bỉm 24/24 giờ. Thay bỉm thưởng xuyên và vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ
  • Tuyệt đối không dùng nước bẩn để vệ sinh vùng kín cho trẻ
  • Tuyệt đối không được dùng thuốc diệt khuẩn hoặc chà xát mạnh ở quy đầu dương vật. Tránh khiến đầu dương vật của trẻ bị tổn thương
  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi thấy vùng kín của trẻ có các dấu hiệu bất thường.
  • Trong quá trình vệ sinh cho trẻ cần nong phần bao quy đầu đúng cách.

Viêm bao quy đầu ở trẻ là bệnh lý hoàn toàn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Khoa nam học của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh nam khoa hiệu quả an toàn. Trong đó có bệnh viêm bao quy đầu với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Sẽ giúp cho việc thăm khám nhanh chóng, chính xác. Mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị.

banner
21 26 28 35 44 51