banner

Viêm mào tinh hoàn là gì có tự khỏi được không nguyên nhân dấu hiệu

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Mào tinh hoàn là một trong những cơ quan sinh dục nam dễ bị viêm nhiễm. Viêm mào tinh hoàn có khả năng dẫn tới nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được nam giới chú tâm điều trị. Vậy bệnh viêm mào tinh hoàn là gì? Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng nhất về bệnh qua bài viết sau!

Bệnh viêm mào tinh hoàn là gì? 

Viêm mào tinh hoàn xảy ra khi vi khuẩn, virus tấn công cơ quan mào tinh hoàn, khiến người bệnh sưng viêm và đau nhức. Người bệnh có thể viêm mào tinh hoàn trái, phải hoặc cả 2 bên. Viêm mào tinh hoàn cũng có 2 dạng cấp hoặc mãn tính.

viêm mào tinh hoàn là gì có khỏi được không

Mào tinh hoàn là cơ quan nằm phía trên tinh hoàn. Nó có hình chữ C, dạng ống, hình dáng gần giống cái mào gà. Nhiệm vụ của mào tinh hoàn là chứa và nuôi dưỡng tinh trùng trưởng thành. Tinh trùng trưởng thành từ mào tinh hoàn sẽ phóng ra ngoài qua ống dẫn tinh khi anh em quan hệ tình dục. Khi bị viêm mào tinh hoàn nếu không chữa trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của nam giới.

Viêm mào tinh hoàn nguyên nhân do đâu?

Viêm mào tinh hoàn nguyên nhân do đâu là điều nhiều anh em thắc mắc. Thông thường, viêm mào tinh hoàn không tự khởi phát riêng lẻ mà do lây lan từ các khu vực khác của ống sinh dục. Ví dụ như tuyến tiền liệt, bàng quang, niệu đạo. Bên cạnh đó, tinh hoàn bị xoắn, nước tiểu chảy ngược vào mào tinh hoặc chấn thương cơ học cũng có thể là nguyên nhân khiến nó bị viêm. 

Hai nhóm bệnh lý phổ biến gây viêm màng tinh hoàn ở nam giới bao gồm: 

Nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Nhiều loại vi khuẩn không chỉ gây bệnh lây truyền qua đường tình dục mà còn gây viêm mào tinh hoàn. Đặc biệt là vi khuẩn lậu, vi khuẩn chlamydia. Nam giới quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ cùng lúc với nhiều người, trẻ tuổi và dị tính dễ mắc căn bệnh này nhiều nhất. 

Bệnh nhiễm trùng đường niệu (UTI)

Đa phần các trường hợp viêm mào tinh hoàn ở trẻ em là do bệnh nhiễm trùng đường niệu gây ra. Ngoài ra, nam giới quan hệ tình dục đồng giới và đàn ông lớn tuổi cũng dễ gặp phải tình trạng này. 

Những yếu tố nguy cơ khiến nam giới nhiễm trùng đường niệu dễ mắc viêm mào tinh hoàn là: 

  • Phì đại tuyến tiền liệt dẫn tới bàng quang bị chèn ép.
  • Thực hiện phẫu thuật đưa ống vào trong dương vật. 
  • Có tiền sử phẫu thuật vùng bẹn, tuyến tiền liệt hoặc bàng quang. 

Những nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn khác

Viêm mào tinh hoàn cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác ít gặp hơn. Ví dụ như: 

  • Do nam giới mắc bệnh lao, quai bị, bệnh Behcet…
  • Do sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có chứa amiodarone liều cao.
  • Do bất thường trong cấu trúc đường tiết niệu.
  • Do có dị tật bẩm sinh trong thận và bàng quang.
  • Do chấn thương vùng háng.

Việc nắm được nguyên nhân gây bệnh viêm mào tinh hoàn sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tương ứng với từng bệnh nhân. 

Viêm mào tinh hoàn triệu chứng biểu hiện ra sao?

Những dấu hiệu viêm mào tinh hoàn điển hình mà bạn nên lưu ý như sau: 

  • Đau tức tinh hoàn ở bên bị viêm nhiễm. Đó có thể là tinh hoàn trái hoặc tinh hoàn phải. Cũng có trường hợp bị viêm cả hai bên nên người bệnh thấy đau toàn bộ tinh hoàn. 
  • Hình ảnh viêm mào tinh hoàn dễ bắt gặp nhất là tinh hoàn sưng đỏ, to hơn bình thường. Đầu dương vật có dịch tiết ra. 
  • Có cảm giác nặng ở tinh hoàn, khi chạm vào thấy ấm. 
  • Người bệnh liên tục buồn tiểu và muốn đi tiểu. Khi tiểu cảm thấy nóng rát khó chịu, có trường hợp xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Đau vùng bụng, đau vùng chậu, đau khi giao hợp và xuất tinh.
  • Lạnh run, mỏi mệt, lên cơn sốt… 

Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng riêng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu mắc viêm mào tinh hoàn do bệnh xã hội, người bệnh sẽ có triệu chứng điển hình trên dương vật. Đó có thể là đầu lỗ sáo chảy mủ, dương vật có mụn… Trong khi đó nếu viêm mào tinh hoàn vì nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh sẽ cảm thấy buồn tiểu liên tục nhiều hơn các triệu chứng khác. 

Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?

Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không, viêm mào tinh hoàn có ảnh hưởng gì không là mối quan tâm chung của nam giới. Theo các chuyên gia, những biến chứng sau đây có khả năng xảy ra nếu nam giới không thăm khám và điều trị kịp thời: 

  • Lây lan viêm nhiễm từ mào sinh hoàn sang các bộ phận khác, đặc biệt là tinh hoàn và tuyến tiền liệt. 
  • Suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Số lượng tinh trùng chết, tinh trùng yếu gia tăng. Điều này khiến nam giới có thể bị vô sinh.
  • Gây teo tinh hoàn, áp xe bìu… 
  • Có trường hợp tiến triển thành ung thư tinh hoàn, đe dọa mạng sống người bệnh. 
  • Làm suy giảm chức năng và nhu cầu tình dục của nam giới. Nam giới không còn hứng thú phòng the, hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng. 

Viêm mào tinh hoàn có gây vô sinh không?

Khi bị vi khuẩn virus tấn công, chất lượng và số lượng tinh trùng sẽ bị suy giảm. Điều này khiến cho nguy cơ hiếm muộn vô sinh ở nam giới tăng lên. Bên cạnh đó, viêm mào tinh hoàn khiến cho người bệnh xuất tinh khó khăn hơn, suy giảm ham muốn tình dục. Thậm chí có người rối loạn chức năng sinh lý. Vì thế với câu hỏi viêm mào tinh hoàn có gây vô sinh không, câu trả lời là viêm mào tinh hoàn hoàn toàn có thể gây vô sinh cho nam giới mắc bệnh! 

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em như thế nào

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em là tình trạng hoàn toàn có khả năng xảy ra, dù không phổ biến như nam giới trưởng thành. Các bé trai thường bị viêm mào tinh hoàn do những nguyên nhân sau: 

  • Chấn thương tinh hoàn trực tiếp.
  • Đường tiểu bị nhiễm trùng dẫn tới lây lan sang mào tinh hoàn. 
  • Xoắn mào tinh hoàn.
  • Nước tiểu trào ngược vào mào tinh.

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em thường xuất hiện triệu chứng như sau:

  • Niệu đạo tiết dịch.
  • Tinh hoàn bị sưng đỏ và đau đớn. 
  • Đau, khó chịu ở bụng dưới, xương chậu, đau khi tiểu tiện
  • Lên cơn sốt. 

Tình trạng viêm mào tinh hoàn ở trẻ em có thể thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi vài ngày. Nhưng đa phần trẻ em phải uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn. Việc kê thuốc nào, điều trị ra sao phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh. 

Những câu hỏi thường gặp về viêm mào tinh hoàn bệnh học

Nam giới còn thường thắc mắc những điều sau đây về viêm mào tinh hoàn bệnh học: 

Viêm mào tinh hoàn có lây không?

Viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn, virus gây ra, vì thế nó có khả năng lây lan. Cụ thể, nó dễ lây sang các khu vực khác của đường sinh dục, gây viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt. 

Ngoài ra, một số trường hợp tác nhân gây viêm mào tinh hoàn có thể lây lan sang bạn tình qua quan hệ tình dục. Ví dụ như vi khuẩn lậu, vi khuẩn chlamydia… 

Viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?

Theo các chuyên gia, viêm mào tinh hoàn gần như không thể tự khỏi. Vì nó do vi khuẩn, virus gây ra nên cần có can thiệp y học để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. 

Viêm mào tinh hoàn có chữa được không?

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, viêm mào tinh hoàn được xếp vào nhóm bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện và điều trị sớm. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm. 

Viêm mào tinh hoàn bao lâu thì khỏi?

Với câu hỏi viêm mào tinh hoàn bao lâu thì khỏi, rất khó để đưa ra được một câu trả lời chính xác. Bởi lẽ thời gian phục hồi viêm mào tinh hoàn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như phương pháp điều trị, mức độ bệnh nặng hay nhẹ, cơ sở y tế bạn chọn có tốt không, bạn có tích cực điều trị bệnh không. 

Viêm mào tinh hoàn sẽ sớm khỏi nếu bạn lựa chọn một cơ sở y tế uy tín với nhiều chuyên gia giỏi, điều trị từ sớm với thái độ tích cực. 

Nang mào tinh hoàn trái, nang mào tinh hoàn phải có phải viêm mào tinh không?

Không phải! Theo các chuyên gia, nang mào tinh hoàn là tình trạng xuất hiện khối u lành tính dạng nước tại mào tinh hoàn. Khối u này khiến cho vùng bìu căng tròn, chứa dịch bên trong. Nó có thể để chỉ lớn vài mm nhưng cũng có khi lên đến vài cm, và phát triển kích thước theo thời gian. 

Nang mào tinh hoàn uống thuốc gì? Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặc trị, giúp ức chế nang mào tinh hoàn phát triển, đồng thời kê thêm thuốc giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên những loại thuốc này không giúp loại bỏ được nang mào tinh hoàn hoàn toàn. 

Phác đồ điều trị viêm mào tinh hoàn     

Các chuyên gia có thể phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong cùng một phác đồ điều trị viêm mào tinh hoàn cho từng đối tượng cụ thể. 

Viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì?

Thuốc điều trị viêm mào tinh hoàn sẽ được các bác sĩ đưa ra tùy theo nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Các nhóm thuốc điều trị chính bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau. 

Chữa viêm mào tinh hoàn bằng đông y

Trong Đông y, việc điều trị viêm mào tinh hoàn đa phần là dùng thuốc thảo dược. Các phương pháp khác như bấm huyệt hay châm cứu không được dùng, bởi lẽ chúng có thể làm tổn thương tinh hoàn. Một số bài thuốc đông y cổ truyền chữa viêm mào tinh hoàn nổi tiếng là:

  • Bài thuốc long đởm tả can thang
  • Bài thuốc đương quy tứ nghịch thang
  • Bài thuốc quất hạch hoàn
  • Bài thuốc lục vị hoàn
  • Bài thuốc thập toàn đại bổ
  • Bài thuốc hữu quy hoàn

Viêm mào tinh hoàn có phải mổ không?

Không phải lúc nào viêm mào tinh hoàn cũng cần mổ. Phương pháp này thường chỉ áp dụng khi bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Đó có thể là biến chứng như tràn dịch mào tinh hoàn, hoại tử tinh hoàn… Bác sĩ thực hiện phẫu thuật để hút dịch ra ngoài, cắt bỏ khu vực bị hoại tử… 

Viêm mào tinh hoàn và cách điều trị viêm mào tinh hoàn tại nhà       

Các biện pháp sau có thể giúp hỗ trợ điều trị tình trạng viêm mào tinh hoàn tại nhà:

  • Đeo khố của vận động viên để nâng đỡ tinh hoàn. 
  • Làm dịu cơn đau và giảm sưng bằng cách chườm đá lên bìu dái.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Dùng thuốc không kê toa để giúp giảm đau. 
  • Phòng ngừa quai bị bằng cách tiêm vắc xin. Bởi lẽ quai bị có thể biến chứng thành viêm tinh hoàn và mào tinh.
  • Áp dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện bệnh. 

Viêm mào tinh hoàn kiêng gì?    

Theo các chuyên gia, bệnh nhân viêm mào tinh hoàn nên kiêng những điều sau: 

Viêm mào tinh hoàn nên kiêng gì? Những thực phẩm có hại

Những thực phẩm có tính cay nóng, thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, thực phẩm nhiều dầu mỡ nên được hạn chế sử dụng. Bên cạnh đó, người viêm mào tinh hoàn cũng cần kiêng cà phê, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… 

Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì? Kiêng vận động quá sức

Vận động nặng sẽ khiến khu vực viêm nhiễm thêm đau đớn và tổn thương. Vì thế bạn cần kiêng vận động quá sức, làm việc nặng hay khuân vác nặng. 

Viêm mào tinh hoàn kiêng gì? Đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ

Người viêm mào tinh hoàn nếu đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu sẽ tạo áp lực khiến tinh hoàn bị đau, thậm chí sưng phù. 

Viêm mào tinh hoàn có quan hệ được không?

Người viêm mào tinh hoàn nếu quan hệ tình dục sẽ khiến tinh hoàn dễ bị tổn thương và đau đớn. Đó là lý do bạn nên kiêng quan hệ cho tới khi khỏi bệnh. Khi đã khỏi bệnh, cũng cần giảm tần suất và cường độ quan hệ, tránh để tinh hoàn tổn thương trở lại. 

Viêm mào tinh hoàn nên ăn gì tốt hỗ trợ điều trị?  

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người bệnh viêm mào tinh hoàn chóng phục hồi hơn. Sau đây là những thực phẩm bạn nên ăn: 

  • Thực phẩm giàu chất xơ, với hàm lượng chất béo và đạm thấp.
  • Thực phẩm giàu Vitamin C, rau xanh và trái cây: Ví dụ như đậu Hà Lan, cải bắp, dâu tây, cà rốt, đu đủ, dứa, kiwi, cam quýt… Những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cơ thể sản sinh interferon. Loại protein đặc biệt này sẽ hỗ trợ tiêu diệt virus gây bệnh. 
  • Tỏi: Theo các chuyên gia, trong tỏi có chứa một hàm lượng lớn chất allicin – một loại kháng sinh tự nhiên. Vì thế ăn nhiều tỏi dễ hỗ trợ chống viêm nhiễm và loại bỏ vi khuẩn. Bạn hãy thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày hoặc ăn sống vài tép tỏi mỗi ngày. 

Viêm mào tinh hoàn không quá nguy hiểm và cũng không khó chữa, nhưng bạn không được vì thế mà có thái độ chủ quan với bệnh. Bởi nếu không điều trị, nguy cơ biến chứng nguy hiểm là hoàn toàn có thể xảy ra. Hy vọng những kiến thức trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh viêm mào tinh hoàn để có phương pháp xử lý kịp thời nếu mắc bệnh. Mọi thắc mắc cần giải đáp có thể click tư vấn để được trao đổi trực tuyến cùng bác sĩ y khoa.

Tin tức liên quan

banner
21 26 28 35 44 51