Mang thai đối với nữ giới là một thời gian hạnh phúc, tuy nhiên cũng đi kèm nhiều vất vả. Trong những tháng ngày ấy, mẹ bầu nào cũng có nhu cầu nắm được tiến trình phát triển của thai nhi, đồng thời hy vọng cả hai mẹ con có thể bình an. Vì lý do đó, các mẹ bầu luôn quan tâm tới các mốc khám thai quan trọng nhất. Vậy đó là những mốc nào? Cùng theo dõi bài viết sau bạn nhé!
Các mốc khám thai quan trọng có ý nghĩa như thế nào?
Khám thai định kỳ là một phương pháp giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của con yêu trong bụng, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường. Khi khám thai mẹ bầu sẽ biết con mình đang phát triển ra sao, cách chăm sóc sức khỏe hai mẹ con có phù hợp không và cần thay đổi gì không. Có như thế mẹ bầu mới có một thai kỳ khỏe mạnh. Trong bài viết này sẽ giúp thai phụ nắm rõ được chính xác các mốc khám thai cần thiết để có một thai kỳ tốt khỏe mạnh đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con.
>>>>>>> Ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai đẻ con trai
Sau đây là những ý nghĩa thiết thực của việc khám thai mang lại:
- Biết được thai nhi đang phát triển ra sao trong bụng mẹ. Đồng thời nghe bác sĩ tư vấn để có một thai kỳ khỏe mạnh ứng với mỗi giai đoạn mang thai cụ thể. Lời tư vấn này bao gồm những lưu ý trong chế độ sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Phát hiện từ sớm những bất thường trong sự phát triển của thai nhi để kịp thời xử lý. Điều này giúp làm giảm nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu, đồng thời phát hiện các trường hợp bệnh di truyền, dị tật thai nhi bẩm sinh…
Thai nhi phát triển mỗi ngày, nên kết quả khám thai cũng thay đổi suốt thời kỳ mang thai. Đó là lý do mẹ bầu cần phải ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng để đi khám nhiều lần. Mỗi lần khám thai sẽ tương ứng với một mốc phát triển quan trọng của trẻ.
Các chuyên gia Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội khuyên bạn cần thận trọng khi đi khám thai trong thời kỳ dịch bệnh. Việc ghi nhớ những mốc khám thai quan trọng cũng giúp bạn hạn chế số lần khám thai. Bạn chỉ cần bám sát những cột mốc quan trọng nhất là được!
>>>>>>> Cách tính ngày rụng trứng
>>>>>>> Ngày an toàn là gì
Các mốc khám thai quan trọng cần thiết cho mẹ bầu
Sau đây là các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua:
Mốc thứ nhất: khi phát hiện trễ kinh 1 tuần
Khi phát hiện trễ kinh 1 tuần, nếu nghi ngờ mang thai chị em hãy dùng que thử thai ngay. Trên que thử thai lên 2 vạch chứng tỏ bạn đã mang thai. Đây chính là thời điểm để bạn đi khám thai lần đầu tiên. Việc thăm khám sẽ giúp bạn biết thai đã vào tử cung hay chưa, thai đã được bao nhiêu tuần tuổi.
Mốc thứ hai: thai tuần thứ 7 – 8
Ở tuần thứ 7 hoặc tuần thứ 8, mẹ bầu đã có thể biết được thai có tim chưa thông qua hoạt động siêu âm. Đồng thời bạn cũng biết được chiều dài của phôi đang phát triển có tương ứng với tuổi thai không, kích thước tuổi ra sao.
Bên cạnh đó bác sĩ sẽ cho mẹ bầu làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm máu
Hai xét nghiệm này nhằm kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu, thiếu canxi hay sắt không. Từ đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể.
Mốc thứ ba: tuần thứ 11 – 13
Móc khám thai tuần thứ 11 – 13 là một mốc khám thai quan trọng. Đây là thời điểm phù hợp để sàng lọc dị tật bẩm sinh, đồng thời đo độ mờ da gáy của thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng làm xét nghiệm Double test theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra xem thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down ở giai đoạn thai kỳ sớm hay không.
Mốc thứ tư: tuần thứ 16 – 18
Vào tuần thứ 16 đến 18, khi khám thai và siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường liên quan tới hình thái của thai nhi. Ví dụ như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng cơ quan… Mẹ bầu cũng được làm xét nghiệm sàng lọc Triple test theo tư vấn của bác sĩ để xác định những bất thường nhiễm sắc thể và nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down.
Mốc thứ năm: tuần thứ 22 – 24
Các xét nghiệm, siêu âm ở tuần thứ 22 đến 24 sẽ giúp bác sĩ đánh giá một số dị tật bẩm sinh tại tim, phổi… Dựa vào sự phát triển của thai nhi, những lời tư vấn thích hợp sẽ được đưa ra, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Mốc thứ sáu: tuần thứ 26 – 30
Vào tuần thứ 26 đến tuần thứ 30, khi đi khám thai mẹ bầu sẽ được siêu âm 4D. Đây là phương pháp siêu âm để kiểm tra một số cơ quan, phát hiện dị tật muộn nhằm đánh giá sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng được tư vấn để làm nghiệm pháp dung nạp glucose, kết quả sẽ cho thấy mẹ bầu có đang bị tiểu đường thai kỳ không. Trước khi xét nghiệm, mẹ bầu cần ăn nhịn ăn, uống nước đường, sau đó lấy máu 3 lần. Lưu ý mỗi lần lấy máu cách nhau một tiếng.
Đây cũng là lúc mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván.
Mốc thứ 7: tuần thứ 32
Ở tuần thứ 32 bác sĩ cho mẹ bầu siêu âm 4D lần cuối để xác định dị tật thai nhi, nếu có. Hoạt động khám tổng quát được thực hiện. Mẹ bầu được theo dõi doppler động mạch tử cung, động mạch não và rốn của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tiên lượng ngôi thai nhằm tiên lượng cho kỳ sinh nở sắp tới.
Nếu cần tiêm 2 mũi uốn ván, thì đây là lúc để mẹ bầu tiêm mũi thứ 2.
Mốc thứ 8: tuần thứ 35 – 36
Vào tuần thứ 35 và 36, thai phụ sẽ được chạy máy Monitor sản khoa. Loại máy này có có tác dụng ghi nhận sự thay đổi của tim thai và những cơn co tử cung của mẹ. Đây là thời điểm có thể xác định được cân nặng dự kiến của thai nhi qua quá trình siêu âm. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đầy đủ về tình trạng nước ối và dây rốn, chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới.
Đây là thời điểm rất cận kề ngày sinh nở. Từ thời điểm này, nếu thấy ra máu hay bị đau bụng, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra.
Những nguy cơ nếu không đi khám thai định kỳ
Nếu không tuân theo các mốc khám thai quan trọng kể trên, rất có khả năng mẹ bầu sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao trong thai kỳ. Nguy cơ này có thể dẫn tới một kết cục xấu cho cả hai mẹ con con, nếu không được quản lý thai kỳ và chăm sóc thai tốt. Thậm chí mẹ bầu phải kết thúc thai kỳ sớm nếu không bảo vệ được con. Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau gây hại cho cả hai mẹ con trong thời gian này. Những điều có thể xảy ra như:
Với mẹ bầu
Người mẹ mắc một số bệnh lý, gặp phải yếu tố gia đình đặc biệt, có thể chất hoặc cơ địa không phù hợp, mang thai lần đầu, gặp phải các bệnh về thận, bệnh tim mạch, bệnh tự miễn, Lupus, ban đỏ, rối loạn chuyển hóa, có tiền sử khó có thai… cần hỗ trợ sinh sản, nếu không sẽ gặp nguy trong thời kỳ mang thai.
Với thai nhi
Một số yếu tố nguy cơ có thể gặp phải như đa thai, nhau tiền đạo, nhiễm trùng ối, nhau cài răng lược… Đôi khi thai bị lệch, bị lộn, dây rốn có vấn đề sẽ rất nguy hiểm cho thai cần đi khám thường xuyên để phát hiện và tìm cách khắc phục kịp thời. Thai dị dạng cũng là một vấn đề quan trọng nếu phát hiện sớm có thể kịp xử lý tránh các trường hợp chậm trễ sẽ rất đáng tiếc.
Mẹ bầu cần nhập viện ngay khi thấy những triệu chứng bất thường sau
Những triệu chứng bất thường đòi hỏi mẹ bầu phải luôn lưu ý để kịp thời xử lý. Cụ thể, hãy đến bệnh viện ngay khi thấy những dấu hiệu sau:
- Âm đạo chảy máu bất thường, bất kể tuổi thai.
- Đau bụng ở giai đoạn thai đã lớn. Đây có khả năng là dấu hiệu dọa sinh non. Ngoài ra nếu ở cuối thai kỳ mà đau bụng, một tiếng có hai đến ba cơn và vẫn đau tiếp không ngừng thì là dấu hiệu sinh. Chị em cần nhập viện ngay.
- Âm đạo ra nước.
- Đến ngày dự sinh.
- Bé máy yếu, ít hơn 10 lần trong vòng 2 giờ.
Tại các bệnh viện và phòng khám hiện đại, hệ thống máy móc tốt nhất sẽ được trang bị, giúp bác sĩ kiểm tra những bất thường trong thai kỳ, hỗ trợ mẹ bầu chuyển dạ an toàn. Với những trường hợp bất thường khác, mẹ bầu được bác sĩ tư vấn cách xử lý tốt nhất, nhằm giúp cho bé yêu khỏe mạnh và thai kỳ thêm vững vàng. Đó là lý do với bất cứ triệu chứng bất thường nào bạn cũng cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.
Các mốc khám thai quan trọng có thể thay đổi tùy theo những yếu tố rủi ro nào?
Các mốc khám thai trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi lẽ mốc khám thai sẽ thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể, từ đường hướng phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ.
Nếu thấy sức khỏe của hai mẹ con có vấn đề, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến bệnh viện khám thai nhiều lần hơn. Song song với đó, những xét nghiệm bổ sung cần thiết sẽ được đưa ra, kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của thai kỳ chính xác hơn.
Sau đây là những yếu tố có thể khiến các mốc khám thai quan trọng thay đổi theo từng trường hợp cụ thể:
Thai phụ lớn tuổi
Khi phụ nữ cao tuổi muốn sinh con, nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh sẽ khá cao, cao hơn nhiều so với phụ nữ bình thường. Vì thế nếu bạn đã ngoài 35 tuổi và muốn mang thai, cần đề phòng mọi rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ.
Thai phụ có vấn đề về sức khỏe
Các bệnh cao huyết áp, hen suyễn, béo phì, tiểu đường, thiếu máu, Lupus… đều làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ bầu. Vì thế nếu mắc phải các bệnh này mà muốn mang thai, bạn cần tăng số lần khám thai. Ngoài ra các hoạt động sống thường ngày cũng như chế độ dinh dưỡng cũng cần chú trọng và đảm bảo an toàn.
Bất thường trong thai kỳ xảy ra
Những tình trạng bất thường trong thai kỳ luôn khiến mẹ bầu lo lắng và bối rối. Nhiều trường hợp đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của hai mẹ con. Đó là lý do bạn luôn cần chú ý những dấu hiệu dọa sảy thai, đau bụng nghiêm trọng, chảy máu bất thường ở vùng kín… Tốt nhất trong những trường hợp này, cần tuân thủ một chế độ chăm sóc đặc biệt.
Trong thời kỳ mang thai bạn cũng cần lưu ý các vấn đề như tiền sản giật, bệnh tiểu đường, huyết áp thai kỳ…
Nguy cơ sinh non tăng cao
Nếu đã từng sảy thai, sinh non trong quá khứ, thì ở lần mang thai tiếp theo bạn nên thăm khám thường xuyên hơn để chắc chắn rằng thai kỳ vẫn đang an toàn.
Những điều mẹ bầu nên lưu ý khi đi khám thai
Với mỗi mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu không những cần đến đúng hẹn mà còn cần lưu ý những điều sau khi khám thai:
Mặc trang phục thoải mái
Bạn nên lựa chọn trang phục tùy theo hình thức siêu âm thai: nên mặc vải co giãn khi siêu âm đầu dò, và mặc quần rộng cạp khi siêu âm bụng. Những trang phục này sẽ giúp bạn kéo lên kéo xuống để siêu âm dễ dàng hơn, không cần thay đồ tại cơ sở y tế.
Ngoài ra khi đi khám thai, bạn nên đi giày bệt để đảm bảo an toàn lúc di chuyển.
Đi tiểu tiện và uống nước trước khi siêu âm
Ở tam cá nguyệt đầu tiên khi siêu âm, mẹ bầu cần uống nhiều nước trước khi siêu âm theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp cho bàng quang được đầy, nhờ đó tử cung được đẩy lên cao, giúp việc siêu âm và quan sát dễ dàng hơn.
Còn trong những lần khám thai ở tam cá nguyệt sau, mẹ bầu cần đi tiểu để làm trống bằng quang trước khi siêu âm. Lúc này vì thai nhi đã lớn lên các bác sĩ cũng sẽ quan sát dễ dàng hơn.
Về việc ăn uống
Mẹ bầu không nên sử dụng chất kích thích trước khi khám thai, đồng thời tuân thủ việc nhịn đói khi kiểm tra tiểu đường. Điều này đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm khi thực hiện. Nếu sợ đói và mất năng lượng, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn một ít đồ ăn vặt để ăn trong thời gian chờ đợi.
Giấy tờ cần thiết
Sau mỗi lần khám thai mẹ bầu cần lưu trữ lại hồ sơ để mang theo những lần khám sau. Mẹ bầu đừng quên xin giấy xác nhận khám thai của bệnh viện, phòng khám nếu đang tham gia bảo hiểm xã hội. Giấy xác nhận sẽ giúp mẹ bầu được tính lương nghỉ phép khi khám thai.
Vệ sinh cơ thể
Khi khám thai phải đụng chạm đến vùng kín. Vì thế trước khi đi khám thai, để tự tin hơn, mẹ bầu nên vệ sinh thật sạch khu vực này. Tránh để mùi hôi thối sẽ rất bất tiện cho bác si khi thực hiện khám thai.
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được các mốc khám thai quan trọng dành cho chị em phụ nữ. Vai trò của mỗi mốc khám thai là khác nhau, vì thế mẹ bầu cần ghi nhớ từng mốc một. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu đừng quên lắng nghe và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chúc các mẹ bầu sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin