Khi đi khám tổng quát, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có dấu hiệu bất thường thì có thể cho làm xét nghiệm máu tổng quát. Dựa vào những kết quả nhận được, bác sĩ chẩn đoán xem bạn có đang mắc một bệnh lý nào đó hay không. Vậy cụ thể xét nghiệm máu để làm gì? Xét nghiệm máu phát hiện những bệnh gì? Đó là những vấn đề mà bài viết sau sẽ đi tìm câu trả lời!
Xét nghiệm máu để làm gì?
Không phải chỉ khi thấy trong người có bệnh thì mới cần làm xét nghiệm máu. Trong những cuộc khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu được coi là một xét nghiệm phổ biến mà ai cũng cần làm. Nó đi kèm với các hoạt động như xác định chiều cao, cân nặng, huyết áp, chỉ số BMI. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn, phát hiện bệnh lý tiềm ẩn hoặc những rối loạn liên quan đến máu, nếu có.
Thông qua xét nghiệm máu, bạn cũng biết được mình thuộc nhóm máu nào, từ đó xác định được bản thân có thể truyền máu cho ai hoặc nhận máu của ai. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu với tiến bộ của y học hiện nay xét nghiệm y khoa có thể giúp bác sĩ phát hiện ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm ở giai đoạn sớm. Lúc này bác sĩ sẽ giúp bạn trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng lâu dài và tăng cơ hội khỏi bệnh
Theo các chuyên gia, không thể xét nghiệm máu tại nhà. Xét nghiệm này cần thực hiện tại cơ sở y tế và sử dụng những máy móc cần thiết.
Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì?
Thông qua các chỉ số sinh hóa máu, bác sĩ có thể phát hiện những căn bệnh sau:
Giấy xét nghiệm máu cho biết các bệnh về máu
Những căn bệnh đầu tiên có thể phát hiện ra khí là những bệnh hoặc rối loạn về máu. Có thể bao gồm nhiễm trùng máu, thiếu máu, bệnh về đông máu, bệnh ký sinh trùng trong máu, rối loạn miễn dịch, ung thư máu… Những thông số xét nghiệm dùng để chẩn đoán những căn bệnh trên gồm:
- Thông số về tế bào hồng cầu.
- Thông số về tế bào bạch cầu.
- Thông số về tế bào tiểu cầu.
- Hemoglobin (Hb)
- Hematocrit (Hct)
- Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)
>>>>>>>> Xét nghiệm HPV
Ống xét nghiệm máu giúp xác định các bệnh về đường huyết
Thông qua xét nghiệm máu có thể biết được lượng đường glucose trong máu bạn có hàm lượng bao nhiêu. Bệnh đái tháo đường sẽ được phát hiện nếu lượng đường huyết này vượt quá giới hạn cho phép.
Khi lấy máu để xét nghiệm glucose, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn trước khi lấy máu. Bởi lẽ xét nghiệm đường huyết phải thực hiện khi đói. Tuy nhiên cũng có loại xét nghiệm đường huyết thực hiện sau bữa ăn, nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Đọc giấy xét nghiệm máu cho biết về bệnh canxi máu
Đối với cơ thể, canxi là một khoáng chất quan trọng. Tuy nhiên nếu hàm lượng canxi không ổn định mà tăng giảm bất thường thì sẽ gây ra một số bệnh lý về tuyến giáp, xương, thận, suy dinh dưỡng, ung thư hoặc một vài rối loạn khác.
Xác định các bệnh về cân bằng điện giải
Một trong những thông số xét nghiệm máu cần thiết là các chất điện giải chứa trong máu. Chúng giúp cân bằng độ axit và duy trì nồng độ chất lỏng trong cơ thể.
Sự bất thường trong nồng độ chất điện giải cho thấy tình trạng mất nước, tăng huyết áp, suy tim, bệnh về gan, thận hoặc các rối loạn khác.
Xác định các bệnh về thận
Để kiểm tra chức năng thận, bác sĩ có thể kiểm định nồng độ creatinin và urê máu thông qua xét nghiệm máu. Sự bất thường trong kết quả cho thấy tình trạng rối loạn chức năng thận.
Xác định các bệnh liên quan tới hoạt động của enzym
Các phản ứng hóa học trong cơ thể được kiểm soát và xúc tác dưới tác dụng của enzym. Có nhiều phương pháp xét nghiệm enzym khác nhau trong, đó có xét nghiệm máu. Khi làm xét nghiệm máu bác sĩ thường dùng để chẩn đoán cơn đau tim.
Xác định tình trạng cơ bắp và tổn thương tế bào tim
Troponin là một protein, với chức năng là hỗ trợ quá trình co cơ. Nồng độ của chúng sẽ tăng lên trong máu khi tế bào tim hoặc cơ bắp bị tổn thương. Nó cho thấy những cơn đau tim. Vì thế xét nghiệm máu sẽ được chỉ định để xác định hàm lượng troponin. Qua đó bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng thương tổn của tế bào tim và cơ bắp của bạn.
Xác định rối loạn mỡ máu và nguy cơ bệnh tim
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cũng được xác định thông qua xét nghiệm máu. Cụ thể xét nghiệm này giúp các bác sĩ kiểm tra hàm lượng cholesterol.
– Nồng độ cholesterol xấu: Nếu càng tích tụ nhiều thì tình trạng tắc nghẽn trong lòng mạch càng dễ xảy ra, gây xơ vữa động mạch.
– Nồng độ cholesterol tốt: Loại cholesterol này không đáng lo, chúng sẽ giúp giảm tình trạng tắc nghẽn ở trong động mạch.
– Triglyceride: Đây là chất béo có trong máu.
Sự bất thường trong hàm lượng triglixerit và cholesterol liên hệ tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Để xác định những thành phần này, người bệnh cần nhịn ăn từ 9 tới 12 tiếng trước khi xét nghiệm máu thì mới đảm bảo được độ chính xác là cao nhất.
Xét nghiệm máu gót chân để sàng lọc sơ sinh
Xét nghiệm máu gót chân được sử dụng cho trẻ sơ sinh nhằm sàng lọc và phát hiện sớm một số tình trạng bất thường. Đó có thể là rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, rối loạn nội tiết hoặc một bệnh lý nào đó. Việc sàng lọc sơ sinh sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra kịp thời, tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 95%. Qua đó bé sẽ có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Xét nghiệm máu gót chân có thể giúp bác sĩ xác định những bệnh sau ở trẻ sơ sinh:
Thiếu men G6PD
Đây là một bệnh lý di truyền dẫn tới tình trạng vàng da, nếu kéo dài sẽ tăng nguy cơ gây bệnh về não. Nếu trẻ bị thiếu men G6PD mà không bị vàng da trong giai đoạn sơ sinh thì khi bệnh bùng phát sau đó, trẻ khó thoát khỏi nguy cơ tử vong.
Suy giáp bẩm sinh
Nằm ở phía trước cổ, tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng có vai trò điều hòa sự tăng trưởng và phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự trưởng thành của tế bào. Suy giáp bẩm sinh khiến cho cho trẻ sơ sinh không sản xuất đủ hóc môn tuyến giáp, là nguyên nhân gây ra tình trạng đần độn về trí tuệ ở trẻ.
Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh
Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh là một căn bệnh di truyền nhưng tỉ lệ hiếm gặp. Khi mắc bệnh này, tuyến thượng thận của bé sẽ không sản xuất đủ lượng aldosterone và cortisol cần thiết theo nhu cầu cơ thể. Hệ quả là bé gái có xu hướng phát triển bộ phận sinh dục theo hướng nam tính. Bệnh phải điều trị suốt cuộc đời, và khi lớn lên nếu bé gái muốn sinh con, phải sinh mổ.
Xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng
CEA là một kháng nguyên tồn tại trong tế bào ruột của thai nhi. Chúng cũng có trong huyết thanh của người trưởng thành nhưng với hàm lượng rất thấp. Kháng nguyên này được coi là chất chỉ điểm cho những khối u bất thường ở đường tiêu hóa, trong số đó phải kể đến u đại tràng. Nguy cơ mắc bệnh ung thư là cao nếu nồng độ CEA trong máu cao bất thường.
Độ nhạy của việc tầm soát ung thư đại tràng qua chỉ số xét nghiệm máu là 50%, Trong khi đó, độ đặc hiệu là 90%. Vì thế chất chỉ điểm vàng để chẩn đoán ung thư đại tràng chính là nồng độ CEA trong máu.
>>>>>>>> xét nghiệm mụn rộp sinh dục
>>>>>>>> xét nghiệm vô sinh hết bao nhiêu tiền
>>>>>>>> xét nghiệm giang mai ở đâu
Xét nghiệm máu bình thường có phát hiện ra HIV không?
Rất nhiều người thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện HIV không? Tuy nhiên theo các chuyên gia, phương pháp này thường không thể giúp phát hiện được sự tồn tại của virus HIV trong cơ thể. Khi muốn chẩn đoán HIV, các chuyên gia bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm chuyên môn khác như tìm kháng thể, kháng nguyên trong giai đoạn thích hợp.
Trong xét nghiệm máu tổng quát sẽ không có xét nghiệm HIV nếu yêu cầu bác sĩ thì cũng không thể được. Do đó để biết có bị hiv hay không thì sẽ làm một số xét nghiệm sau:
Xét nghiệm tìm kháng nguyên: Xét nghiệm này giúp tìm kiếm virus HIV trong máu. Cho biết lượng virus có trong máu, đây là xét nghiệm khá tốn kém và không được sử dụng thường xuyên với mục đích sàng lọc cá nhân, trừ khi bạn có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao.
Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus HIV: Hầu hết các xét nghiệm HIV nhanh hay các bộ xét nghiệm tại nhà là xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm này giúp tìm kiếm kháng thể HIV trong máu hoặc dịch tiết cơ thể rồi đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích.
>>>>>>> xét nghiệm bệnh xã hội
Xét nghiệm máu khi mang thai
Xét nghiệm máu để biết có thai cũng là một xét nghiệm phổ biến với chị em phụ nữ. Mục đích của nó là để xác định xem chị em có mang thai hay không khi có dấu hiệu mang thai, sức khỏe của mẹ và bé ra sao, đồng thời dự đoán những nguy cơ có thể phát sinh trong thai kỳ. Qua đó các chuyên gia sẽ có sự can thiệp cần thiết nhằm hạn chế rủi ro, giúp thai kỳ của mẹ bầu khỏe mạnh hơn.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mà mẹ bầu thường thực hiện là:
- Xét nghiệm kiểm tra nhóm máu.
- Xét nghiệm yếu tố Rh.
- Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm cho thai nhi.
- Xét nghiệm huyết đồ.
Xét nghiệm máu khi mang thai lưu ý hai trường hợp sau:
Xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy
Đây có thể là do thai nhi chưa vào được trong buồng tử cung nên không siêu âm được phôi thai. Tuy nhiên nó cũng có thể cho thấy tình trạng mang thai ngoài tử cung. Dù thế nào, chị em cũng cần xét nghiệm lại kỹ càng mới kết luận được chính xác.
Thử que 2 vạch xét nghiệm máu không có thai lý giải
Điều này có thể là do:
- Dùng que thử thai kém chất lượng, đọc kết quả muộn hoặc thử sai cách nên kết quả bị sai lệch. Khi em không có thai dù que vẫn lên 2 vạch.
- Thực hiện xét nghiệm máu quá sớm. Hoặc do dùng thuốc an thần, promethazine, thuốc lợi tiểu nên ảnh hưởng tới nồng độ hCG trong máu. Cả hai trường hợp này đều dẫn tới kết quả xét nghiệm có khả năng sai lệch.
- Do thành nội mạc tử cung mỏng nên phôi thai phát triển yếu ớt và không thể bám chắc. Bên cạnh đó, việc không ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng làm hàm lượng hCG sản sinh chậm.
Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả?
Nhiều người quan tâm tới yếu tố thời gian chờ đợi kết quả sau khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên để biết xét nghiệm máu bao lâu có kết quả thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
Mục đích xét nghiệm
Mỗi loại xét nghiệm máu với mục đích khác nhau sẽ cho ra thời gian chờ đợi khác nhau. Một vài xét nghiệm phức tạp phải chờ từ 3 đến 4 tiếng, trong khi đó những xét nghiệm đơn giản chỉ mất từ 1 đến 2 tiếng chờ đợi. Nếu bạn xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần chờ đợi một tuần.
Phương pháp thực hiện
Thời gian có kết quả xét nghiệm cũng bị ảnh hưởng bởi phương pháp thực hiện. Cụ thể, thời gian chờ đợi ngắn hơn với các xét nghiệm test nhanh. Trong khi đó xét nghiệm máu chuyên sâu yêu cầu nhiều thời gian chờ đợi hơn.
Thiết bị tiến hành
Nếu bạn xét nghiệm máu bằng thiết bị hiện đại thì có thể để cho kết quả nhanh hơn so với thiết bị cũ từ 1 tới 2 tiếng, trong khi độ chính xác vẫn được đảm bảo.
Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?
Ngày nay chi phí xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế rơi vào khoảng vài trăm ngàn đồng từ 200-500 ngàn đồng tùy vào cơ sở và nhu cầu xét nghiệm gì. Nếu bạn thực hiện xét nghiệm máu chuyên sâu thì chi phí có thể cao hơn. Những xét nghiệm chuyên sâu này không nằm trong gói khám cơ bản và tổng quát. Xét nghiệm máu chuyên sâu thường dùng khi phát hiện thấy tình trạng bất thường của cơ thể, bệnh nặng biểu hiện lạ.
Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?
Nhiều người thắc mắc trước khi xét nghiệm máu có được ăn sáng không? Câu trả lời là đa số các trường hợp xét nghiệm máu cần nhịn ăn sáng. Bởi lẽ sau khi vào cơ thể, thức ăn sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng hấp thụ vào trong máu. Vì thế, thành phần chất trong máu sẽ thay đổi sau khi ăn, khiến kết quả xét nghiệm không còn chính xác. Sau đây là những loại xét nghiệm máu bạn cần nhịn ăn trước khi thực hiện:
– Xét nghiệm đường huyết
– Xét nghiệm sắt trong máu
– Xét nghiệm cholesterol máu
– Xét nghiệm đánh giá chức năng thận
Tuy nhiên bạn không cần nhịn ăn sáng với xét nghiệm xác định nhóm máu. Bởi xét nghiệm này dựa trên kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, do yếu tố gen di truyền quy định, không bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài.
Xét nghiệm máu ở đâu uy tín?
Rất nhiều cơ sở y tế có dịch vụ xét nghiệm máu hiện đại. Trong đó, Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội là một cơ sở được nhiều người nhắc tên. Đây là nơi xét nghiệm máu cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác.
Tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, bạn sẽ được lấy máu đơn giản, nhanh chóng mà không cần xếp hàng chờ đợi lâu. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ hẹn bạn thời gian cụ thể để nhận kết quả. Nếu muốn bạn hoàn toàn có thể nhận kết quả online mà không cần phải mất công đến.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm máu trong y học hiện nay. Đừng quên chủ động xét nghiệm máu tổng quát để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường của cơ thể, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt hơn.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin