Ký sinh trùng là sinh vật chuyên sống bám trên các khác loài, gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Chúng không chỉ sống bám trên người mà còn trên các loài vật nuôi. Hiểu biết về ký sinh trùng sẽ giúp bạn phòng tránh chúng tốt hơn. Qua bài viết sau hãy cùng tìm hiểu về các loài ký sinh trùng nhé!
Ký sinh trùng là gì?
Ký sinh trùng tiếng Anh là gì? Đó là parasites, một sinh vật sống ký sinh trên cơ thể một loài sinh vật sống khác (động vật, thực vật, con người) – được gọi là ký chủ. Ký sinh trùng sống phụ thuộc hoàn toàn vào ký chủ để tồn tại và sinh sôi. Vì thế, ký sinh trùng hiếm khi giết chết ký chủ, tuy nhiên nó có khả năng là nguồn lây lan bệnh tật, và vài bệnh trong số đó có thể gây tử vong cho ký chủ.
Khác với động vật ăn thịt, các loài ký sinh trùng thường có kích thước nhỏ hơn so với ký chủ nhiều, nhưng tốc độ sinh sản lại nhanh hơn. Chúng có thể ký sinh nội sinh hay ngoại sinh, ký sinh hoàn toàn hay không hoàn toàn, ký sinh trên hay dưới da…
Khoảng 70% các loài vật ký sinh không nhìn thấy được bằng mắt người, nhưng một số ký sinh vật có chiều dài còn hơn cả cơ thể người, ví dụ có loại sán dây dài từ 2 – 4 mét, thậm chí tới 8 – 10 mét. Ký sinh trùng không phải là bệnh lý, nhưng có khả năng truyền bệnh. Những loài ký sinh trùng khác nhau thường gây ra bệnh khác nhau.
>>>>>>>> Test giang mai
Phân loại ký sinh trùng
Có thể phân chia các loại ký sinh trùng theo nhiều tiêu chí khác nhau:
Theo hiện tượng ký sinh
Ký sinh vĩnh viễn: nhóm ký sinh trùng sống suốt đời trên người hay bên trong ký chủ. Ví dụ như: giun đũa sống trong ruột non của người.
Ký sinh tạm thời: nhóm ký sinh trùng bám vào ký chủ khi có nhu cầu lấy thức ăn. Ví dụ: muỗi hút máu người khi cần ăn để sinh sản.
Theo điều kiện sống
Ký sinh trùng bắt buộc: nhóm ký sinh trùng muốn tồn tại thì buộc phải ký sinh vào ký chủ
Ký sinh trùng tùy nghi: nhóm ký sinh trùng vừa có thể sống ở môi trường ngoài vừa ký sinh được, tùy vào môi trường và điều kiện sống.
Theo vị trí ký sinh
Nội ký sinh trùng: nhóm ký sinh trùng sống bên trong các tạng cơ quan của ký chủ.
Ngoại ký sinh trùng: nhóm ký sinh trùng sống trên bề mặt hoặc bên trong da.
Theo khả năng di chuyển
Ký sinh trùng lạc chỗ: nhóm ký sinh trùng di chuyển sang cơ quan khác bình thường của loài đó.
Ký sinh trùng lạc chủ: ký sinh ở ký chủ này nhưng lại có thể nhiễm qua loài ký chủ khác.
>>>>>>>>> Xét nghiệm hpv
Một số loại ký sinh trùng thường gặp trên người
Có nhiều loại ký sinh ảnh hưởng không tốt đến con người và gây ra nhiều loại bệnh khác nhau. Ký sinh trùng ở người vốn thuộc 3 nhóm chính: nhóm giun sán, nhóm sinh vật đơn bào và nhóm ngoại ký sinh.
Ký sinh trùng làm tổ trên da người: con chấy
Bệnh gây nên bởi giống chấy Pediculus (họ Pediculidae) thường hay ký sinh ở người, thuộc loại biến thái không hoàn toàn. Loài này gây cảm giác ngứa ngáy, đặc biệt là vùng đầu, gáy, có khả năng gây ra nhiễm trùng phụ do gãi hay trở thành chốc, tạo ra tổn thương có mày và rỉ nước, với hạch cổ. Thậm chí, chúng có thể gây viêm kết mạc mụn nước.
Loại ký sinh trùng đó thường gặp ở xứ lạnh, khiến bệnh nhân ngứa nhiều vào chiều tối ở nách, lưng, vai, thắt lưng. Không xảy ra ở mặt, tay, chân. Ngứa ngáy có thể dẫn tới tình trạng chốc hóa.
Ký sinh trùng trên da: con rệp
Khi bị con ký sinh trùng này chích hút máu, phản ứng dị ứng có thể xảy ra tùy theo cơ thể. Ngứa sẽ xuất hiện sau 2-3 phút bị rệp hút máu. Phản ứng tùy người mà nặng hay nhẹ, hoặc có khi gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh ở một số người. Trẻ em phản ứng nhạy cảm hơn, đôi khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi.
Ký sinh trùng ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh da tương đối phổ biến ở nước ta. Nó thường xuất hiện ở những vùng đông đúc dân cư, nhà ở chật hẹp, thiếu nước sinh hoạt, thiếu vệ sinh. Bệnh lây từ người này sang người khác nếu có sự tiếp xúc trực tiếp hoặc qua chăn chiếu, quần áo dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ.
Sau khi xâm nhập vào da ký chủ, con ghẻ phá hủy mô dưới da để làm thức ăn và làm nơi cư ngụ bằng cách đào đường hầm dưới da… Điều kiện thuận lợi cho chúng đào đường hầm là ban đêm, đào được khoảng 3-5mm mỗi ngày, những đoạn đường hầm kết thúc khi chúng chạm tới lớp sừng của da.
Ký sinh trùng sốt rét
Một người bị đốt bởi muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét (tên Plasmodium), thì ký sinh trùng sẽ vào máu rồi đến gan, làm tế bào gan bị vỡ, lại giải phóng ký sinh trùng non vào máu. Ở đây, ký sinh trùng non xâm nhập hồng cầu non và trải qua các giai đoạn phát triển như trong tế bào gan, tiếp tục phá vỡ hồng cầu để giải phóng ký sinh trùng, lúc đó cơn sốt rét sẽ xuất hiện.
Sốt sét là loại bệnh khiến người mắc bị thiếu máu, đồng thời hồng cầu có kích thước không đều, bị biến dạng. Mức độ thiếu máu sẽ thay đổi tùy theo loại ký sinh trùng sốt rét nào gây ra.
Ký sinh trùng máu Babesiosis
Đây là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào babesia và thông qua các vết cắn của bọ ve để lây truyền sang người. Bệnh ảnh hưởng tới các tế bào hồng cầu, với những biểu hiện như: tan máu, sốt và đái ra huyết cầu tố.
Ký sinh trùng trong mắt: bệnh Loiasis
Loại giun chỉ này thông qua vết đốt của ruồi mang mầm bệnh để lây nhiễm vào người. Khi vào được bên trong cơ thể, chúng sẽ tiếp tục di chuyển đến các mô, và sinh ra ấu trùng là microfilariae. Triệu chứng nhận biết có giun trong mắt chính là nhìn thấy được những con giun đang di chuyển trong mắt, gây suy giảm thị lực, đau mắt, giảm chuyển động của mắt và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng.
Ký sinh trùng ở mắt gây bệnh Acanthamoebiasis
Đây là một loại trùng amip đơn bào, hay sống trong môi trường nước (bao gồm cả nước ngọt và mặn). Tuy rằng không phổ biến nhưng nếu bị nhiễm loại amip này trong mắt, thị lực của bạn có thể bị hỏng.
Amip này xâm nhập trực tiếp vào cơ quan giác mạc. Việc sử dụng kính áp tròng không đảm bảo vệ sinh là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh.
Một số loại ký sinh trùng thường gặp trên động vật
Ký sinh trùng trên động vật cũng rất đa dạng, ở đây chỉ ví dụ một vài loài:
Ký sinh trùng máu ở chó
Bệnh ký sinh trùng máu ở chó còn gọi là bệnh Babesiosis. Nó rất nguy hiểm khi lây truyền chủ yếu qua vết cắn trực tiếp dẫn đến dính máu. Chủ yếu nguyên nhân là do virus Rickettsia tấn công tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu của chó. Căn bệnh này sẽ làmcho những chú cún của chúng ta mệt mỏi, chán ăn dần và có thể gây tử vong.
Ký sinh trùng máu ở mèo
Cytauxzoonosis là một dạng ký sinh trùng thường gặp ở các mạch máu tại gan, lá lách, phổi, thận và não của mèo. Nó sẽ nguy hiểm khi nhiệt độ cơ thể mèo tăng lên và khi huyết áp thấp bất thường. Nhiễm trùng máu sẽ nhanh chóng thành sốc nhiễm trùng nếu không được chữa trị kịp thời, và lúc này không còn khả năng cứu chữa.
Ký sinh trùng trên tôm
Gregarines là nhóm động vật nguyên sinh chuyên sống kí sinh lây lan rộng trên tôm biển (tỉ lệ 10-90%). Các chi được phân lập chính là Nematopsis và Cephalobolus, trong khi chi thứ ba Paraophiodine chỉ gặp ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm.
Gregarine sẽ xuất hiện trong tôm ở ống tiêu hoá, và thường được quan sát nhiều dưới dạng trophozoite hoặc có khi là dạng kén (gametocyst). Chúng có vòng đời liên quan đến kí chủ trung gian là vài động vật không xương sống như ốc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ hoặc giun biển.
Ký sinh trùng bọ ngựa
Ký sinh trùng giun bờm ngựa (hay Nematomorpha) là loài giun thường xuyên ký sinh trong các loại côn trùng như gián, muỗi hoặc dế, đặc biệt là bọ ngựa… Cơ thể giun bờm ngựa rất mảnh với chiều dài lên tới 2m. Thế nên nó có thể ký sinh trong vật chủ theo số lượng, có khi lên tới vài chục cá thể
Giun bờm ngựa trong một lần sinh sản thường đẻ tới 15 triệu quả trứng. Sau khi đẻ xong giun mẹ sẽ chết. Trong vài tháng giun bờm ngựa sẽ xâm nhập và phát triển trong cơ thể vật chủ. Khi trưởng thành, chúng tiết ra chất có thể phá hủy hệ thống thần kinh vật chủ, thôi thúc vật chủ tự kết liễu bằng cách nhảy xuống nước.
Ký sinh trùng máu ở gà
Bệnh ký sinh trùng máu ở gà còn gọi là bệnh sốt rét gà, rất nguy hiểm, có khả năng làm giảm sự phát triển cũng như sinh sản của gà. Nó đã xuất hiện trên các đàn gia cầm tại nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam là 1 trong số đó. Dịch bệnh ký sinh trùng này mạnh mẽ phát triển trong môi trường có khí hậu nắng nóng, ẩm ướt. Ở nước ta, theo thống kê, từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm gà nhiễm bệnh với số lượng rất lớn, khó có thể nhanh chóng và triệt để giải quyết, gây ra thiệt hại rất lớn cho người dân.
Ký sinh trùng nguy hiểm ra sao?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường, cần phải được phát hiện và kịp thời chữa. Tùy vào loại ký sinh trùng và nơi chúng ký sinh mà biến chứng sẽ rất khác nhau. Các biến chứng nhẹ có thể bao gồm: suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt, ho sốt, tiêu chảy, mẩn ngứa…
Biến chứng nặng như:
– Ký sinh trùng trong nội tạng dễ làm tổn thương gan, thận, phổi,đường tiêu hóa như: viêm loét đường tiêu hóa, tắc mật, tắc ruột, sỏi mật, viêm đường mật, u gan, áp xe phổi, áp xe gan, tràn dịch màng phổi… có khả năng dẫn đến tử vong. Loài sán lá gan Opisthorchis viverrini sống trong đường mật có khả năng dẫn đến ung thư đường mật.
– Ký sinh trùng ở mắt dễ gây hạn chế thị lực, sẹo mắt hoặc mù lòa.
– Ký sinh trùng ở não làm dây thần kinh bị chèn ép, đau đầu dữ đội, động kinh hoặc co giật, liệt, nói ngọng, hôn mê, mù mắt, tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh ký sinh trùng nếu nhiễm ở người già hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm thường nặng và nguy hiểm hơn.
Ký sinh trùng trên người, khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh do ký sinh trùng sẽ gây ra 4 nhóm triệu chứng lớn sau:
- Hiện tượng viêm: viêm nhiễm thường xảy ra nơi bị ký sinh trùng xâm nhập và gây ra các phản ứng tại chỗ.
- Hiện tượng nhiễm độc: khi ký sinh vật tiết độc tố sẽ gây nhiễm độc, thường kéo dài và mãn tính.
- Hiện tượng hao tổn: bệnh nhân bị thiếu máu và suy dinh dưỡng do bị ký sinh trùng tranh giành chất dinh dưỡng, họ cũng dễ bị mất máu do xuất huyết. Đặc biệt khi nhiễm giun nặng, thiếu máu trầm trọng có thể diễn ra.
- Hiện tượng dị ứng: rất thường xuyên xảy ra trong bệnh nhiễm ký sinh với các mức độ khác nhau như: mề đay, hen suyễn, tăng bạch cầu ái toan…
Do đó, khi các dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng xuất hiện, bạn cần khám bệnh tại chuyên khoa Ký sinh trùng để được hỗ trợ y tế. Những dấu hiệu phổ biến gồm:
- Các biểu hiện dị ứng trên da như chàm, phát ban đỏ, sưng tấy, loét…
- Các vấn đề tiêu hóa như táo bón mãn tính, tiêu chảy mãn tính, nôn ói, đầy hơi, cảm giác bỏng rát trong bao tử…
- Cảm giác ngứa tại vùng hậu môn: giun kim đang đẻ trứng sẽ gây cảm giác này, xung quanh hậu môn rất ngứa ngáy, khó chịu…
- Thiếu máu, cảm giác thèm ăn kéo dài, mệt mỏi…
Biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng cho người
Những điều cơ bản nhất mà bạn cần phải làm để phòng ngừa ký sinh trùng xâm nhập cơ thể gồm:
Làm sạch môi trường xung quanh
– Chôn vùi hoặc đốt các đống rác.
– Che đậy thức ăn không cho ruồi nhặng bu đậu.
– Lau nhà thay vì quét nhà.
– Không bón rau cải, ruộng lúa bằng phân tươi. Cần ủ phân ít nhất 3 tháng.
Nâng cao ý thức trong việc vệ sinh cá nhân
– Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch cẩn thận trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
– Trẻ em mới biết bò, biết đi thì không nên cho chơi đùa dưới đất.
– Rau ăn sống phải rửa từng lá, từng cọng dưới vòi nước đang chảy nhiều lần để trôi bớt trứng giun sán…
– Hạn chế ăn hàng rong. Không nên ăn thịt tái, gỏi cá sống, đồ ăn nấu chưa nấu chín…
Ký sinh trùng khi vào trong cơ thể người sẽ để lại hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe nếu không chữa sớm. Do đó, bạn cần có hiểu biết nhất định và phản ứng đúng cách, tuyệt đối không chủ quan với bệnh!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin