Thoát vị đĩa đệm không chỉ là nỗi ám ảnh của người già, mà ngay cả người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh nếu được can thiệp sớm sẽ có khả năng ổn định nhanh. Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm nằm đan xen ở giữa các đốt sống có tác dụng co giãn giúp các đốt xương hoạt động mà không bị cọ xát vào nhau. Cấu tạo đĩa đệm gồm 2 thành phần là bao xơ và nhân nhầy. Thoát vị đĩa đệm tiếng anh là disc herniation là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm xuất hiện thương tổn, thoái hóa hay chịu tác động tiêu cực dẫn tới rách, nứt. Điều này tạo cơ hội cho các khối nhân nhầy bên trong các bao xơ theo vết nứt, vết rách thoát ra ngoài gât chèn ép lên ống sống, rễ thần kinh gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm triệu chứng như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý xương khớp khác do triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Vì thế, người bệnh cần hết sức cẩn trọng nếu thấy cơ thể có các triệu chứng sau:
- Đau nhức tại chỗ: Đây là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất.
- Tê bì chân tay: Người bệnh sẽ có cảm giác tê bì tại các vùng tay chân nơi các rễ thần kinh bị chèn ép.
- Teo cơ: Bệnh có thể dẫn đến tình trạng teo cơ tại những vùng bắp tay, bắp chân,… do cơ bắp không thể phát triển được.
- Rối loạn cảm giác: Vì các rễ thần kinh bị chèn ép nên người bệnh sẽ có cảm giác không “thật” khi vận động, cầm nắm một vật gì đó.
- Chóng mặt đau đầu: Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, đầu bốc hỏa bởi các mạch máu cơ tác dụng nuôi dưỡng tế bào não bị chèn ép.
- Cơn đau lan xuống chân: Người bệnh sẽ có cảm giác đau từ vùng lưng chạy xuống chân do sự chèn éo của các dây thần kinh.
- Hạn chế khả năng vận động: Tốc độ vận động của người bệnh bị giảm, chậm chạp, thiếu linh hoạt hơn, dễ nhận thấy nhất là khi cầm nắm đồ vật.
Nếu có các triệu chứng kể trên, người bệnh nên tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để bệnh kéo dài, nặng, khó điều trị hơn.
>>>>>>>> Đau bụng nguyên nhân do đâu
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở vị trí nào?
Cơ thể có nhiều đĩa đệm khác nhau nên bệnh có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó điển hình nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cổ.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chia làm 2 loại chính là thoát vị đĩa đệm giữa đốt sống L5 S1 và L4 L5. Trong đó, L4 L5 có vị trí ở cuối cột sống thắt lưng. S1 là đốt sống đầu tiên thuộc phần xương cùng cụt.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1
Đây là các đốt sống có khả năng thoái vị cao, bởi chúng phải chịu đựng rất nhiều áp lực từ những hoạt động hàng ngày của con người. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh S1 gây ra các biến chứng nguy hiểm như: hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp, tàn phế.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5
Đây là vị trí dễ bị tổn thương như: nứt, vỡ vỏ bao xơ đĩa đệm,… Khi gặp tình trạng này, các bao xơ đĩa đệm có thể nằm ở phía trước, sau hay lệch sang hai bên tùy thuộc hoạt động. Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể lệch khoảng 3 – 8mm sang bên phải hay bên trái.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Tương tụ cột sống thắt lưng, cột sống cổ cũng được chia làm 6 đốt với ký tự từ C1 đến C6. Trong đó thường gặp nhất là đốt sống cổ C5 và C6.
Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: đau nhức, khó chịu tại vùng vai gáy, cổ,… Những cơn đau cũng có chiều hướng lan dần xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay, kéo theo đó là cản trở việc vận động, giảm lực bóp của bàn tay.
Bệnh nếu không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày như: xoay cổ, đầu kém linh hoạt. Trường hợp bệnh kéo dài, chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ thiếu máu não, liệt nửa người.
>>>>>>> Thận yếu là sao
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh ở mức độ nhẹ có thể gây đau nuốt, tê nhức, cử động khó khăn, khả năng vận động sinh hoạt hàng ngày bị hạn chế. Trưởng hợp bệnh nặng, bệnh có thể dẫn tới teo cơ, rối loạn hành vi, nguy hiểm hơn là tàn phế vĩnh viễn.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Các chuyên gia cho biết, khi một đĩa đệm bị thoái hóa, nó sẽ không thể trở về trạng thái vốn có ban đầu, dù bạn có thay đĩa đệm nhân tạo, phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị thì điều này cũng không thể chữa dứt điểm bệnh.
Tuy nhiên, nếu bạn can thiệp sớm, tuân thủ đúng lộ trình điều trị của bác sĩ, bệnh có thể hồi phục khoảng 80 – 95%. Chữa thoát vị đĩa đệm bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như: tình trạng bệnh, khả năng kiên trì chữa bệnh của bệnh nhân, phương pháp điều trị,…
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?
Đây là câu hỏi được bệnh nhân quan tâm nhất hiện nay, bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng, hiệu quả điều trị bệnh. Để hiệu quả điều trị được tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu canxi
- Thực phẩm có hàm lượng vitamin cao
- Chứa Glucosamine và chondroitin
- Thực phẩm dồi dào Omega-3
Thoát vị đĩa đệm kiêng gì?
Những người bị thoát vị đĩa đệm cần kiêng những thực phẩm sau: Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, nội tạng động vật, thịt màu đỏ,…
Mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?
Với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn phương pháp phẫu thuật, mổ thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, cách điều trị bệnh này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, điển hình như: nhiễm trùng, chảy máu vết thương, tổn thương rễ thần kinh hay mô mềm xung quanh,…
Đặc biệt, phương pháp có tỷ lệ tái phát cao khoảng 5 – 10%. Vì thế, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn. Các chuyên gia cũng cho biết, rất khó để đưa ra con số chính xác về mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền. Bởi, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng bệnh, phương pháp mổ, tay nghề bác sĩ, cơ sở y tế mà bệnh nhân thực hiện,…
Tốt nhất bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa giỏi. Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc chữa bệnh tại nhà, tránh bệnh nặng, nghiêm trọng hơn.
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Người bị thoát vị đĩa đệm nên thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe của tình trạng bệnh. Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh nhanh chóng thay vì chỉ nghỉ ngơi tại chỗ.
Điều này không những không ảnh hưởng tới tình trạng thoát vị mà nó còn tác động có lợi tới sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng, Bởi nó giúp tăng sự dẻo dai cho thệ thống cơ, xương, nhất là các cơ cột sống.
Động tác đi bộ rất nhẹ nhàng, không gây áp lực lên xương khớp, giúp cải thiện khí huyết lưu thông, cơ vùng thắt lưng, chân, tay chắc khỏe, giảm thiểu sự chèn ép và đau nhức.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời. Mọi thắc mắc cần chuyên gia y tế đầu ngành giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi [TẠI ĐÂY]!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin