Sỏi thận là căn bệnh đường tiết niệu gặp rất nhiều hiện nay ở cả nam giới và nữ giới. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân ở Việt Nam ngày càng tăng cao hơn trong những năm gần đây. Với tâm lý phòng bệnh từ gốc, thì việc nhận biết nguyên nhân tại sao bị sỏi thận là rất quan trọng để ngăn ngừa được căn bệnh này.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là căn bệnh xuất hiện khi các chất khoáng lắng đọng ở trong thận, niệu quản, bàng quang… lâu ngày và kết thành sỏi. Điều này xảy ra khi nồng độ khoáng chất tăng cao trong nước tiểu và lượng nước tiểu quá ít. Thành phần chủ yếu cấu tạo nên viên sỏi thường là calci.
Sỏi thận có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Khi sỏi còn nhỏ thì có thể theo đường nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên khi sỏi lớn hơn thì sẽ khó di chuyển trong đường tiết niệu, khiến bệnh nhân xuất hiện cơn đau quặn, vô niệu, đái máu… Vậy tại sao bị sỏi thận nguyên nhân đến từ đâu hãy cùng các bác sĩ làm rõ về vấn đề này trong các phần tiếp theo
Tại sao bị sỏi thận? Những nguyên nhân phổ biến nhất!
Nguyên nhân tại sao bị sỏi thận đa phần xuất phát từ thói quen sinh hoạt không hợp lý của chúng ta, nhưng cũng có thể sỏi thận xuất hiện từ các bệnh lý:
Các bệnh lý đường tiết niệu và tiêu hóa
Bệnh nhiễm toan ống thận, bệnh viêm cầu thận, bệnh dạ dày, bệnh cường giáp, tiêu chảy mãn tính, bệnh viêm ruột… hoặc các thủ thuật đường tiết niệu đều có thể là nguyên nhân gây sỏi thận. Bởi lẽ thận yếu sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và bài tiết oxalat, canxi… khiến nguy cơ sỏi thận gia tăng.
Tình trạng thừa cân béo phì
Thống kê cho thấy những người béo phì, với kích thước vòng eo quá cỡ thường có nguy cơ mắc sỏi thận cao gấp 2 lần so với người bình thường. Vì thế thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây sỏi thận.
Thói quen ít vận động
Ngồi quá lâu một tư thế và ít vận động sẽ khiến cho cho khoáng chất trong nước tiểu dễ dàng kết tinh lại hơn và lắng đọng để tạo sỏi. Bên cạnh đó, nếu bạn ít vận động thì nguy cơ béo phì thừa cân cũng gia tăng.
Tác động của một số loại thuốc
Nguy cơ hình thành sỏi thận sẽ tăng lên khi bạn dùng một số loại thuốc như:
– Một số loại thuốc kháng sinh, trong đó có thuốc kháng sinh ciprofloxacin và sulfa
– Một số loại thuốc chữa trị HIV và AIDS
– Một vài loại thuốc lợi tiểu dùng để điều trị huyết áp cao.
Uống không đủ nước
Các chất khoáng sẽ được nước tiểu pha loãng. Vì thế nếu bạn uống ít nước thì chúng sẽ bị cô đặc lại và dễ hình thành thành viên sỏi thận. Đó là lý do để tránh sỏi thận, bạn nên uống đủ nước hằng ngày giúp cải thiện tình trạng sỏi thận.
Thói quen nhịn tiểu
Khi bạn nhịn tiểu thì nước tiểu sẽ được lưu trong bàng quang quá lâu, nên các khoáng chất có cơ hội kết dính với nhau và tạo sỏi. Bên cạnh đó, vi khuẩn trong nước tiểu cũng có thể sinh sôi và gây ra bệnh viêm đường tiết niệu rất nguy hiểm. Khi buồn tiểu hãy đi tiểu ngay để tránh việc nước tiểu tích tụ thành sỏi trong thận đồng thời giải tỏa các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
>>>>>>>> Quay tay nhiều có bị thận không
Chế độ ăn dư thừa oxalat và thiếu hụt canxi
Canxi là thành phần cấu thành nên 80% sỏi thận. Tuy nhiên chính sự thiếu canxi khiến nguy cơ sỏi thận gia tăng, vì thế bạn không cần phải kiêng chất này. Trong cơ thể, oxalat và canxi sẽ liên kết với nhau tạo thành canxi oxalat, được đường tiêu hóa hấp thu trước khi đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Vì thế nếu hai nhóm chất này mất cân bằng thì sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Nhịn bữa sáng
Nhiều người trong chúng ta thường có thói quen bỏ bữa sáng. Tuy nhiên sau 1 đêm, rất cần thiết việc bổ sung năng lượng cho cơ thể. Khi bạn nhịn ăn sáng thì dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột. Lúc này mật tiết ra Cholesterol có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Ăn dư thừa đạm động vật
Nhiều người bị sỏi thận là do ăn dư thừa đạm động vật. Theo các nhà khoa học, các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt lợn, thịt bò và nội tạng động vật có chứa nhiều protein. Vì thế chúng chứa một lượng lớn purin, làm nồng độ axit uric gia tăng và làm nước tiểu bị axit hóa. Lúc này các khoáng chất có điều kiện thuận lợi để kết tinh thành sỏi axit uric.
Ngoài ra một chế độ ăn giàu protein động vật sẽ khiến nồng độ canxi trong nước tiểu gia tăng, đồng thời giảm nồng độ citrate (1 chất chống kết tinh sỏi). Hệ quả đều làm nguy cơ sỏi thận tăng.
>>>>>>>> Ăn gì tốt cho thận
Ăn quá mặn
Tại sao ăn mặn lại dễ bị sỏi thận? Ăn mặn là một trong những nguy cơ lớn gây ra sỏi thận và suy thận, ăn nhiều đồ quá mặn là một thói quen nguy hiểm gây ra tình trạng sỏi thận ở rất nhiều bệnh nhân hiện nay. Sự dư thừa natri trong các đồ ăn chế biến sẵn và muối ăn… khiến cho thận giữ nhiều nước và ức chế việc tái hấp thu canxi. Canxi trong nước tiểu gia tăng nồng độ nên viên sỏi dễ hình thành hơn.
Những yếu tố nào khiến nguy cơ mắc sỏi thận gia tăng?
Sỏi thận còn gia tăng nguy cơ nếu gặp phải những yếu tố sau đây:
- Dùng thuốc tây lâu ngày và bị tác dụng phụ làm ảnh hưởng. Ví dụ nhóm thuốc nhuận tràng, thuốc chống co giật, vitamin D tổng hợp, canxi…
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình từng có người bị sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu.
- Nam giới ngoài 30 tuổi.
- Chế độ sinh hoạt hằng ngày không khoa học
Các thông tin trên bài viết hy vọng đã giúp bạn nắm vững các nguyên nhân tại sao bị sỏi thận rồi phải không. Từ các kiến thức quan trọng về sỏi thận nguyên nhân từ đâu bạn có thể phòng tránh bệnh hiệu quả, hoặc cùng bác sĩ thảo luận phương pháp điều trị phù hợp nhất!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin