banner

Bệnh parkinson cách điều trị và phòng ngừa

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Bệnh Parkinson là một tình trạng rối loạn khả năng kiểm soát vận động phổ biến của não bộ. Căn bệnh này theo thời gian sẽ diễn tiến nặng dần. Nhưng nếu được điều trị tốt, người bệnh có thể tránh được việc mất chức năng nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về bệnh parkinson.

Bệnh parkinson là gì? 

Bệnh run tay parkinson là một tình trạng bệnh lý thuộc về thần kinh, xuất hiện khi nhóm tế bào trong não bộ bị thoái hóa. Lúc này bệnh nhân không thể kiểm soát được sự vận động của các cơ bắp, dẫn đến tình trạng đi lại khó khăn, chậm chạp trong từng cử động, chân tay bị run cứng. Sự tiến triển của bệnh có thể ảnh hưởng tới các tế bào thần kinh, khiến dopamine bị thiếu hụt.

bệnh parkinson là gì

Hiện nay, y học vẫn chưa có nghiên cứu ra được phương pháp nào có thể chữa khỏi bệnh Parkinson hoàn toàn. Những biện pháp đang sử dụng chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, trì hoãn bệnh tiến triển.

>>>>>>>> nhịp tim bình thường

Bệnh parkinson ở người trẻ

Bệnh Parkinson gặp phổ biến ở người lớn tuổi, chỉ có 10% trường hợp là khởi phát ở người trẻ dưới 40 tuổi. Tuy nhiên tỷ lệ phát người trẻ mắc bệnh này ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây.

Tiến trình phát triển bệnh Parkinson ở người trẻ không nhanh như người lớn tuổi. Khi người trẻ khởi phát bệnh, nguyên nhân có thể do di truyền kết hợp với các yếu tố môi trường. 

Nguyên nhân bệnh parkinson

Hiện nay, y học chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Parkinson cụ thể. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này:

– Tuổi tác: do hàm lượng Dopamine hay có xu hướng giảm đi ở người già.

– Môi trường: những đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn so với những người bình thường.

– Chấn thương sọ não: nếu từng có tiền sử chấn thương sọ não thì nguy cơ mắc bệnh ở người đó cũng cao.

– Di truyền: nếu như trong gia đình có người từng bị bệnh parkinson thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này cũng khá cao.

>>>>>>>> bộ phận sinh dục nam thế nào là đẹp

Triệu chứng bệnh parkinson

Một số dấu hiệu bệnh parkinson thường xuất hiện ở người bệnh như sau:

Run tay run chân

Run là triệu chứng phổ biến nhất, gặp phải ở tay lẫn chân. Tình trạng run thường trở nên rõ ràng hơn khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Ví dụ: khi bệnh nhân nói sang và cùng lúc để 2 tay nghỉ trên đùi của mình thì tình trạng run các ngón tay sẽ rõ ràng hơn và xuất hiện nhiều hơn. Nhưng nếu bệnh nhân đưa tay để cầm nắm vật gì đó thì tình trạng run lại giảm đi. Đó là lý do người ta nói kiểu run của bệnh là run khi nghỉ. Tình trạng này sẽ trái ngược với chứng run do bệnh tiểu não hoặc run vô căn. Mặc dù vậy, vẫn có gần 15% trường hợp trong thời kỳ trình điệu trị bệnh không bao giờ có dấu hiệu run.

bệnh parkinson nguyên nhân do đâu

Cứng đờ các cơ bắp

Bệnh nhân sẽ trở nên khó xoay người hay cổ, khó khăn khi đang ngồi trên ghế mà đứng dậy, hoặc muốn trở mình khi nằm trên giường. Những cử động khéo léo của ngón tay cũng khó thực hiện hơn. Nét mặt bệnh nhân cũng đờ đẫn, khó biểu lộ cảm xúc hơn so với người bình thường. Trong khi đó, dáng đi của người bệnh hơi còng xuống.

Phối hợp các hoạt động chậm chạp

Khi mới ở giai đoạn đầu bệnh Parkinson có dấu hiệu rõ nhất. Lúc này dù người bệnh thay đổi bất kỳ tư thế nào đều làm với tốc độ chậm chạp. VD như quay đầu, cài khuy, quay người, buộc dây giày…

Rối loạn giữ thăng bằng

Mất thăng bằng thường ít khi xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh, mà xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn trễ. Lúc này, người bệnh cảm thấy khó khăn hơn khi muốn đi lại, thậm chí phải ngồi xe lăn hoặc cần có người hỗ trợ. Đồng thời, bệnh nhân cũng khó khăn khi muốn ngồi vào ghế, đứng dậy khỏi ghế, khi đi dễ bị té ngã.

Giảm cảm giác về mùi

Ở giai đoạn đầu, bệnh Parkinson sẽ ảnh hưởng đến khứu giác. Lúc này bệnh nhân không còn phân biệt được mùi của thực phẩm. Tình trạng có thể nặng thêm nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời.

Các vấn đề về đường ruột

Triệu chứng đường ruột đặc hiệu xuất hiện là táo bón, cũng như các vấn đề tiêu hóa phổ biến ở người lớn tuổi.

Đau vai

Tình trạng đau vai xuất hiện và kéo dài, không thuyên giảm dù can thiệp y tế, đây là một trong những triệu chứng của bệnh Parkinson.

Mệt mỏi

Bệnh Parkinson cũng có dấu hiệu sớm là mệt mỏi thường xuyên. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như: thay đổi giọng nói, chữ viết, tính khí thất thường.

Những vấn đề về nhận thức 

Các vấn đề về trí nhớ và suy nghĩ thường gặp ở bệnh nhân Parkinson với mức độ từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng bất thường về nhận thức thường thấy là khó đưa ra quyết định, suy nghĩ chậm chạp, ghi nhớ các sự kiện gần đây khó khăn và cũng gặp khó khăn khi nhận định về khoảng cách.

Hoang tưởng và ảo giác

Có khoảng 20 – 40% bệnh nhân dùng thuốc điều trị Parkinson gặp phải các triệu chứng hoang tưởng.

Ảo giác thị giác là triệu chứng tâm thần phổ biến nhất với bệnh nhân Parkinson và nghiêm trọng dần theo sự tiến triển của bệnh. Ảo giác dễ đi kèm với hoang tưởng, và thường bệnh nhân hoang tưởng là người bị hại. Ví dụ, có người hoang tưởng rằng mình đang bị người thân lừa dối, bị ăn cắp tiền hoặc có kẻ xấu đang muốn chiếm lấy nhà mình. Cũng có người hoang tưởng bị đầu độc, âm mưu ám hại… 

Rối loạn cảm xúc

Trầm cảm, mất hứng thú và lo âu là những rối loạn cảm xúc hay gặp phải ở những người mắc bệnh Parkinson. Tất cả các tình trạng đó đều làm giảm chất lượng cuộc sống một cách đáng kể và làm các triệu chứng vận động nặng thêm.

  • Triệu chứng trầm cảm: bệnh nhân thường thấy buồn và mất hứng thú.
  • Triệu chứng lo âu: có khả năng bao gồm các cơn hoảng loạn hay lo sợ quá mức.
  • Mất hứng thú: mất động tực, dẫn đến ít nói, ít biểu lộ cảm xúc, ít vận động hơn.

>>>>>>>>> hiệu thuốc gần nhất ở đâu

Các giai đoạn tiến triển bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson tiến triển qua các giai đoạn sau:

– Giai đoạn 1: xuất hiện dấu hiệu ở 1 bên cơ thể, nhưng bệnh nhân vẫn có thể tự chủ trong sinh hoạt.

– Giai đoạn 2: dấu hiệu xuất hiện ở cả hai bên cơ thể nhưng bệnh nhân không bị mất thăng bằng.

– Giai đoạn 3: cả 2 bên cơ thể đều có triệu chứng mất thăng bằng. Dù vậy, bệnh nhân vẫn tự chủ được ở mức hạn chế các hoạt động của mình.

– Giai đoạn 4: chức năng vận động bị suy giảm nặng, cần sự hỗ trợ một phần để đi đứng.

– Giai đoạn 5: bệnh parkinson giai đoạn cuối, bệnh nhân phải nằm tại giường hoặc ngồi xe lăn, không còn tự chủ được.

Bệnh parkinson có di truyền không?

Parkinson vốn là bệnh có mang tính di truyền, tuy nhiên dù gia đình có người bị bệnh, không chắc những người còn lại cũng di truyền. Như vậy, dù là bệnh di truyền nhưng tỷ lệ di truyền của bệnh parkinson cũng thường rất thấp.

bệnh parkinson phải làm sao

Bệnh parkinson có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc không biết bệnh parkinson sống được bao lâu, có nguy hiểm không? Tuy nhiên đây không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Nó chỉ gây cản trở lớn đến sinh hoạt hằng ngày, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Nếu bệnh diễn tiến nặng dần mà không được điều trị kịp lúc, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị tàn phế sau từ 5-7 năm.

Ngoài ra, parkinson có thể làm tăng nguy cơ tử vong do gây ra các biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, té ngã…

>>>>>>>> nha đam

Bệnh parkinson có chữa được không?

Dùng thuốc điều trị có thể giúp kiểm soát và hỗ trợ cải thiện vài triệu chứng của bệnh. Đó là triệu chứng như run, cứng khớp, vận động chậm chạp. Hiện nay, trong y học chưa có loại thuốc nào có khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson. Cũng không có thuốc ngăn bệnh không trở nặng theo thời gian.

Thuốc mới điều trị bệnh parkinson

Bạn có thể sử dụng các thuốc chữa bệnh parkinson của mỹ, Pháp, Nhật… Chúng đều thuộc một trong các nhóm chính sau đây:

–    Các thuốc chứa Levodopa: thuộc nhóm quan trọng nhất trong các thuốc điều trị Parkinson. Nhưng bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng nhờn thuốc sau khoảng 3 – 5 năm.

–    Thuốc ức chế men chuyển Cate-chol-O-methyl COMT.

–    Thuốc đồng vận Dopamin.

–    Thuốc ức chế men oxy hóa monoamine.

Parkinson biểu hiện ở từng bệnh nhân lại không giống nhau, đó là lý do không thể dùng thuốc chung cho tất cả bệnh nhân. Nếu bạn mắc bệnh, hãy thăm khám theo định kỳ ở chỗ bác sĩ chuyên khoa, để được phối hợp các loại thuốc và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp với tình trạng của mình.

>>>>>>>> bệnh noma

Phương pháp mới điều trị bệnh parkinson

Ngoài điều trị parkinson bằng thuốc, y học còn có các phương pháp sau đây: phẫu thuật, xạ phẫu, kích thích não ở sâu… Bạn cũng có thể điều trị căn bệnh bằng cách phục hồi chức năng, hay điều trị bằng y học cổ truyền.

phải điều trị bệnh parkinson thế nào

Các biện pháp phục hồi chức năng có ý nghĩa quan trọng, có thể hỗ trợ bệnh nhân khắc phục các triệu chứng như co cứng cơ, run rẩy… Đó là lý do bạn nên tự luyện tập phục hồi chức năng kết hợp với việc dùng thuốc tại nhà nhằm cải thiện khả năng vận động.

Phòng ngừa bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp sau đây:

  • Bổ sung cho cơ thể vitamin D bằng cách tắm nắng thường xuyên.
  • Uống trà xanh hằng ngày để ngăn ngừa không cho độc tố xâm nhập và gây ảnh hưởng đến tế bào thần kinh.
  • Tránh xa các môi trường độc hại, có nhiều yếu tố gây độc cho cơ thể, đặc biệt là thuốc diệt trừ sâu…
  • Ăn những loại hoa quả giàu flavonoid để bổ sung nguồn dinh dưỡng.
  • Tập thể dục một cách khoa học.

Bệnh Parkinson gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống người bệnh, có thể gây ra tình trạng tàn phế suốt đời. Vì thế tốt nhất bạn nên tìm gặp chuyên gia thần kinh để thăm khám khi thấy biểu hiện bệnh, đồng thời kịp thời điều trị sớm. Tập vật lý trị liệu hằng ngày tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ cũng là 1 cách rất tốt để cải thiện khả năng vận động. Đừng quên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để khắc phục triệu chứng của bệnh, bạn nhé!

banner
21 26 28 35 44 51