banner

Bệnh zona nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Zona thần kinh là bệnh lý quen thuộc với nhiều người bệnh do virus gây nên dễ lây lan trong cộng đồng. Bệnh zona thần kinh nếu không điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chúng. Vậy bệnh zona thần kinh là gì, nguyên nhân gây bệnh, bệnh zona thần kinh có lây không và cách điều trị như thế nào. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.

Zona thần kinh là bệnh gì?

Zona thần kinh có tên tiếng anh là herpes zoster do virus varicella-zoster gây nên. Loại virus này có thể gây ra bệnh thủy đậu. Bệnh zona là một loại bệnh về da liễu có thể xảy ra ở cả nam và nữ mọi lứa tuổi.

bệnh zona thần kinh là gì

Bệnh Zona có tốc độ lây nhiễm khá nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, mỗi chúng ta cần phải có kiến thức cơ bản về bệnh, để có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Đối tượng nào dễ bị mắc bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nhất:

  • Những người lớn tuổi trên 50.
  • Những người suy giảm miễn dịch, đề kháng kém.
  • Người bệnh mắc ung thư hoặc bệnh nhân đang điều trị hóa chất.
  • Bệnh nhân đang mắc một số bệnh như: tiểu đường, ung thư, viêm não,…

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh zona

bệnh zona thần kinh co nguy hiểm không

Bệnh zona thần kinh phát triển qua 2 giai đoạn, ở mỗi thời điểm sẽ có triệu chứng khác nhau. Cụ thể như:

Giai đoạn 1

Sau khi cơ thể bị virus varicella-zoster xâm nhập, người bệnh sẽ có những biểu hiện:

  • Sốt nhẹ
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức.

Giai đoạn 2

  • Một số vị trí trên cơ thể bắt đầu xuất hiện mụn nước, gây ngứa rát và đau đớn cho người bệnh.
  • Sau vài ngày, những đám mụn bắt đầu phồng rộp có màu hồng hoặc hồng trắng. Những dải mụn nước này thường xuất hiện xung quanh cột sống đến thân mình.
  • Người bệnh bị nhức mỏi cơ thể
  • Khi các nốt mụn nước bị sẽ cảm thấy đau rát
  • Những nốt mụn này cũng xuất hiện trên mặt, tai.
  • Khi virus varicella-zoster tấn công lên vùng mắt, người bệnh sẽ bị đau và phát ban tại mắt.
  • Suy giảm thị lực.
  • Bị chóng mặt.
  • Mất vị giác.
  • Nếu bị bội nhiễm bệnh nhân sẽ bị sốt cao, vùng da viêm nhiễm vị mưng mủ và lây ra các vùng khác. Lúc này, bệnh nhân cần phải hết sức cẩn trọng. Do virus có thể tấn công vào máu khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu.

>>>>>>>> mụn trứng cá

Ảnh hưởng của bệnh zona thần kinh

bệnh zona thần kinh là gì

Bệnh zona thần kinh mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng. Cụ thể, những ảnh hưởng của bệnh zona thần kinh như sau:

  • Viêm loét da
  • Đau thần kinh
  • Zona để lại sẹo
  • Giảm thị lực
  • Ảnh hưởng tới thính giác
  • Viêm màng não

>>>>>>> chlamydia là gì

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Để tránh gây ra biến chứng khi mắc bệnh zona thần kinh. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa khi có những triệu chứng trên. Hoặc ngay khi có những triệu chứng bất thường.

Mỗi người bệnh sẽ có cơ địa khác nhau. Vì thế thuốc để điều trị zona thần kinh cũng có sự khác biệt.

Zona thần kinh có lây không?

Bệnh zona thần kinh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm. Có tốc độ lây truyền nhanh từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc:

  • Trực tiếp: Virus varicella-zoster có thể lây lan qua đường không khí, khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi.
  • Gián tiếp: Zona thần kinh có thể lây truyền gián tiếp thông qua việc sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh như: khăn mặt, bàn chải, khăn tắm…

Điều trị zona thần kinh như thế nào?

Để điều trị zona thần kinh, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc như: Thuốc Tây y, đông y, nam y. Cụ thể:

Thuốc Tây y

Điều trị zona thần kinh bằng thuốc Tây bao gồm: Thuốc uống, bôi và tiêm.

Thuốc Tây có công dụng chính là làm giảm đau, hạ sốt, chống viêm nhiễm, làm dịu da vùng bị mụn nước, chống nhiễm khuẩn và kháng virus.

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh zona thần kinh bao gồm: 

  • Thuốc chống trầm cảm: Những loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng rất lớn với chứng đau, nóng rát do bệnh gây ra.
  • Nhóm thuốc Opioids mạnh: morphin , oxycodone và methadone
  • Nhóm thuốc chữa bệnh zona thần kinh chứa chất đối kháng NMDA gồm: memantine uống (Namenda ), dextromethorphan uống và ketamine tiêm tĩnh mạch…

Điều trị zona thần kinh bằng thuốc nam

Những loại thuốc nam để điều trị bệnh zona thần kinh thường là thảo mộc thiên nhiên, dễ kiếm như: Nha đam, lá sung…

+ Chữa bệnh zona thần kinh bằng cây nha đam:

Nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, chỉ dùng phần thịt bên trong.

Tiếp theo, vệ sinh sạch vùng da bị zona và đắptrực tiếp gel nha đam lên. 

Để trong khoảng 15 – 20 phút, các bạn rửa lại bằng nước sạch.

+ Chữa zona bằng lá sung:

Bạn chuẩn bị một vài lá sung tươi rửa sạch, để ráo nước sau đó cắt nhỏ.

Tiếp theo cho thêm giấm ăn vào giã nã.

Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị tổn thương. Nên đắp 2 lần/ngày để đạt kết quả. 

Lưu ý: Người bệnh sử dụng lá sung chữa zona thần kinh khi có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Cách này sẽ làm dịu vùng da ngứa ngày, giúp cho các tổn thương do bệnh làm khô da. Đồng thời, bong dần các vùng da chết.

Điều trị zona bằng thuốc Đông y

Thuốc đông y chữa zona thần kinh từ các thảo dược thiên nhiên. Vì vậy, độ an toàn ở mức cao.

Công dụng của thuốc đông y là lưu thông khí huyết, nâng cao sức khỏe và đề kháng. Khắc phục những tác dụng phụ do thuốc tây gây ra.

>>>>>>>> Virus herpes

>>>>>>>> Virus HPV

Bệnh zona thần kinh nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vào trò quan trọng trong việc điều trị dứt điểm bệnh zona thần kinh. Vì vậy, người bị zona thần kinh nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề được người bệnh quan tâm.

  • Những thực phẩm mà người bị zona nên ăn

+ Thực phẩm giàu lysine yếu tố giúp duy trì hệ miễn dịch và làm giảm sự tăng trưởng của virus, tăng đề kháng cho cơ thể.

Lysine có nhiều trong các loại thực phẩm như: sữa, các sản phẩm từ sữa, cá, các loại đậu, phomai, thịt gà, cá ngừ, đậu nành, tôm, trứng, đậu trắng…

+ Thực phẩm giàu kẽm và vitamin C

Kẽm là một trong những hoạt chất giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Vitamin C giúp tạo collagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở da, giúp mau lành các vết thương do zona thần kinh gây ra. 

Các loại rau màu xanh lá, rau chân vịt, cam, đu đủ, ổi, dâu tây, các loại thịt đỏ, các loại đậu…là những thực phẩm giàu kẽm và vitamin c mà người bị zona nên bổ sung trong thực đơn mỗi ngày.

Tỏi: Tỏi là thực phẩm chuyên được dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng nói chung và bệnh zona nói riêng. Tỏi có tính sát khuẩn mạnh mẽ có thể ngay lập tức làm dịu các nốt zona. Kết hợp ăn và bôi để có hiệu quả tốt nhất.

+ Thực phẩm giàu vitamin B6, B12

Người bị bệnh zona nên bổ sung vitamin B6 và B12 vào các bữa ăn hàng ngày. Các loại vitamin này sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn, giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh zona và ngăn ngừa bệnh tái phát. Những loại thực phẩm giàu vitamin B6 và B12 bao gồm: chuối, khoai lang, khoai tây, gan, sữa,…

  • Chế độ sinh hoạt

Khi bị zona, bạn tuyệt đối không gãi, hoặc xát chanh, xát muối, đắp đỗ xanh, gạo nếp… vào vùng da bị bệnh vì sẽ làm cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là dễ bị nhiễm trùng, lở loét. Chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kể cả thuốc bôi và thuốc uống.

Việc kiêng tắm trong thời gian bị bệnh là điều không nên, bởi mồ hôi của cơ thể sẽ tạo điều kiện cho các vết thương bị nhiễm trùng. Bạn vẫn nên tắm rửa sạch sẽ, chỉ là không được chà xát xà phòng trực tiếp lên vùng da bị bệnh mà thôi.

 Không nên mặc quần áo quá chật để tránh cọ phải vết thương khiến chúng bị vỡ ra và lây lan nhanh. Do dó nên mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát để thoáng khí và dễ dàng bôi thuốc hơn.

  • Bị zona nên kiêng ăn gì

Cần kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, không ăn nhiều thức ăn cay, nóng vì chúng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và khiến cho virus herpes zoster lây lan nhanh hơn, từ đó làm bệnh trở nên nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.

Nhóm thực phẩm chứa arginine có trong bánh mì trắng, sô cô la, lúa mì, yến mạch, men bia, một số loại hạt có khả năng làm tái tạo và làm virus zona phát ban.

Ngũ cốc tinh chế là loại thực phẩm có chứa lượng đường cao, sẽ dễ làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu. Làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, làm các vết thương lâu lành hơn.

Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo trans fast vì loại chất béo này khi kết hợp với virus herpes zoster có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng và làm cho các vết thương lâu lành hơn.

Trên đây là những chia về bệnh zona thần kinh và những điều cần biết. Ngoài việc chú ý kiêng cữ thì người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

banner
21 26 28 35 44 51