Đi ngoài ra máu gặp phải khá thường xuyên trên người, phần đa là do tình trạng táo bón khiến cho niêm mạc trực tràng và hậu môn tổn thương. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu, trong đó có những nguyên nhân nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Nắm bắt được từng nguyên nhân cụ thể sẽ giúp cho việc can thiệp y tế trở nên hiệu quả hơn.
Đi ngoài ra máu là hiện tượng gì?
Đi ngoài ra máu là tình trạng dễ dàng nhận biết, khi đi đại tiện thấy trong phân có lẫn máu hồng tươi hoặc đỏ tươi. Trong một số trường hợp, lượng máu ra không nhiều nên không nhận ra màu sắc trên phân, nhưng vẫn có thể phát hiện ra máu trên giấy vệ sinh. Một trường hợp khó nhận biết hơn là trong phân lẫn máu đen. Đây là tình trạng xuất huyết trong trực tràng, nhưng máu chưa xảy ra ngoài ngay mà bị oxi hóa bên trong, dẫn tới chuyển từ màu đỏ thành màu đen đặc trưng.
Nhận biết màu sắc cụ thể của máu khi bạn đi ngoài sẽ giúp các chuyên gia dự đoán nguyên nhân gây bệnh tốt hơn. Nếu đi ngoài ra máu chỉ gặp khi táo bón và không xuất hiện thường xuyên, đây có thể chỉ là do tổn thương niêm mạc, tự khỏi sau vài ngày và không phải là tình trạng nguy hiểm. Nhưng nếu thấy chảy máu kéo dài qua thời gian không dứt, triệu chứng sức khỏe có điểm khác lạ thì hãy lưu ý. Chúng có thể là dấu hiệu trong một bệnh lý nguy hiểm hơn.
>>>>>>> Tiểu ra máu
Đi ngoài ra máu do bệnh lý nào gây ra?
Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát có thể chỉ là một một tình trạng vặt vãnh và không cần lo lắng. Nhưng nếu người lớn và trẻ đi ngoài ra máu đi kèm đau đớn và triệu chứng bất thường, đó có thể là do:
Các vết nứt chảy máu trong
Đây là những vết nứt xảy ra do tình trạng rách các mô ở trực tràng, hậu môn hoặc ruột kết, khiến máu chảy ra. Tình trạng này cần xử lý bằng cách ăn nhiều chất xơ. Trong những trường hợp nặng hơn cần điều trị bằng phẫu thuật.
Sa trực tràng
Sa trực tràng thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ do có triệu chứng tương đối giống nhau. Đây là bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi, không chỉ khiến bệnh nhân đi ngoài ra máu mà còn đi kèm với tình trạng đau bụng dưới. Sa trực tràng có thể gây ra biến chứng nên cần điều trị sớm.
Mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Bạn có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khi quan hệ tình dục không được bảo vệ an toàn. Trong những bệnh đó có viêm hậu môn viêm trực tràng do vi khuẩn gây chảy máu. Rất nhiều căn bệnh xã hội lây nhiễm qua tình dục gây ra các hiện tượng viêm nhiễm trong cơ thể dẫn đến chảy máu khi đi ngoài, rất nguy hiểm.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một căn bệnh xảy ra ở phần cuối của ống tiêu hóa, gần vị trí khí hậu môn. Đây là vị trí rất dễ bị viêm nhiễm. Căn bệnh này có thể xảy ra do các nguyên nhân như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn táo bón, hội chứng ruột kích thích, quan hệ qua đường hậu môn, bệnh crohn…
Tương đối khó để điều trị viêm đại tràng dứt điểm, bệnh nhân cần hạn chế những yếu tố gây bệnh và kiên trì điều trị. Nếu thấy chảy máu do viêm đại tràng, có thể cải thiện bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đúng cách và sử dụng thuốc.
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa xảy ra khi thành ruột kết bị viêm nhiễm và phồng lên, thường bắt gặp ở đoạn đại tràng sigma. Nguyên nhân viêm túi thừa hiện nay chưa xác định được rõ, nhưng có mối liên hệ với tình trạng ăn uống ít chất xơ và rau củ quả.
Túi thừa trong quá trình tiêu hóa có thể cọ xát và gây chảy máu, dẫn tới đi ngoài ra máu. Máu có thể chảy ra gián đoạn hay liên tục, và nguy cơ này vẫn sẽ tồn tại một khi túi thừa không được cắt bỏ.
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày và ruột phần lớn nguyên nhân do vi khuẩn, virus. Căn bệnh này không chỉ làm bệnh nhân đi ngoài ra máu mà còn gây ra triệu chứng có nhiều chất nhầy trên phân. Để điều trị căn bệnh này, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng Virus tùy theo tác nhân gây bệnh cụ thể, đồng thời bù chất lỏng thường xuyên.
>>>>>> Sùi mào gà
Xuất hiện lỗ rò ống tiêu hóa
Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm xuất hiện lỗ rò giữa da trực tràng và hậu môn, khiến cho máu, mủ và dịch tiêu hóa bị rò ra ngoài. Lúc này nó có thể trộn lẫn với phân, khiến người bệnh đi ngoài ra máu. Gặp phải trường hợp này bạn cần được chẩn đoán y tế và phẫu thuật để xử lý. Ngoài ra để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh.
Trĩ
Một nguyên nhân phổ biến khác dễ gây ra tình trạng đi ngoài ra máu là bệnh trĩ, đây cũng là một căn bệnh phổ biến trong thế giới hiện đại. Bệnh trĩ xuất hiện do các nguyên nhân đa dạng như lười uống nước, ăn ít chất xơ, rặn mạnh khi đi vệ sinh, căng thẳng kéo dài, táo bón mãn tính… Đây là căn bệnh gặp phổ biến ở những người cần dùng thuốc kéo dài để điều trị bệnh hoặc phụ nữ mang thai.
Việt chú ý nhiều hơn tới thói quen sinh hoạt lành mạnh và ăn uống khoa học là cách để phòng ngừa, cũng như kiểm soát bệnh trĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên như kiểm tra y tế thường xuyên để dùng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia. Trong trường hợp chảy máu do bệnh trĩ không giảm, có thể sẽ phải can thiệp phẫu thuật để cắt đi búi trĩ này.
Polyp đại trực tràng
Polyp là tình trạng niêm mạc đại trực tràng tăng sinh quá mức, tạo thành những khối u lồi vào bên trong lòng đại trực tràng. Nếu những khối u này mọc lên ở lớp lót đại trực tràng thì sẽ dẫn tới viêm, kích ứng và chảy máu.
Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng cũng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu. Đây là tình trạng các tế bào đại tràng tăng trưởng bất thường và tạo nên khối u ác tính. Khi đó, niêm mạc bị kích thích, viêm và tổn thương dẫn tới chảy máu. Rất nhiều trường hợp ung thư đại tràng là do phát triển từ khối u polyp.
>>>>>>> xuất tinh ra máu
Đi ngoài ra máu khi nào cần kiểm tra y tế?
Nếu thấy đi ngoài ra máu nhiều và kéo dài, dẫn tới đau đớn đi kèm các triệu chứng sau thì bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân:
- Tình trạng kéo dài hơn 2 tuần không dứt.
- Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm.
- Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân.
- Sưng bụng, đau bụng. Sờ thấy trong bụng có cục khối nổi lên.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Sốt cao.
- Kết cấu và hình dạng phân thay đổi kéo dài hơn 3 tuần.
- Đi tiểu không kiểm soát.
- Trẻ nhỏ đi ngoài thấy phân đẫm máu
>>>>>> nổi hạch ở cổ
Phương pháp phòng ngừa và điều trị đi ngoài ra máu
Sau đây là một số biện pháp bạn nên thực hiện:
- Sử dụng thuốc đều đặn như phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra sau khi khám bệnh.
- Ăn uống và sinh hoạt theo chế độ khoa học: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây rau củ, uống nhiều nước nhằm tránh tình trạng táo bón; tránh ăn nhiều thực phẩm gây nóng trong như đồ chua cay, thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngọt; sử dụng những thực phẩm giàu sắt để tránh tình trạng thiếu máu như ngũ cốc, lòng đỏ trứng, gan động vật;
- Ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ.
- Luyện tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào một thời gian nhất định. Khi đi tránh rặn quá mạnh, không ngồi quá lâu, đừng quên vệ sinh hậu môn thật sạch sau mỗi lần đại tiện.
- Không ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ, tránh bưng bê vật nặng.
- Cải thiện sức khỏe bằng cách tập thể dục thể thao hàng ngày, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, tăng nhu động ruột.
- không đi cầu quá lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện;
Hiện tượng đi ngoài ra máu khả năng cao là do bệnh lý cơ thể phát sinh cần được điều trị sớm. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đi ngoài ra máu và có những biện pháp ứng phó phù hợp!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin