banner

Bệnh hen suyễn là gì triệu chứng và thuốc điều trị

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
5/5 - (46 bình chọn)

Hen suyễn là một bệnh lý phổ biến, gặp cả ở trẻ em và người trưởng thành. Khắp thế giới hiện nay có tới 235 triệu người mắc bệnh hen suyễn. Căn bệnh này xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Cùng tìm hiểu về bệnh hen suyễn qua bài viết sau!

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn (hen phế quản, tiếng Anh là Asthma) hay còn gọi là hen phế quản. Đây là một dạng bệnh hô hấp mãn tính viêm niêm mạc phế quản mạn tính. Khi cơn hen suyễn xuất hiện, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ bị viêm nhiễm, sưng lên và dễ bị kích ứng phù nề gây khó thở, tăng tiết nước dãi và đờm. Viêm nhiễm và sự co thắt khiến cho các đường dẫn khí bị thu hẹp lại, làm lưu lượng không khí ra vào phổi suy giảm.

bệnh hen suyễn là gì

Khi phù nề trở nên nghiêm trọng hơn, đường ống dẫn khí sẽ thu hẹp hơn nữa. Điều đó khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, phải thở khò khè vô cùng khó chịu cơ thể thiếu không khí dẫn tới người thiếu sức khó vận động.

>>>>>>>> Nhịp tim bao nhiêu là bình thường?

Triệu chứng bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn có triệu chứng vô cùng đa dạng. Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường phổi khác như giãn phế quản, lao, COPD… Những dấu hiệu phổ biến gặp phải ở những người bị bệnh hen suyễn gồm:

Ho triệu chứng hen suyễn thường gặp nhất

Ho là cách cơ thể phản ứng để đẩy các dị nguyên hoặc chất bài tiết từ môi trường như khói bụi, lông động vật, phấn hoa… ra ngoài. Ho có thể là do các bệnh về nhiễm khuẩn xoang mũi, hay cảm lạnh… Nhưng nếu bạn thấy tình trạng này kéo dài, lại chủ yếu xuất hiện vào ban đêm do thu hẹp đường thở thì cần lưu ý. Đây là 1 trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn.

Khó thở, thở khò khè dấu hiệu hen suyễn điển hình

Khò khè là tiếng rít không bình thường phát ra từ mũi khi bạn thở. Đây được coi là 1 triệu chứng điển hình của căn bệnh hen suyễn. Điều này là do ống phế quản bị phù nề nên không khí đi qua phổi bị cản trở, tạo nên âm thanh khò khè. Bệnh nhân càng dễ bị khò khè hơn khi hít phải không khí lạnh. Đồng thời, cảm giác khó thở cũng xảy ra do đường hô hấp bị phù và hẹp lại.

hen suyễn là bệnh thế nào

Đau thắt ngực

Cơn đau ngực sẽ xảy ra, và người bệnh cảm thấy như bị vật gì đó đè nặng hay siết chặt lên ngực.

Hơi thở rất nhanh và gấp

Người bệnh hen suyễn thường xuyên bắt gặp triệu chứng này. Nó càng nặng hơn khi bệnh nhân vận động nhiều như chạy bộ, leo cầu thang, tập thể dục…

Mặt nhợt nhạt, chảy mồ hôi

Mặt nhợt nhạt, chảy mồ hôi, mỏi mệt là triệu chứng xuất hiện khi cơn hen phát tác. Đây là do cơ thể bạn không được cung cấp đầy đủ lượng oxy.

Hen suyễn có nguy hiểm không?

Hen suyễn là 1 căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày 

Hen suyễn là căn bệnh thường xuyên tái phát, khiến người bệnh ho dai dẳng vào ban đêm, gây ra tình trạng mất ngủ, ban ngày mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng hcông việc, cũng như các mối quan hệ…

Để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Hen suyễn không có biện pháp điều trị hay cải thiện thì có nguy cơ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như: viêm phế quản, tâm phế mãn tính, khí phế thũng, suy hô hấp, ngừng hô hấp đi kèm xẹp phổi, tổn thương não, tràn khí màng phổi…

Có khả năng gây tử vong 

Tuy tỷ lệ tử vong thấp nhưng hen suyễn là bệnh có thể gây tử vong. Bởi lẽ khi cơn hen quá nặng mà không được làm dịu, người bệnh sẽ không thở được.

Gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh hen ở tuần thứ 24 đến 36 trong thai kỳ. Nếu mắc bệnh hen suyễn khi đang mang thai, thai phụ dễ gặp phải các biến chứng như xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh non… Bên cạnh đó, đứa trẻ sinh ra cũng bị nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường.

>>>>>>>> Trầm cảm là bệnh gì

Bệnh hen suyễn có lây không?

Nhiều người thắc mắc không biết bệnh hen suyễn có lây hay không. Họ lo ngại bệnh sẽ lây nhiễm đến người thân xung quanh, đặc biệt khi cả gia đình dùng chung vật dụng sinh hoạt. Tuy nhiên theo các chuyên gia, hen suyễn không phải bệnh gây ra bởi virus hay vi khuẩn, do đó không phải là căn bệnh truyền nhiễm.

hen suyến ở trẻ em

Tuy nhiên, hen suyễn có tính di truyền. Vì thế nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh thì bạn hay đời sau cũng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn.

Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Không có thuốc trị hen suyễn tận gốc bởi đay là căn bệnh không thể điều trị được dứt điểm. Mục tiêu trong điều trị hen suyễn là ngăn ngừa bệnh lên cơn và kiểm soát triệu chứng bệnh. 

Hen suyễn uống thuốc gì?

Người bệnh hen có thể uống thuốc kháng leukotriene, phối hợp dùng với thuốc đường phun hít. Trường hợp có bệnh lý đi kèm như bệnh viêm mũi dị ứng thường áp dụng cách này. Nhóm thuốc này tác dụng chậm nên không thể thay thể hoàn toàn thuốc đường phun hít. Hơn nữa khi dùng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Thuốc Corticoid đường uống cũng có thể được sử dụng, phổ biến nhất là prednisolone. Tác dụng của thuốc là giảm đáp ứng viêm nhiễm đường thở trong cơn hen cấp.

Các loại thuốc xịt hen suyễn

Thuốc Corticoid dạng hít có thể được sử dụng: tác dụng của thuốc là giảm nền viêm đường thở. Chúng thường phối hợp với thuốc cường beta 2.

Nhóm thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài, chia thành 2 nhóm nhỏ: thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài, thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài…

thuốc chữa hen suyễn

Bạn có thể tham khảo thêm một số thuốc ở dạng bình xịt hen suyễn. Ví dụ như thuốc xịt hen suyễn ventolin, thuốc xịt hen suyễn seretide, thuốc xịt hen suyễn symbicort…

Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Thuốc cắt cơn hen phế quản

Loại thuốc này được chỉ định dùng cho bệnh nhân khi lên cơn khó thở đột ngột hoặc xuất hiện đợt cấp hen. Sau khi dùng thuốc cơn hen sẽ bị cắt, giúp cải thiện triệu chứng đáng kể.

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?

Người bệnh hen suyễn nên kiêng những thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu calo

Thực phẩm giàu calo khiến bạn tăng cân, điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà đối với người mắc bệnh hen suyễn cũng rất nguy hiểm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, người béo phì sẽ xuất hiện các triệu chứng hen suyễn ở mức nghiêm trọng hơn.

Chất kích thích

ho hen kiêng ăn gì

Chất kích thích khiến cho phế quản bị kích thích và co thắt, tăng tiết dịch nhầy, gây ra cơn hen suyễn cấp tính.

Thực phẩm có gas

Khi quá nhiều thực phẩm trong một bữa hoặc ăn nhiều thực phẩm có gas sẽ gây áp lực lớn lên cơ hoành, điều này dễ dẫn đến tình trạng khó thở. 

Chất bảo quản thực phẩm

Chát bảo quản thực phẩm có khả năng làm bệnh nhân hen suyễn bị kích thích, trở nên nhạy cảm hơn. Điều này gây khởi phát các cơn hen suyễn.

Thực phẩm gây dị ứng

Có khoảng 5% người bệnh hen phế quản gặp phải tình trạng dị ứng thức ăn khiến cho bệnh nặng nề hơn. Nên nếu bạn bị dị ứng với một loại thực phẩm mà lại mắc bệnh hen suyễn, tốt nhất là bạn hãy tránh xa chúng, thậm chí tránh cả những loại thức ăn tương tự hoặc là chế phẩm từ loại thực phẩm này. 

Thực phẩm nhiều muối

Một chế độ ăn có hàm lượng natri cao sẽ khiến cho khí quản gia tăng phản ứng. Điều này gây hại cho bệnh nhân hen suyễn. 

Thực phẩm đông lạnh

Đồ đông lạnh thường chưa bao giờ là tốt cho bệnh nhân hen suyễn. Vì thế bạn nên tránh xa những thực phẩm như hải sản đông lạnh, cá đông lạnh… nếu như đang bị suyễn.

Thực phẩm đóng gói, đồ hộp

Chất bảo quản thực phẩm thường được dùng cho những loại thực phẩm đóng gói và đồ hộp. Ví dụ như natri bisulfit . Đây lại là chất có khả năng kích hoạt cơn suyễn. Đó là lý do bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.

Thực phẩm ngâm chua

Nếu bạn dị ứng hoặc nhạy cảm với sulfite thì không nên ăn nhiều dưa muối, cà muối hoặc rượu ngâm, nước nho, và một số loại nước giải khát. Loại chất này sẽ làm cho bệnh nhân hen suyễn khó thở hơn.

Mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn

Sau đây là một số mẹo dân gian mà bạn có thể sử dụng để làm dịu cơn hen:

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì: xông hơi ướt

Xông hơi ướt là xông hơi sử dụng sức nóng và hơi nước (độ ẩm 100%, nhiệt độ khoảng 45 độ C). Nó có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, thải độc tố ra ngoài cơ thể. Nhờ cung cấp độ ẩm cho ống hô hấp, phương pháp này sẽ giúp giảm chứng nghẹt mũi cũng như những kích ứng đường hô hấp khác liên quan đến tình trạng hen suyễn. Kết hợp với súc miêng nước muối sinh lý hằng ngày để vệ sinh vùng họng thật sạch.

Cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà bằng gừng

Những công dụng tuyệt vời của gừng chắc hẳn không ai là không biết. Nó có thể tham gia điều trị cảm cúm, nôn mửa, nhức đầu, đau bụng, khó tiêu… Với bệnh nhân hen, đây cũng là một loại “thần dược” trị bệnh. Bạn có thể cắt gừng thành những miếng nhỏ, cho vào đun với nước sôi và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Chữa hen suyễn bằng lá tía tô

Tía tô không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, trong Đông y nó còn được dùng như một phương thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. Ví dụ như cảm mạo, sốt phát ban

Ngoài ra, lá tía tô có khả năng chữa bệnh hen suyễn, làm giảm triệu chứng hen suyễn một cách diệu kỳ, ví dụ triệu chứng ho và tức ngực. Hạt tía tô cũng được sử dụng trong các bài thuốc trị hen suyễn trong đông y vô cùng hiệu quả.

Điều trị hen phế quản dị ứng với tỏi

Tỏi nổi tiếng như một loại “thuốc kháng sinh tự nhiên” vì có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn. Nó có công dụng điều trị bệnh viêm nhiễm rất tốt, trong đó có hen suyễn.

Theo các bài thuốc dân gian, bạn có thể ăn tỏi tươi, ngâm rượu tỏi để uống, hoặc đun tỏi với nước sôi để ăn. Tất cả các cách trên đều giúp điều trị triệu chứng khó thở gây ra bởi hen suyễn.

Hen suyễn là một căn bệnh gây khó chịu và tương đối nguy hiểm. Mặc dù căn bệnh này có thể kiểm soát, nhưng bạn vẫn cần hết sức lưu ý. Hãy tuân thủ thật tốt phác đồ điều trị hen suyễn và theo dõi hơi thở hàng ngày bạn nhé!

banner
21 26 28 35 44 51