banner

Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
5/5 - (11 bình chọn)

Nhiều bậc phụ huynh khi phát hiện con trai 4 tháng tuổi của mình bị hẹp bao quy đầu thì cảm thấy lo lắng. Họ không biết hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi có nên điều trị hay không? Để có cái nhìn trực quan và toàn diện hơn về tình trạng này ở trẻ, hãy cùng các chuyên gia Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội tìm hiểu qua bài viết sau!

Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi là gì? Đáng lo không?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi là tình trạng da bao quy đầu hẹp và dính chặt lấy quy đầu dương vật. Lúc này cha mẹ chỉ có thể quan sát thấy một lỗ nhỏ trên đầu dương vật, khi trẻ đi tiểu chỉ thấy một tia nước nhỏ rỉ ra ở lỗ đó. Nếu kéo phần da bao quy đầu này xuống bằng tay sẽ thấy không thể kéo xuống được nhiều, đồng thời lớp da cũng bị căng phồng

hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi

Thống kê cho thấy trẻ 4 tháng tuổi bị hẹp bao quy đồng rất phổ biến, chiếm tới 96% tổng số trẻ sơ sinh nam. Các chuyên gia y khoa cho biết thực tế đây là hiện tượng sinh lý rất đỗi bình thường, bé trai nào sinh ra hầu như cũng bị. Cơ chế sinh lý này của dương vật giúp cho bao quy đầu bảo vệ tốt hơn phần quy đầu. Qua thời gian, tình trạng hẹp bao quy đầu sẽ dần giảm đi rõ rệt. Tỷ lệ mắc hẹp bao quy đầu ở trẻ em 3 tuổi chỉ còn 16%, và khi các bé đạt độ tuổi trưởng thành thì tỷ lệ này chỉ còn 1%. Như vậy bạn có thể an tâm, vì khi trẻ lên 3 tuổi lớp da bao quy đầu đã tự động lộn xuống, giúp quy đầu lộ ra và bé thực hiện tiểu tiện dễ dàng hơn. Với những trẻ chậm hơn thì phải đến 4 tuổi việc lộn da bao quy đầu mới hoàn tất. 

Như vậy với trẻ 4 tháng tuổi, tình trạng hẹp bao quy đầu không đáng lo ngại như các bậc cha mẹ vẫn nghĩ. Nó chỉ trở nên bất thường nếu trẻ 4 tháng tuổi hoàn toàn không tìm thấy lỗ tiểu, không đi tiểu được, nước tiểu bị ứ đọng lại, sưng phồng bên trong lớp da quy đầu…Khi đó để đảm bảo sức khỏe của trẻ thì cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

Bé hẹp bao quy đầu khi 4 tháng tuổi thì biểu hiện ra sao?

Trẻ 4 tháng tuổi khi bị hẹp bao quy đầu thì phần da đầu dương vật sẽ ôm sát lấy quy đầu. Với các bé trai, tình trạng này sẽ cải thiện dần theo thời gian khi bé lớn lên. Lúc đó da bao quy đầu có thể lộn ra, giúp bé tiểu tiện dễ dàng hơn, và cha mẹ cũng dễ vệ sinh dương vật cho bé hơn. 

Nhưng nếu bao da quy đầu nhăn nheo không thể tự lộn ra ngoài thì cần phải áp dụng biện pháp điều trị thích hợp. Đó là lý do các bậc phụ huynh cần theo dõi bé ngay từ khi còn nhỏ để kịp thời xử lý tình trạng này. 

Dễ quan sát nhất khi trẻ bị hẹp bao quy đầu là trẻ dễ bị đau đớn, tiểu tiện khó khăn và không muốn đi tiểu, bao da quy đầu phồng lên khi đi tiểu (do chúng không mở ra được nên nước tiểu đóng bên trong). Đồng thời nước tiểu sẽ có mùi khai hơn và có màu đục hơn. Nếu tình trạng này xuất hiện nhiều thì cha mẹ nên lưu tâm, để ý.

Cha mẹ nên làm gì khi thấy hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi

Cắt bao quy đầu là lựa chọn tốt nhất khi bị hẹp bao quy đầu ở trẻ. Không phải trẻ em nào cũng có sự phát triển dương vật một cách bình thường. Một số trường hợp hẹp bao quy đầu bẩm sinh sẽ tiến triển thành hẹp bao quy đầu bệnh lý. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau khi phát hiện được con 4 tháng tuổi của mình bị hẹp bao quy đầu:

em bé 4 tháng tuổi bị hẹp bao quy đầu

  • Nếu bé vẫn tiểu tiện bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Những dấu hiệu bình thường bao gồm nước tiểu chảy hết ra ngoài chứ không ở đọng trong bao quy đầu, trẻ không quấy khóc khi tiểu tiện, dương vật cũng không có biểu hiện sưng phồng. Các bậc phụ huynh hãy quan sát kĩ hơn, khi trẻ được 3 tuổi mà vẫn không có điều bất thường nào xảy ra thì có thể hoàn toàn yên tâm. Bao da quy đầu của bé sẽ dần lộn xuống. 
  • Nhưng nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra thì bạn cần để ý. Những dấu hiệu đó gồm: không thể tiểu tiện được như bình thường, kéo nhẹ lớp da bao quy đầu bằng tay nhưng vẫn không thấy được lỗ tiểu, lỗ tiểu nhỏ và khít, khi đi tiểu trẻ quấy khóc, dương vật bị sưng phồng… Lúc này cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện kiểm tra. Nêu đến 3 tuổi lớp da bao quy đầu vẫn không lộn xuống thì rất có khả năng tình trạng này sẽ tiến triển thành bệnh lý. 

Trong quá trình trẻ lớn, cha mẹ có thể hỗ trợ bé lột hoặc nong bao quy đầu nhưng cần phải làm đúng kỹ thuật. Nếu không đúng kỹ thuật thì nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể sẽ phải cắt bao quy đầu cho trẻ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức trong việc xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi. Qua đó bạn biết điều gì là tốt nhất cho con của mình!

banner
21 26 28 35 44 51