Lưỡi nổi hạt đỏ rất phổ biến, gây ra sự vướng víu và làm người bệnh thấy khó chịu. Tình trạng này không hề đơn giản, có thể liên hệ tới một số bệnh lý, đòi hỏi sự cẩn trọng từ người bệnh. Vậy, chính xác lưỡi nổi hạt đỏ là bệnh gì? Thông qua bài viết sau, bạn sẽ nắm rõ hơn các kiến thức về tình trạng lưỡi nổi hạt đỏ!
Lưỡi bị nổi hạt đỏ nguyên nhân do đâu?
Cấu tạo của lưỡi gồm nhiều gai lưỡi, là một bộ phận không thể thiếu của lưỡi, có vai trò cảm nhận vị giác. Các gai này trông giống mụn đỏ, có kích thước vô cùng nhỏ. Tuy nhiên, trên lưỡi cũng có thể mọc lên các mụn đỏ khác hoàn toàn với gai lưỡi. Nếu một ngày tình trạng này xảy ra, bạn cần hết sức cẩn thận. Rất có khả năng bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó ở miệng.
Những bệnh làm lưỡi nổi hạt đỏ phổ biến nhất gồm:
Dưới lưỡi nổi hạt đỏ không đau do nhiễm trùng đường miệng
Nhiễm trùng đường miệng là bệnh xảy ra khi vùng họng hoặc miệng viêm nhiễm. Người bị nhiễm trùng đường miệng sẽ có dấu hiệu lở loét hoặc nổi lên những hột đỏ ở khu vực cuống lưỡi. Người bệnh nhiễm trùng miệng cảm thấy đau rát, trong ăn uống hay giao tiếp đều thấy khó khăn.
Nhiễm trùng đường miệng có thể do nguyên nhân việc vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ. Dùng chung đồ dùng cá nhân (bàn chải đánh răng) với những người khác cũng là 1 nguyên nhân gây bệnh.
Lưỡi nổi hạt đỏ do viêm họng cấp và mãn tính
Khi mắc viêm họng cấp tính, bệnh nhân cũng có dấu hiệu nổi hạt đỏ lấm tấm ở lưỡi, kèm theo tình trạng sốt cao, cơ thể mệt mỏi… Trong trường hợp nặng hơn hay chuyển sang mãn tính, bệnh nhân còn có triệu chứng sổ mũi, ho khan, rát cổ họng,…
Cuống lưỡi nổi hạt đỏ nhỏ do sùi mào gà
Nếu lưỡi bạn nổi hạt đỏ nhỏ sau quan hệ thì có khả năng đã mắc bệnh sùi mào gà. Tình dục không an toàn qua đường miệng với bệnh nhân là 1 trong những nguyên nhân chủ yếu gây lây bệnh. Bởi khi đó, virus HPV (virus u nhú ở người) sẽ di chuyển từ cơ quan sinh dục bệnh nhân vào khoang miệng của bạn và gây nên sùi mào gà ở lưỡi.
Nổi hạt đỏ ở lưỡi không đau hay ngứa là biểu hiện ban đầu của bệnh. Vì không thấy đau hay ngứa nên nhiều người chủ quan không chữa, đây là quyết định sai lầm vì bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn, tạo ra mảng mụn giống hoa súp lơ. Khi bệnh nặng hơn, mụn mới vỡ ra, gây ra những cơn đau rát trên bề mặt lưỡi. Lúc này bệnh nhân gặp khó khăn rất nhiều trong ăn uống, hơi thở có mùi hôi, vì thế mất tự tin trong giao tiếp mỗi ngày.
Cuống lưỡi nổi nhiều hạt đỏ do bệnh giả sùi mào gà
Giả sùi mào gà cũng tương tự sùi mào gà, khiến lưỡi bạn nổi nốt mụn đỏ. Tuy vậy đây lại là u nhú lành tính, xảy ra do sự phát triển không bình thường của các tế bào gai ở biểu bì mô lưỡi. Bệnh còn gọi là u nhú tiền đình Papillomatosis.
Bệnh giả sùi mào gà khiến bệnh nhân: mọc mụn thịt màu đỏ trên bề mặt lưỡi, cũng có khi ở cuống lưỡi hay ở hai bên lưỡi. Ngoài màu đỏ, mụn thịt còn có thể có màu hồng tươi. Mụn có chân và cuống. Bạn có thể phân biệt bệnh này với bệnh sùi mào gà ở chỗ mụn không không tụ lại thành mảng hoa mào gà, mà mọc thành dải hoặc đối xứng nhau.
Lưỡi nổi hạt đỏ rát do mụn rộp sinh dục
Cuống lưỡi nổi mụn đỏ cũng là 1 trong các triệu chứng thường thấy của bệnh rộp sinh dục ở miệng, hay bệnh Herpes sinh dục miệng. Mụn rộp sinh dục có tác nhân là Herpes Simplex, 1 loại virus với tên viết tắt là HSV. Quan hệ tình dục không có phương pháp bảo vệ an toàn là đường chính gây mụn rộp sinh dục cũng như những bệnh xã hội khác. Nếu bạn quan hệ tình dục bằng đường miệng với bệnh nhân, nguy cơ mắc phải mụn rộp sinh dục miệng là rất cao, khiến cho các nốt mụn sùi màu đỏ mọc lên ở lưỡi.
Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh nổi rõ sau khi virus đi vào cơ thể từ 2 đến 7 ngày. Đầu tiên chỉ có những những mụn rộp nhỏ xuất hiện trên lưỡi. Sau đó bệnh nặng dần, mụn cũng to lên và gây sưng tấy, gây ra những cơn đau đớn khó chịu. Đặc biệt, mụn gây viêm loét khi vỡ ra.
Mụn rộp sinh dục ở miệng gây ra nhiều bất tiện trong ăn uống, trong vấn đề giao tiếp của bệnh nhân. Sau từ 1 đến 2 tuần, triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Tuy nhiên bạn đừng vội mừng, bởi đây chẳng qua là do bệnh đã bước vào giai đoạn ủ bệnh. Nếu vẫn không điều trị bệnh, sau 1 thời gian nó sẽ quay trở lại với mức độ nặng và nguy hiểm hơn. Do đó hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn thấy dấu hiệu bệnh, để sớm có biện pháp xử lý.
Lưỡi nổi hột đỏ đau rát do nhiệt miệng
Đây là một bệnh rất phổ biến thường thấy trên người. Tác nhân vi khuẩn là nguồn cơn gây ra căn bệnh, dẫn tới hệ miễn dịch ở miệng lưỡi bị suy giảm. Nhiệt miệng làm mọc lên các nốt đỏ bên trong miệng, môi, lưỡi, má hoặc nướu, cụ thể là ở những mô mềm. Vì thế bệnh nhân thường thấy xót và đau đớn, làm ảnh hưởng tới việc nói năng hoặc ăn uống. Một chế độ ăn uống nhiều rau xanh, cũng như hoa quả hàng ngày có thể ngăn ngừa hoặc điều trị được bệnh.
Đầu lưỡi nổi hạt đỏ do dị ứng
Tình trạng dị ứng với kem đánh răng, một số loại thuốc hay nước súc miệng, dụng cụ nha khoa… rất phổ biến trong cuộc sống. Khi dị ứng xảy ra, nổi các hạt đỏ trong lưỡi, miệng là triệu chứng dễ gặp phải. Người bệnh cũng dễ bị ngứa ngáy và nổi ban đỏ.
Lưỡi mọc mụn đỏ do nấm lưỡi
Khi nấm lưỡi xảy ra, trên bề mặt lưỡi thường xuất hiện các hạt mụn đỏ hoặc các mảng trắng. Mụn đỏ trong nhiều trường hợp còn gây sưng tấy và lở loét, khiến bệnh nhân chảy máu hoặc mủ… Nó gây ra cảm giác đau đớn ở lưỡi, làm khuôn miệng khó cử động hơn.
Lưỡi nổi hạt đỏ do ung thư lưỡi
Ung thư nguy hiểm ra sao chắc hẳn ai cũng biết, nó có khả năng tước đi mạng sống bệnh nhân. Viêm nhiễm miệng – lưỡi kéo dài có nguy cơ gây ra ung thư nếu không được tập trung chữa trị. Ung thư lưỡi dễ khiến cho khu vực này nổi mụn đỏ. Lưỡi của bệnh nhân còn bị thay đổi về màu sắc, lở loét, gây ra cảm giác vướng víu khó chịu cho bệnh nhân.
Ung thư lưỡi làm hơi thở có mùi hôi, bệnh nhân sẽ gặp ngại ngùng trong giao tiếp, trở nên tự ti hơn. Bệnh nhân cần sớm có biện pháp chữa trị. Trong quá trình chữa cần nghiêm túc phối hợp với lời chỉ định của bác sĩ mới có thể đẩy lùi căn bệnh này và bảo toàn mạng sống cho mình.
Lưỡi trẻ em bị nổi hạt đỏ
Lưỡi trẻ bị nổi hạt đỏ là một tình trạng không hề hiếm gặp ở trẻ em. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể mắc phải tình trạng này, và tại bất kỳ thời điểm nào. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân thường gặp nhất khiến lưỡi trẻ em bị nổi hạt đỏ.
Sưng viêm
Trẻ ăn phải thức ăn nóng sẽ dễ bị bỏng lưỡi, vô tình cắn phải lưỡi cũng có thể làm lưỡi đau và sưng viêm, khiến cho chấm đỏ trên lưỡi nổi lên.
Tuy nhiên các mụn này sẽ nhanh chóng biến mất sau một thời gian ngắn và lưỡi cũng sẽ tự hồi phục như cũ.
Thiếu vitamin hoặc thiếu máu
Thiếu vitamin sẽ khiến cho lưỡi bé nổi lên những mụn đỏ, đặc biệt khi thiếu vitamin B12. Lúc này bạn chỉ cần bổ sung cho trẻ những món ăn giàu vitamin B12 là được. Ví dụ như tôm, cua, cá thu, gan, trứng, các loại đậu, sữa…
Ngoài ra thiếu máu cũng có thể làm lưỡi mọc lên các đốm đỏ, lúc này bé cũng dễ bị buồn nôn, mỏi mệt, chóng mặt… Bạn nên cho bé ăn những thực phẩm chứa sắt để bổ sung máu cho cơ thể.
Nhiễm trùng
Lưỡi trẻ con có mụn đỏ có thể là do lưỡi bé đã bị nhiễm trùng. Các căn bệnh nhiễm trùng phổ biến như viêm amidan, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm họng… Lúc này bé dễ bị phát ban đỏ ở cổ và ngực, mọc mụn ở khu vực lưỡi – môi, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, đau họng, sốt…
Bệnh tay chân miệng
Với những trẻ em dưới 5 tuổi thì bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng phổ biến. Căn bệnh này xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè. Chân tay miệng bé sẽ mọc lên các nốt mụn đỏ trên lưỡi, trên nướu, bên trong má và cả chân, tay, mông… Mụn do bệnh chân tay miệng gây ra dễ phồng rộp và lở loét, khiến cho bé đau đớn khó chịu.
Dị ứng
Cơ thể bé còn non nớt và hệ miễn dịch còn kém. Vì thế bé rất dễ bị dị ứng với đủ thứ, từ hóa chất, thuốc, đến lông động vật, thực phẩm… Khi dị ứng xảy ra bé có nguy cơ bị sưng lưỡi và trên lưỡi mọc lên các nốt mụn chấm đỏ.
Những nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, mọc mụn trên lưỡi ở trẻ em còn có thể do bệnh suyễn, nấm miệng, nhiệt miệng, loét miệng, ăn quá nhiều thức ăn cay, ung thư miệng…
Khi phát hiện dấu hiệu lưỡi trẻ con mọc mụn đỏ, cha mẹ nên cho bé đi khám tại cơ sở y tế để xác nhận nguyên nhân rõ ràng. Khi đó, các chuyên gia mới có phương án giúp bé điều trị dứt điểm tình trạng đó.
Lưỡi nổi hạt đỏ cách trị ra sao?
Trên đây chúng ta đã nhắc đến hàng loạt căn bệnh gây nổi mụn đỏ ở lưỡi, đó là những bệnh bắt gặp ở trẻ con và người lớn. Trong những căn bệnh này, có bệnh rất nguy hiểm như ung thư vòm họng hay ung thư lưỡi. Chúng có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị cẩn thận. Vì thế khi thấy dấu hiệu lưỡi nổi mụn đỏ xảy ra, cách tốt nhất là bạn đến ngay cơ sở y tế. Việc thăm khám với những thiết bị kỹ thuật hiện đại sẽ giúp các chuyên gia bắt bệnh và đưa ra phương án chữa thích hợp.
Quá trình thăm khám bao gồm kiểm tra lâm sàng và thực hiện nội soi vòm họng. Sau đây là các biện pháp điều trị bác sĩ thường áp dụng sau khi biết nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn:
Chữa trị bằng thuốc
Phương pháp chữa bằng thuốc thường dùng cho những bệnh nhân bị nổi mụn đỏ ở lưỡi dạng nhẹ, khi bệnh ở giai đoạn đầu. Thông thường bạn sẽ được dùng thuốc tiêu viêm, thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau.
Chữa bằng phương pháp Plasma
Với những trường hợp bệnh lý nặng ở vùng vòm họng và lưỡi, phương pháp plasma tại các cơ sở y tế sẽ được áp dụng. Phương pháp này cho phép bác sĩ tiếp cận khu vực niêm mạc bị bệnh, từ đó thực hiện thao tác phục hồi thương tổn. Hiệu quả của phương pháp này mang tính lâu dài.
Chữa bằng phương pháp ALA-PDT
Với những bệnh nhân mắc sùi mào gà thì phương pháp ALA – PDT là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay vì tính ưu việt của nó. Các u nhú sùi mào gà sẽ bị tiêu diệt triệt để, bệnh nhân không cảm thấy đau quá nhiều và phục hồi nhanh chóng.
Điều trị bằng đốt lạnh, tia laser, đốt điện, sóng ngắn
Một số bệnh lý mọc mụn khác trên lưỡi có thể điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu kể trên. Vùng da bệnh mọc mụn sẽ chịu sự tác động của sức nóng hoặc ánh sáng sinh học, khiến cho mụn bị triệt tiêu. Không những thế tác nhân gây hại cũng bị loại bỏ.
Lời khuyên của các chuyên gia y tế
Các chuyên gia y tế phòng khám 152 xã đàn dành cho bệnh nhân mọc mụn đỏ ở lưỡi những lời khuyên sau:
- Nên tránh dùng miệng quan hệ tình dục để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh qua đường tình dục.
- Đánh răng hàng ngày và dùng các biện pháp để giữ gìn vệ sinh răng miệng, Đặc biệt sau khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc sau khi ăn.
- Không nên ăn nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào, thức ăn cay nóng, đồ nướng vì dễ làm nhiệt miệng. Thay vào đó, nên ăn những thực phẩm tươi mát như rau xanh, hoa quả.
- Thường xuyên để ý tới các triệu chứng bất thường ở lưỡi, đặc biệt là triệu chứng nổi mụn đỏ. Nếu tình trạng này sau vài ngày có thể cải thiện thì không cần lo lắng, bởi đó chỉ là nhiệt miệng. Nhưng nếu triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn, làm ảnh hưởng tới cuộc sống thì bạn cần đi khám tại cơ sở y tế.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên bạn thường xuyên khám sức khỏe để sớm phát hiện các bệnh lý nguy hiểm. Bệnh sớm được phát hiện bao nhiêu thì quá trình chữa trị sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn bấy nhiêu.
Hi vọng các thông tin trên bài về nguyên nhân, cách chữa trị của triệu chứng lưỡi nổi hạt đỏ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức. Qua đó bạn biết làm gì tốt nhất giúp vùng miệng của mình thêm khỏe mạnh!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin