Nước tiểu màu gì là tốt nhất? Màu sắc, mùi của nước tiểu được xem là cách gián tiếp để xác định tình trạng sức khỏe của bản thân. Do đó, việc chú ý đến sự thay đổi của nước tiểu giúp bạn sớm nghi ngờ mắc bệnh. Từ đó có thể điều trị kịp thời.
Nước tiểu màu gì là tốt, là bình thường?
Nước tiểu là chất lỏng vô trùng do thận tiết ra và được thải ra ngoài qua đường niệu đạo. Quá trình trao đổi chất giữa các tế bào tạo ra nhiều sản phẩm. Một trong số chúng cần được loại bỏ khỏi máu và được tống ra khỏi cơ thể thông qua tiểu tiện.
Thông thường, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc vàng trong, đậm nhất là màu hổ phách. Nguyên nhân khiến nước tiểu có màu vàng là do chất urochrome tạo ra. Đây là chất từ tế bào hồng cầu bị phân hủy. Màu sắc của nước tiểu còn phụ thuộc vào lượng nước tiểu, và thời gian đi tiểu.
Ví dụ như nếu uống ít nước, lâu đi tiểu thì nước tiểu sẽ có màu vàng sậm. Còn khi uống quá nhiều nước thì nước tiểu sẽ không màu, trong suốt. Ngoài ra, nước tiểu vào buổi sáng mới ngủ dậy thường có màu sẫm hơn vào các thời điểm khác trong ngày.
Nước tiểu thường không có cặn đục. Nhưng nếu để lắng đọng sau một thời gian sẽ xuất hiện vẩn đục lơ lửng ở giữa hoặc đọng lại ở đáy bình. Do đó, khi thấy hiện tượng nước tiểu có lắng cặn sau một khoảng thời gian nước tiểu đục tự nhiên thì là bình thường. Nguyên do là trong nước tiểu có chứa cặn phosphate, urat natri, hay axit uric.
Về mùi, nước tiểu thường có mùi khai nhẹ. Khi để lâu trong không khí thì sẽ đậm đặc dần lên. Bởi ure trong nước tiểu sẽ bị oxi hóa chuyển hóa thành amoniac, và mùi khai là mùi của amoniac.
Màu sắc bất thường của nước tiểu
Sự thay đổi màu sắc nước tiểu là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang gặp phải vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người thường không để ý. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự bất thường này.
Nước tiểu màu cam
Nguyên nhân khiến nước tiểu màu cam có thể là do ăn lượng lớn một số thực phẩm chứa sắc cam như cà rốt, của cải đường, đại hoàng.
Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc điều trị bệnh cũng có thể khiến bạn gặp phải tình trạng nước tiểu cam. Có thể kể đến như:
- Thuốc điều trị viêm khớp, hội chứng ruột kích thích, nhuận tràng
- Thuốc điều trị ung thư
- Thuốc giảm đau
Đặc biệt, nước tiểu màu cam còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về ống mật hoặc gan.
Nước tiểu màu đỏ hoặc hồng
Nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng cũng là bất thường. Tình trạng này khiến nhiều người lo lắng, sợ hãi.
Ăn các thực phẩm có sắc đỏ/hồng như thăng long đỏ, củ dền tím, quả dâu, ….cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu đỏ/hồng. Còn nếu bạn không dùng những thực phẩm trên thì rất có thể sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Một số bệnh có thể dẫn tới tình trạng nước tiểu màu đỏ hoặc hồng bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu, …)
- Bệnh thận
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Ung thư
- Rối loạn di truyền hồng cầu (tiểu Porphyria)
- Thiếu máu tán huyết
- Tắc nghẽn hệ tiết niệu
- Chấn thương, nhất là chấn thương cơ
Nước tiểu màu nâu sẫm
Một số nguyên nhân có thể khiến nước tiểu có màu nâu sẫm bao gồm:
- Ăn quá nhiều lô hội, đại tằm, đại hoàng
- Bệnh về gan như viêm gan, xơ gan
- Mắc bệnh thận
- Tập thể dục cường độ cao khiến các tế bào cơ bị hủy hoại và rò rỉ vào máu (tiêu cơ vân)
- Thiếu máu
Nước tiểu có màu xanh lá cây hay xanh dương
Nguyên nhân nước tiểu có màu xanh dương hay xanh lá cây là do một số thực phẩm. Ví dụ như ăn nhiều thực phẩm có chứa phẩm màu xanh hay ăn nhiều măng tây. Ngoài ra, việc bổ sung lượng lớn vitamin B, vượt quá khả năng xử lý của cơ thể cũng có thể khiến nước tiểu có màu xanh.
Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm nước tiểu chuyển xanh. Cụ thể là một số loại thuốc có chứa thành phần xanh metylen hay hoạt chất được cấu tạo bởi nhóm phenol.
Đặc biệt, nước tiểu có màu xanh còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề:
- Nhiễm khuẩn huyết
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Rối loạn tăng canxi máu di truyền
- Nhiễm khuẩn Proteus
Nước tiểu có lẫn máu
Nước tiểu có lẫn máu là tình trạng nước tiểu vẫn có màu vàng bình thường nhưng có lẫn tia máu tươi màu đỏ hoặc cục máu đông.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thường là do:
- Có khối u
- Mắc bệnh tuyến tiền liệt
- Ung thư tinh hoàn
- Nhiễm độc chì hoặc thủy ngân
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nước tiểu có bọt hay màu trắng đục
Nước tiểu thỉnh thoảng có bọt. Nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên hay có màu trắng đục thì rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề về thận như mất protein hay nhiễm trùng.
Thận là bộ phận quan trọng trong cơ thể đảm nhận vai trò lọc giữ lại protein qua các mảnh lưới ở cầu thận và bài tiết một số sản phẩm thừa qua đường bài tiết.
Khi thận bị tổn thương, lưới cầu thận bị vỡ thì không có cơ quan nào lọc khiến cho protein lọt ra ngoài, lẫn vào trong nước tiểu. Điều này khiến cho nước tiểu có hiện tượng sủi bọt.
Nước tiểu có màu siro hoặc bia nâu
Nguyên nhân khiến nước tiểu có màu siro hoặc bia nâu có thể là do cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là do bạn đang gặp vấn đề về gan.
Nước tiểu trong suốt
Thông thường, nước tiểu trong suốt, không màu là do bạn uống quá nhiều nước. Cơ thể con người mỗi ngày chỉ cần 1- 2 lít nước để đào thải độc tố trong người. Nhưng nếu bạn uống quá lượng này dễ khiến cho cơ thể mất đi chất điện giải và làm loãng nước tiểu khiến cho nước tiểu có màu nhạt hơn hoặc trong suốt.
Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian ngắn thì bạn không cần quá lo lắng. Lúc này bạn chỉ cần giảm lượng nước hàng xuống thì nước tiểu sẽ trở về bình thường.
Nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài thì bạn nên cảnh giác vì rất có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo nhạt.
Làm gì khi nước tiểu có màu sắc bất thường?
Như chia sẻ ở trên, có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu có màu sắc bất thường. Có thể là do thực phẩm, sử dụng thuốc điều trị. Nếu là do nguyên nhân này thì bạn không cần quá lo lắng, tình trạng này sẽ chấm dứt khi bạn ngừng sử dụng chúng.
Còn nếu do mắc các bệnh lý thì bạn cần phải cẩn trọng. Bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bạn khi không được điều trị kịp thời.
Chính vì vậy mà bạn không thể loại trừ được nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có màu sắc bất thường thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị kịp thời. Đặc biệt, hãy đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao; hệ thống máy móc y tế hiện đại, tiên tiến. Điều này góp phần đảm bảo tính chính xác của kết quả chẩn đoán và hiệu quả điều trị.
Khám lâm sàng
Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng thông qua các câu hỏi liên quan để làm cơ sở cho việc chẩn đoán. Một số câu hỏi bạn có thể gặp phải:
- Bạn gặp phải tình trạng nước tiểu có màu bất thường khi nào?
- Tình trạng này xảy ra liên tục hay ngắt quãng?
- Ngoài nước tiểu có màu lạ, bạn có thấy các triệu chứng bất thường nào khác không như có mùi, lẫn máu, tiểu buốt, tiểu rắt, …?
- Bạn hiện có đang sử dụng loại thuốc nào không?
- Gần đây bạn ăn những thực phẩm nào?
- …
Xét nghiệm chuyên sâu
Bạn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm đảm bảo chẩn đoán chính xác.
- Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định thành phần bất thường có trong nước tiểu
- Xét nghiệm sinh hóa: Ure máu, creatinin huyết thanh, …
- Siêu âm nhằm phát hiện các bất thường về vị trí, kích thước, sự xuất hiện của khối u
- Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, thận, lượng bạch cầu, ..
- Chụp CT, nội soi đường tiết niệu
- Xét nghiệm dịch mủ, chất nhầy, ….
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân cũng như tình trạng của bệnh để có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Lưu ý: Điều trị đem lại hiệu quả cao nhất khi bạn tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn tự ý đoán bệnh, tự điều trị hay tự ý thay đổi liều lượng, thời gian sử dụng thuốc sẽ khiến bệnh không những không được chữa khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng bất thường về màu sắc nước tiểu:
- Uống lượng nước vừa đủ, 1-2 lít nước mỗi ngày
- Hạn chế ăn đồ uống cay nóng bởi chúng có thể làm tổn thương niêm mạc bàng quang, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với cường độ vừa phải, …..
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về nước tiểu màu gì là tốt nhất, những màu bất thường của nước tiểu. Để bảo vệ sức khỏe của bản thận, khi nhận thấy dấu hiệu nước tiểu có màu lạ thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng. Chăm sóc sức khỏe bản thân là một trong những cách khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin