Nhiệt miệng là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi với những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy tại sao bị nhiệt miệng? Hay nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiệt miệng. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Nhiệt miệng là gì có phải bệnh không?
Nhiệt miệng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng xuất hiện các vết loét nhỏ, nông ở những mô mềm bên trong má, môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Tình trạng này còn được gọi với tên khác chính là loét áp tơ miệng.
Các triệu chứng gặp phải khi bị nhiệt miệng có thể kể đến như:
- Vết loét do nhiệt miệng có hình tròn màu trắng hoặc màu xám, có cạnh hoặc viền màu đỏ gây đau nhức, khó chịu.
- Có cảm giác ngứa ran, đau rát khi vết loét xuất hiện
- Các vết loét ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và giao tiếp của người bệnh
- Trường hợp nặng, người bệnh còn có thể bị sốt, nổi hạch, rối loạn tiêu hóa
Thông thường tình trạng nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 7 -10 ngày. Tuy nhiên, sau thời gian trên mà các vết loét không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.
>>>>>>> Tác dụng của Nha Đam
Tại sao bị nhiệt miệng?
Thông thường, khi nói đến nhiệt miệng mọi người có xu hướng nghĩ ngay là do nóng trong người hoặc ăn đồ cay nóng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Một vài nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng, bao gồm:
Nhiệt miệng do thường xuyên ăn đồ cay nóng
Thường xuyên ăn đồ cay nóng có thể dẫn tới nhiệt miệng. Nguyên nhân là do tính cay, nóng của đồ ăn có thể gây bỏng miệng, lở miệng, xuất hiện các nốt mụn nhỏ trong miệng.
Nếu khi bị nhiệt miệng mà bạn vẫn tiếp tục ăn đồ cay nóng thì chỉ làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, vết loét có thể bị sưng mủ.
Nhiệt miệng do vệ sinh răng miệng sai cách
Ngoài việc thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiệt miệng có thể là do vệ sinh răng miệng sai cách.
Thói quen đánh răng quá mạnh, quá nhanh, cùng với đó là sử dụng bàn chải đánh răng cứng rất dễ làm tổn thương các mô mềm bên trong miệng. Khi các mô mềm này bị trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây viêm loét.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc miệng có chứa thành phần Sodium lauryl sulfate làm tăng khả năng nhiệt miệng và gây ra tình trạng nhiệt miệng tái phát nhiều lần.
Tại sao bị nhiệt miệng – Rối loạn nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố khi đến kỳ kinh nguyệt khiến cho thân nhiệt cơ thể của chị em tăng giảm một cách không thể kiểm soát. Lúc này khí âm tích tụ trong gan, thận yếu gây nóng trong, dẫn tới tình trạng xuất hiện các nốt loét trong khoang miệng – nhiệt miệng.
Chính vì vậy mà có không ít chị em bị nhiệt miệng khi đến kỳ kinh nguyệt.
Cơ thể thiếu các loại vitamin
Vitamin là dưỡng chất quan trọng trong cơ thể con người, có tác dụng bảo vệ sức khỏe từ bên trong, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa một số bệnh hiệu quả. Bởi vậy, việc thiếu hụt vitamin sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra một số bệnh, trong đó bao gồm nhiệt miệng. Cơ thể thiếu hụt vitamin dưới đây sẽ gây ra tình trạng nhiệt:
- Vitamin B12
- Vitamin C
- Vitamin B3
Ăn nhiều đồ ăn có chứa tính axit
Giải đáp tại sao bị nhiệt miệng. Nếu bạn ăn nhiều đồ ăn có chứa tính axit thì rất dễ bị nhiệt miệng. Bởi tính axit có trong các thực phẩm có thể làm tổn thương đến các mô mềm trong khoang miệng, tạo ra các vết loét nông, gây đau rát mỗi khi ăn uống.
Do vi khuẩn trong dạ dày – Giải đáp tại sao bị nhiệt miệng
Vi khuẩn Helicobacter pylori là tác nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng và loét dạ dày. Bên cạnh đó, đôi khi vi khuẩn này có thể xuất hiện trong khoang miệng, gây ra tình trạng nhiệt miệng.
Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, tại sao bị nhiệt miệng, nhiệt miệng còn có thể xảy ra bởi các nguyên nhân khác như căng thẳng mệt mỏi; mắc bệnh HIV/AIDS hay các bệnh khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến cho cơ thể khó có thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, dẫn tới nhiệt miệng; ….
>>>>>>> Nước ép dưa hấu
Cách điều trị tình trạng nhiệt miệng nhanh khỏi nhất
Thông thường, tình trạng nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, khi đang bị nhiệt miệng thì bạn nên thực hiện một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng cũng như ngăn ngừa khả năng tái phát. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Tránh các đồ ăn có tính cay nóng, chiên, nướng. Thay vào đó ưu tiên các món ăn có tính mát nhất là rau xanh và hoa quả
- Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Hạn chế tình trạng căng thẳng quá mức trong thời gian dài
- Súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng sinh lý
- Tránh các thực phẩm thô ráp, dễ kích ứng phần miệng như bánh mì giòn hoặc khoai tây chiên
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là các loại vitamin B12, B3, C, ….
- Tập các bài tập giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc như thiền, yoga, …
Nếu tình trạng nhiệt miệng vẫn không thuyên giảm thì, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị. Nếu viêm loét do nhiễm nấm khuẩn bác sĩ, tùy thuộc vào từng loại mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin