Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng ứ đọng dịch xung quanh bìu tinh hoàn. Cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải tình trạng này, nhưng gặp nhiều nhất là nam giới trên 40 tuổi. Vậy tràn dịch màng tinh hoàn là gì? Tràn dịch màng tinh hoàn nguyên nhân do đâu? Có thể mổ tràn dịch màng tinh hoàn được không? Bài viết sau sẽ mang đến rất nhiều thông tin hữu ích xung quanh căn bệnh này!
Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?
Bình thường xung quanh tinh hoàn luôn có một túi mô mềm có chức năng bảo vệ. Lượng dịch trong túi mô sẽ giúp tinh hoàn dễ dàng di chuyển hơn. Thế nhưng nếu lượng dịch tích tụ quá nhiều ở đây thì sẽ gây ra tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn. Tình trạng này thường chỉ xảy ra một bên nhưng cũng có lúc xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn. Khi đó tinh hoàn của bệnh nhân sẽ sưng to bất thường.
Nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn
Theo các chuyên gia, hiện nay y học chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng của tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn. Thế nhưng với đàn ông trong độ tuổi trung niên, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao rõ rệt hơn khi:
- Nam giới bị viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn. Tình trạng viêm nhiễm này thường lây qua vết thương hở hoặc quan hệ tình dục.
- Bị sưng bìu do chấn thương trong bìu hoặc nhiễm trùng tại đây.
- Mắc bệnh ung thư tinh hoàn.
- Bệnh nhân bị phù nề ở nửa dưới cơ thể.
- Một số vấn đề khác xảy ra tại tinh hoàn khiến tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra như chấn thương, khối u, nhiễm khuẩn tinh hoàn…
Tràn dịch màng tinh hoàn không chỉ xảy ra ở nam giới trưởng thành mà còn bắt gặp ở trẻ nhỏ hoặc thai nhi thậm chí thường xuyên hơn. Nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi như sau:
Khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ thì tinh hoàn còn đang nằm ở ổ bụng, sau đó mới di chuyển xuống tinh mạc. Nhưng trong quá trình di chuyển, nếu dịch từ ổ bụng tràn xuống làm màng tinh hoàn tích tụ dịch thì sẽ khiến thai nhi bị tràn dịch màng tinh hoàn.
Triệu chứng tràn dịch tinh hoàn
Bệnh nhân tràn tinh dịch thường xuất hiện những triệu chứng sau khi mắc phải tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn:
- Một hoặc cả hai bên tinh hoàn bị sưng to nhưng không thấy đau đớn. Lúc này có thể quan sát thấy tinh hoàn trông giống như quả bóng nhỏ mà bên trong bìu chứa đầy chất lỏng.
- Gặp những trường hợp nặng người bệnh có thể cảm thấy khó chịu ở vị trí sưng.
- Vào buổi tối, tình trạng sưng thường nghiêm trọng hơn nhưng đến buổi sáng thì tình trạng này sẽ giảm nhẹ.
- Mức độ đau sẽ thay đổi khi kích thước tinh hoàn thay đổi.
- Người bệnh gặp phải những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả quan hệ tình dục hay chỉ là đi bộ mỗi ngày.
Tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không?
Tràn dịch màng tinh hoàn một khi đã chuyển nặng thì không chỉ chức năng sinh dục bị nguy hại mà còn dẫn tới những biến chứng không tốt tại các bộ phận cơ thể khác.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Tinh hoàn bị ngâm trong nước một thời gian dài nên các cơ quan như ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, tinh hoàn… đều bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho anh em nam giới gặp khó khăn khi sản xuất tinh trùng, tinh trùng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Hệ quả là khả năng sinh sản bị ảnh hưởng xấu, thậm chí nguy cơ hiếm muộn vô sinh cũng có thể xảy ra.
Gây trở ngại khi quan hệ tình dục
Khi mắc bệnh, vùng da bìu của dương vật bị kéo căng do tinh dịch bị tràn nhiều. Điều này khiến anh em cảm thấy đau đớn khi quan hệ tình dục, lâu dần mất đi sự hứng thú.
Tạo áp lực cho tinh hoàn
Khi dịch màng tinh hoàn bị tràn ra quá nhiều, tinh hoàn sẽ bị áp lực khiến cho tuần hoàn máu trở nên khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của tinh hoàn nói chung.
Tràn dịch màng tinh hoàn bao lâu thì khỏi?
Chuyên gia tại phòng khám 152 Xã Đàn cho hay: Tràn dịch màng tinh hoàn có thể không gây đau và vô hại, thậm chí với trẻ sơ sinh cũng có thể tự khỏi nói trong khoảng 1 năm đầu mà không cần điều trị bằng phương pháp nào cụ thể.
Đối với người lớn, căn bệnh này cũng có thể tự khỏi trong 6 tháng. Thế nhưng bạn vẫn nên đi tìm bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bởi nguy cơ rủi ro của bệnh này là vẫn có, và còn có khi liên quan tới một bệnh lý nào khác ở tinh hoàn. Đây đều là những trường hợp cần có sự chăm sóc về mặt y tế.
>>>>>> sưng tinh hoàn bên phải
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh hay tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ 3 tuổi đều được gọi chung là tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em. Với trẻ em, tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên bìu. Lúc này bố mẹ sẽ quan sát thấy bên bìu đó to hơn và căng nhẵn hơn hẳn. Khi sờ vào tinh hoàn có thể không thấy, trừ trường hợp tràn dịch mức độ ít. Ngoài ra khi sờ trẻ sẽ không thấy đau.
Nếu cha mẹ dùng đèn soi vào tinh hoàn sẽ thấy lớp dịch trong suốt xung quanh tinh hoàn. Lớp dịch này dày và thường tập trung phía trước nên việc sờ vào tinh hoàn là khó khăn. Vì nước dịch trong suốt nên ánh sáng mới có thể xuyên qua dễ dàng khi được chiếu bằng đèn pin. Đồng thời nếp nhăn của da bìu cũng sẽ bị mất đi.
Tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi khám khi gặp tình trạng:
- Bìu của bé bị sưng.
- Tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn không biến mất sau một năm.
- Bé bị sưng nặng hoặc đau đột ngột, đặc biệt sau khi tổn thương ở bìu vài giờ đồng hồ. Đây là trường hợp khẩn cấp.
>>>>>>> sưng tinh hoàn trái
Chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn
Chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn gồm chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng:
Thăm khám lâm sàng
Trước tiên bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác sau để kiểm tra tổng quát thể trạng của người bệnh:
- Kiểm tra để đánh giá mức độ tràn dịch màng tinh hoàn và mức độ đau đớn của bạn.
- Chiếu ánh sáng qua bìu để quan sát rõ ràng và kỹ càng hơn chất dịch xung quanh tinh hoàn.
- Thăm khám thành bụng và khu vực bìu để kiểm tra hiện tượng thoát vị bẹn.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi cho bạn khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Để kiểm tra tình trạng viêm và xác định nguyên nhân khiến tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra. Đó có thể là các nguyên nhân như nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn…
- Siêu âm để phát hiện tình trạng phát triển bệnh hoặc khối u tinh hoàn, nếu có.
- Trường hợp không thể khám được do lượng dịch bị tràn quá lớn, bác sĩ có thể dùng 1 cây kim nhỏ để tháo dịch làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Ví dụ như nguyên nhân ung thư, lao, nhiễm trùng…
>>>>>>> tinh hoàn nước
Tràn dịch màng tinh hoàn điều trị ra sao?
Theo các chuyên gia, với những bệnh nhân trưởng thành, chỉ cần điều trị bằng các biện pháp bảo tồn và dùng thuốc nếu không thấy bệnh gây ra triệu chứng nào nghiêm trọng. Những đối tượng này chưa cần phẫu thuật hoặc can thiệp trị liệu phức tạp. Biến chứng sẽ biến mất trong thời gian bao lâu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra căn bệnh của họ.
Với những trường hợp nặng hơn, sau đây là những biện pháp có thể sử dụng:
Thuốc điều trị tràn dịch màng tinh hoàn
Bác sĩ sẽ lựa chọn một phác đồ điều trị bằng thuốc phù hợp tùy theo nguyên nhân gây tràn dịch màng tinh hoàn. Những thuốc có thể được kê đơn như: thuốc giảm phù nề, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc Corticoid, thuốc điều trị lao nếu nguyên nhân là do lao…
Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn
Trong trường hợp dịch tràn màng tinh hoàn với số lượng nhiều, gây khó chịu cho người bệnh thì bác sĩ thường dùng biện pháp này. Để phẫu thuật, một đường rất nhỏ sẽ được rạch ở phần bụng dưới hoặc phía trên bìu. Sau đó bác sĩ sẽ dẫn lưu phần dịch ra ngoài qua đường này. Tuy nhiên vẫn có khả năng tái phát tràn dịch màng tinh hoàn sau phẫu thuật.
Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ
Như đã nói với trẻ nhỏ, trong năm đầu tiên tràn dịch màng tinh hoàn có thể tự hết mà không cần can thiệp bằng biện pháp nào khác. Tuy nhiên nếu nó vẫn kéo dài sau từ 1 đến 2 năm thì cha mẹ nên cho bé phẫu thuật. Nếu có tình trạng thoát vị bẹn đi kèm thì bác sĩ cũng sẽ xử lý luôn cho bé trong cuộc phẫu thuật này.
Chi phí phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn
Các chuyên gia cho biết không dễ dàng gì để đưa ra một con số cụ thể về chi phí phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn. Giá cả, chi phí cao hay thấp còn phụ thuộc những yếu tố sau:
– Về mức độ bệnh
– Về phương pháp điều trị
– Cơ sở điều trị
– …
Dẫn lưu dịch trong màng tinh hoàn
Dẫn lưu dịch màng tinh hoàn ra ngoài bằng cách dùng kim dẫn lưu cũng là một biện pháp thường được dùng. Tuy nhiên cách này chỉ dùng để điều trị triệu chứng. Nếu không tìm ra nguyên nhân thì tràn dịch màng tinh hoàn có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Thực hiện liệu pháp xơ hóa
Biện pháp xơ hóa nghĩa là tiêm chất làm xơ vào để tránh tái phát tràn dịch màng tinh hoàn sau khi đã dẫn lưu dịch ra ngoài.
Phòng ngừa tràn dịch màng tinh hoàn
Bạn có thể phòng ngừa tràn dịch tràn màng tinh hoàn bằng cách:
- Giữ cho tinh hoàn và vùng bìu không bị tổn thương bởi tác động từ bên ngoài. Nếu tham gia các môn thể thao nam giới cần dùng thiết bị bảo hộ vùng kín.
- Khi quan hệ tình dục dùng biện pháp an toàn, tránh quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình.
- Đi khám ngay khi thấy dấu hiệu sưng đau, viêm nhiễm bìu và tinh hoàn, tránh để biến chứng nguy hại xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tràn dịch màng tinh hoàn không quá nghiêm trọng nhưng vẫn có nguy cơ rủi ro cho sức khỏe nên cần được lưu ý kỹ càng. Bạn hãy tìm hiểu thêm về bệnh cũng như phương pháp điều trị dị ứng với mỗi nguyên nhân cụ thể. Nắm bắt điều đó sẽ giúp cho quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh được tốt hơn.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin