banner

Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không? còn bao lâu?

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Theo thống kê năm 2018 của WHO, ung thư tuyến tiền liệt ở Việt Nam là căn bệnh có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 13, mỗi năm có gần 4000 ca mắc mới. Bệnh gây ra ra hệ quả nghiêm trọng nhưng tiến triển chậm. Vì thế nếu sớm phát hiện và điều trị, kết quả sẽ khả quan. Cùng tìm hiểu về bệnh ung thư tuyến tiền liệt qua bài viết sau!

Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là một cơ quan trong hệ sinh sản của nam giới, có vai trò sản sinh tinh dịch, đồng thời vận chuyển tinh trùng.

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh xảy ra khi có sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào tuyến tiền liệt. Thông thường trong giai đoạn đầu bệnh tiến triển khá chậm. Việc phát hiện và điều trị sớm đem lại những kết quả rất khả quan. Nhưng một khi bệnh đã trở nặng thì lại phát triển rất nhanh chóng, lúc này nguy cơ tử vong hoàn toàn có thể xảy ra.

ung thư tuyến tiền liệt có chết không còn sống được bao lâu

Hiện nay nguyên nhân dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt còn chưa rõ ràng. Nhưng nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có thể bị ảnh hưởng bởi gen di truyền hoặc chế độ ăn. Ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư tuyến tiền liệt tiến triển theo bốn giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Viêm tuyến tiền liệt dẫn đến U tuyến tiền liệt hình thành.
  • Giai đoạn 2: U phát triển với tốc độ chậm.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư xâm lấn sang những mô xung quanh.
  • Giai đoạn 4: Di căn tế bào ung thư qua bạch huyết và máu đến gan, xương, phổi…

Ung thư tuyến tiền liệt triệu chứng ra sao?

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Khi có triệu chứng thì bệnh đã nặng hơn. Cụ thể dấu hiệu khi ấy bao gồm:

  • Tiểu tiện khó khăn: Người bệnh không đi tiểu được dù buồn tiểu, tiểu ngắt quãng, số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường. Những vấn đề đường tiểu này là do tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo, tạo điều kiện cho khối u chèn ép vào khu vực này.
  • Tiểu buốt: Cũng do khối u chèn ép gây ra. Nhưng đây cũng có khả năng là triệu chứng bệnh phì đại tuyến tiền liệt dẫn tới nhiễm trùng.
  • Trong nước tiểu có máu: Biểu hiện là thấy cục máu đông hoặc nước tiểu chuyển màu hồng. Nhưng nhiều bệnh lý khác cũng có thể gây ra hiện tượng tiểu ra máu.
  • Dương vật khó duy trì cương cứng: dòng máu chảy đến dương vật bị tắc nghẽn do khối u ở tuyến tiền liệt, kết quả là người bệnh cương cứng khó khăn hoặc hoàn toàn không cương cứng được. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xuất hiện do bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
  • Trong tinh dịch có lẫn máu.
  • Đau ở khu vực đùi, hông, lưng…
  • Đi tiểu ban đêm: Bạn nên đi khám chuyên khoa tiết niệu nếu trong một đêm tiểu quá 2 lần.

Những triệu chứng trên không phải chỉ của riêng ung thư tuyến tiền liệt mà có thể xuất hiện do những căn bệnh khác. Đó là lý do rất khó để phân biệt bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Muốn nhận biết được bệnh này, nam giới cần thường xuyên khám nam khoa. Tại các cơ sở y tế bác sĩ sẽ giúp anh em phát hiện tế bào ung thư sớm nhất.

>>>>>>>> chi phí mổ phì đại tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt có chết không?

Khi mắc ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu sẽ không gây chết người. Cụ thể được nhắc đến ở đây là giai đoạn 1 và 2. Phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn này, kết hợp với một phác đồ điều trị hiệu quả sẽ có khả năng giúp bệnh nhân thoát khỏi án tử.

ung thư tuyến tiền liệt di căn xương giai đoạn cuối

Thế nhưng khi ung thư tuyến tiền liệt đã đã sang đến giai đoạn 3 và 4 thì nguy cơ tử vong là rất cao. Bởi trong 2 giai đoạn này, đã có sự di căn khối u sang những cơ quan khác, nên dù tích cực điều trị thì cũng không mấy khả quan. Rất tiếc là ở Việt Nam, đa phần khi tế bào ung thư đã di căn thì người bệnh mới được phát hiện bệnh. Lúc này để ức chế tế bào ung thư phát triển, bác sĩ phải cho cho làm xạ trị, truyền hóa chất trong cơ thể bệnh nhân. Thế nhưng không thể đạt được hiệu quả tích cực, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở giai đoạn này không cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những bệnh nhân đã có tuổi.

Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?

Theo các chuyên gia, để trả lời câu hỏi ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu thì phải xem người bệnh đang ở giai đoạn nào của bệnh.

Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu ở giai đoạn 1 và 2?

Trong hai giai đoạn này, chỉ có một bên của tuyến tiền liệt xuất hiện tế bào ung thư. Tế bào ác tính cũng chưa di căn ra những bộ phận khác của cơ thể. Vì thế tỷ lệ cao nam giới phát hiện được bệnh ở giai đoạn này và có phương pháp điều trị tích cực có thể khỏi bệnh. Trong vòng 10 năm tỷ lệ sống sót của bệnh nhân đạt khoảng 98%, và trong 15 năm tỷ lệ này là 96%.

Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu ở giai đoạn 3?

Ở giai đoạn 3 của bệnh, lớp tế bào nang của tuyến tiền liệt đã bị tế bào ung thư phá vỡ. Lúc này chúng dễ dàng lan vào túi tinh và lan truyền ra ngoài tuyến tiền liệt, khiến cho tỷ lệ sống sót suy giảm.

Nếu được điều trị tích cực thì đa số những trường hợp mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3 có thể sống thêm khoảng 5 năm. Trong khi ở một số trường hợp khác, con số này chỉ là từ 1 đến 5 năm.

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Nhiều người thắc mắc ung thư tuyến tiền liệt di căn xương sống được bao lâu? Thật ra ở giai đoạn ung thư di căn đến xương thì đã vào giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này không chỉ xương mà những cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ như hạch bạch huyết, bàng quang, gan, phổi… Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ở giai đoạn này tương đối mong manh, cụ thể ra sao phụ thuộc vào mức độ di căn của khối u. Hiệu quả điều trị bệnh ở giai đoạn cuối là rất thấp, bệnh nhân tối đa sống được từ 1 đến 2 năm. Những trường hợp nặng hơn chỉ sống được khoảng vài tháng.

Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt sẽ được bác sĩ chẩn đoán dựa trên những xét nghiệm sau:

Thăm khám trực tràng (DRE)

Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ thông qua trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt của bạn. Cách làm là chọc ngón tay đã đeo găng vào trực tràng để nhận biết khối u bất thường bên trong. 

Xét nghiệm xác định chỉ số PSA

Phương pháp này thực hiện bằng cách xét nghiệm máu, nhằm kiểm tra chỉ số PSA, tương ứng với một loại protein tiết ra bởi tuyến tiền liệt.

Sinh thiết tuyến tiền liệt

Phương pháp sinh thiết thực hiện bằng cách lấy một phần nhỏ của tuyến tiền liệt ra và đưa vào kính hiển vi để quan sát. Nhờ đó bác sĩ có thể chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Các xét nghiệm hình ảnh

Ung thư cũng có thể phát hiện được bằng cách chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính hoặc quét xương.

Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?

Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không phải tùy vào từng giai đoạn cụ thể, tùy mức độ bệnh khi đó là nặng hay nhẹ, đã di căn hay chưa. Đồng thời bác sĩ cũng dựa trên tuổi tác, nồng độ PSA trong máu bệnh nhân để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp.

Theo dõi tình hình bệnh

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp khối u chưa di căn mà vẫn đang khu trú trong tuyến tiền liệt, mô bệnh học thấp.

Xạ trị

Đây là phương pháp triệt tiêu các tế bào ung thư bằng cách sử dụng tia bức xạ có nguồn năng lượng lớn. Hiệu quả đem lại của phương pháp này là tức thì, áp dụng cho mọi giai đoạn bệnh nếu cần thiết.

Phương pháp này thường xuyên được sử dụng cho giai đoạn 3 của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên với những người có tình trạng sức khỏe không được tốt hoặc tuổi cao thì có thể không tiến hành phương pháp này. Do ở những nhóm người trên, bệnh thường tiến triển rất chậm.

Điều trị nội tiết

Điều trị nội tiết có mục đích là làm giảm nội tiết tố nam, nhờ đó sự phát triển của bệnh có thể được làm chậm lại. Có hai phương pháp điều trị nội tiết là:

  • Phẫu thuật tinh hoàn để triệt tiêu nội tiết tố nam.
  • Sử dụng thuốc nội tiết, dùng cho những trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật.

Ở giai đoạn cuối khi khối u đã di căn, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp này kết hợp với điều trị xạ trị. Tất nhiên việc điều trị còn tùy theo thể trạng của từng người và từng trường hợp cụ thể.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt

Đây là phương pháp điều trị rất hiệu quả cho những bệnh nhân đang mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Không chỉ cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, bác sĩ còn có thể xem xét loại bỏ hạch 2 bên vùng chậu hoặc túi tinh để loại bỏ tế bào ung thư một cách triệt để. Khi đó, tế bào ung thư sẽ không thể di căn sang các bộ phận khác được nữa. Việc phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật hở còn tùy theo chỉ định của bác sĩ và cũng dựa vào thể trạng từng người.

Biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư bao lâu còn phụ thuộc vào lối sống cũng như ý chí của họ. Để kéo dài thời gian sống, bạn có thể lưu ý những điều sau:

  • Ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung khoáng chất và vitamin. Tránh xa những thực phẩm giàu chất béo.
  • Tập thể dục hàng tuần để cải thiện sức khỏe tổng thể, cải thiện tâm trạng và duy trì cân nặng. Luôn lưu ý giữ trọng lượng ở mức phù hợp.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, suy nghĩ tích cực. Tìm đến sự động viên và sẻ chia của người thân, gia đình và bạn bè.

Hy vọng bài viết trên đã cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ở giai đoạn đầu của bệnh, việc điều trị khỏi là hoàn toàn có khả năng. Đồng thời bạn có sống được lâu hay không còn tùy vào ý chí chiến đấu của chính bạn. Vì thế hãy luôn giữ vững tinh thần lạc quan bạn nhé!

banner
21 26 28 35 44 51