Viêm ruột thừa cấp tính là bệnh cấp cứu ngoại khoa có thể gặp ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính nam hay nữ. Bệnh có triệu chứng khá đa dạng cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phúc mạc đe dọa tới tính mạng. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý, từ đó chủ động phòng tránh, điều trị kịp thời, bạn hãy tham khảo qua bài viết sau.
Viêm ruột thừa cấp tính là gì?
Viêm ruột thừa cấp tính là tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa – Một cơ quan nhỏ có hình dạng như ngón tay xuất phát từ đoạn đầu tiên của ruột già tại hố chậu phải. Sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa được xem là nguyên nhân chính gây viêm ruột thừa. Vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, nhân lên với số lượng lớn do tắc nghẽn khiến ruột thừa vị viêm, sưng và hóa mủ.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa viêm sẽ vỡ làm mủ, phân tràn sang ổ bụng gây ra hiện tượng viêm phúc mạnh, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Một số trường hợp viêm ruột thừa có thể bị giới hạn lại bởi những cơ quan xung quanh đó và hình thành nên ổ áp xe.
>>>>>>> Thận yếu là gì
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ruột thừa cấp tính
Khi bị bệnh viêm ruột thừa cấp tính, người bệnh thường có các triệu chứng như: Đau bụng là triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất của bệnh viêm ruột thừa cấp tính. Cơn đau thường bắt đầu từ sự khó chịu vùng quanh rốn hay thượng vị, sau đó nó di chuyển xuống hố chậu phải. Cơn đau thường âm ỉ, xuất hiện liên tục khiến người bệnh khó chịu, không thể đứng thẳng người, đi lại lom khom, mất ngủ.
Tần suất cơn đau cũng tăng dần lên trong 6 – 24 tiếng. Cơn đau tăng lên khi vận động xoay người, ho, hắt hơi, di chuyển. Đối với trẻ nhỏ, biểu hiện ban đâu thường đau quanh rốn, lúc đau lúc không. Vì thế, bệnh viêm ruột thừa cấp tính ở trẻ nhỏ rất khó phát hiện, dễ bị bỏ sót hay chẩn đoán nhầm với những bệnh lý khác như: rối loạn tiêu hóa.
Ngoài hiện tượng đau bụng điển hình kể trên, những triệu chứng viêm ruột thừa cấp tính khác có thể kể đến như:
- Sốt: Người bệnh không bị sốt hay chỉ bị sốt nhẹ. Vì thế, nhiều người thường chủ quan và bỏ qua triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu sốt cao thèm theo hiện tượng lạnh, run người thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã nặng, vỡ hay hoại tử vỡ.
- Các triệu chứng về tiêu hóa như nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy: Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn tới hiện tượng rối loạn tiêu hóa hay viêm ruột khác. Vì vậy rất nhiều bệnh nhân lẫn người nhà chủ quan không thăm khám sớm.
- Một số trường hợp, người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng giống tiết niệu như: tiểu khó, tiểu đau.
Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường của viêm ruột thừa cấp tính kể trên, bạn cần chủ động thăm khám bệnh, theo dõi diễn tiến của bệnh. Bệnh nếu không được chữa trị sớm, đúng cách sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tới tính mạng.
Khi nào cần tới gặp bác sĩ ngay?
Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện bất thường nào kể trên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ngay. Bởi, cơ địa mỗi người là khác nhau vì thế các triệu chứng gặp phải, mức độ cũng sẽ khác nhau. Do đó, hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, có phương pháp can thiệp tốt nhất.
Viêm ruột thừa cấp tính nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm ruột thừa cấp tính, trong đó thường gặp nhất phải kể đến như:
Tắc nghẽn lòng ruột thừa
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm ruột thừa cấp. Những dị vật như: sỏi phân, thức ăn (hạt, sợi rau,…), ký sinh trùng, khối u hay khối hạch phì đại có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn lòng ruột thừa.
Bên cạnh đó, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, tấn công vào thành ruột gây ra các biến chứng nguy hiểm như: hoại tử ruột thừa, đe dọa tới tính mạng.
Viêm loét niêm mạc ruột thừa
Tổn thương viêm bắt đầu từ những vết loét trên niêm mạc ruột thừa, xâm lấn dần đến những lớp bên dưới khiến thành ruột thừa bị viêm, phù nề, tắc mạch máu nuôi dưỡng ruột thừa. Lúc này, nếu không được can thiệp, ruột thừa sẽ bị thiếu máu nuôi, bị hoại tử.
>>>>>>>> Bệnh Noma
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa cấp tính cao?
Viêm ruột thừa cấp tính là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, trong đó thường gặp nhất ở nam giới. Để kiểm soát bệnh ruột thừa cấp, bạn cần giảm thiểu những yếu tố nguy cơ. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin chi tiết.
Ngoài ra, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa cấp như:
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm ruột thừa
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao
- Người trong độ tuổi từ 10 – 19 tuổi
- Bị viêm ruột kéo dài
- Chế độ ăn uống có hàm lượng carbohydrate cao, chất xơ thấp. Nếu chế độ ăn có hàm lượng chất xơ thấp, ruột sẽ hoạt động chậm lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn ruột thừa.
- Môi trường sống bị ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh viêm ruột thừa được chứng minh thường gặp ở mùa hè hơn những mùa khác trong năm. Điều này có thể xảy ra do ô nhiễm không khí, cơ thể tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm giàu đạm, ít chất xơ.
Viêm ruột thừa cấp tính có nguy hiểm không?
Diễn biến của bệnh viêm ruột thừa vô cùng nhanh. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, ruột thừa từ viêm sẽ có nguy cơ chuyển sang vỡ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp xe, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng huyết,… đe dọa tới tính mạng. Vậy nên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, điều trị bệnh càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bệnh viêm ruột thừa cấp tính như thế nào?
Những thông tin chia sẻ sau đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, có biện pháp can thiệp kịp thời.
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa cấp tính
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng nhằm loại trừ những bệnh lý có triệu chứng tương tự bằng cách tìm ra cơn đau tại vùng hố chậu phải. Trong trường hợp là phụ nữ mang thai, điểm đau có thể nằm tại vị trí cao hơn. Nếu như ruột thừa bị thủng, bụng sẽ trở nên cứng và chướng lên, bạn cần liên hệ bác sĩ ngay.
Để xác định cơn đau, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm như:
- Tổng phân tích nước tiểu nhằm loại bỏ nhiễm trùng đường tiểu và sỏi thận
- Khám khung chậu đối với nữ giới để loại trừ bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu
- Thử que nhằm loại bỏ trường hợp thai ngoài tử cung
- Chẩn đoán hình ảnh vùng bụng nếu như bác sĩ nghi ngờ ổ áp xe hay có biến chứng nguy hiểm khác
- Bác sĩ có thể sử dụng x-quang, siêu âm hay CT scan
- Chụp x-quang phổi để loại bỏ viêm phổi thùy dưới.
Những phương pháp điều trị viêm ruột thừa cấp tính
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm ruột thừa cấp, tùy vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể:
- Điều trị không phẫu thuật: Một số trường hợp không cần phẫu thuật, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh và truyền dịch.
- Điều trị phẫu thuật: Nếu bạn có ổ áp xe nhưng chưa vỡ, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh. Đồng thời dẫn lưu ổ áp-xe thông qua da, và tiến hành phẫu thuật sau khi điều trị nhiễm trùng.
- Nếu ổ áp xe vỡ, bạn sẽ phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa ngay lập tức.
- Bác sĩ có thể áp dụng mổ hở hay mổ nội soi. Tuy nhiên, với sự phát hiện của y học như hiện nay thì mổ viêm ruột thừa cấp tính thường được tiến hành mổ nội soi, ít xâm lấn và thời gian phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Đặc biệt, trong trường hợp áp xe, viêm phúc mạc, bạn bắt buộc phải mổ mở.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm ruột thừa cấp tính, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng phát hiện và giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần bác sĩ giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin