Nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo cơ thể bạn đang có nhiều độc tố. Nếu không xác định nguyên nhân và chữa trị đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: thận hư, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường,… Vậy, nước tiểu có bọt là bệnh gì, làm sao hết? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau để có câu trả lời.
Nước tiểu sinh lý bình thường như thế nào?
Nước tiểu là sản phẩm bài tiết của thận. Lượng máu nhất định trong cơ thể được đưa vào thận để lọc lấy lại những hoạt chất cần thiết và loại bỏ chất cặn bã. Sau đó, nước tiểu sẽ đi theo đường niệu quản chảy xuống bàng quang tích lũy và theo đường niệu đạo đi ra ngoài.
Trong nước tiểu của người khỏe mạnh sẽ gồm các thành phần như: phân tử protein, hormone, các hợp chất muối vô cơ. Bình thường nước tiểu có màu từ trong suốt tới màu hổ phách. Phần lớn chúng ta đều thấy nước tiểu màu vàng nhạt, không có cặn bẩn hay bọt khí. Tuy nhiên, tùy vào chất lượng chuyển hóa trong cơ thể mà nó khiến các chất cùng thành phần có trong nước tiểu bị thay đổi.
Trong một số trường hợp đặc biệt, nước tiểu có dấu hiệu vẩn đục, nổi bọt khí, bạn cần hết sức lưu ý. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên chủ quan không thăm khám, bỏ qua các cảnh báo về sức khỏe của bản thân. Do đó, bạn tuyệt đối không được bỏ qua bất kỳ điều bất thường nào của cơ thể.
Nước tiểu có bọt như thế nào là bệnh?
Nước tiểu có bọt là hiện tượng sau khi nước tiểu được đào thải ra ngoài có sự xuất hiện của nhiều bọt khí. Nước tiểu có bọt là hiện tượng bình thường hay bệnh lý sẽ được đánh giá dựa vào những yếu tố có liên quan khác như: bọt khí tồn tại trong bao lâu, màu sắc nước tiểu như thế nào, tính chất nước tiểu. Cùng với đó là các triệu chứng bất thường của cơ thể.
Những trường hợp nước tiểu có bọt khí do yếu tố bên ngoài thì bọt khí này chỉ duy trì trong một thời gian ngắn, nước tiểu lỏng, màu sắc bình thường, cụ thể:
- Nước tiểu phản ứng với chất tẩy có trong bồn cầu: Trong chất tẩy rửa bồn cầu chứa xà phòng. Vì thế nếu bạn đi tiểu, nước tiểu sẽ tiếp xúc với nước dưới bồn cầu làm xà phòng bị đánh thành bọt. Hiện tượng nước tiểu có bọt như xà phòng trong trường hợp này không liên quan tới nước tiểu của bạn.
- Do tiểu với lực mạnh: Thói quen nhịn tiểu, bàng quang chứa quá nhiều nước tiểu, sẽ tạo áp lực lên thành bàng quang. Lúc này, việc đi tiểu sẽ đẩy nước tiểu ra ngoài với một lực vô cùng mạnh và tạo thành bọt. Mặc dù vậy, bọt khí chỉ xuất hiện trong vòng vài giây rồi vỡ mất mà không để lại bất kỳ dấu vết bất thường nào.
Nếu đi tiểu có bọt nhưng không nằm trong các trường hợp trên, cộng thêm bọt khí tồn tại trong thời gian dài thì điều này hoàn toàn không bình thường. Nếu có thêm những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn cần chú ý nhiều hơn, bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó:
- Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị mất ngủ
- Ăn không ngon miệng
- Chân tay bủn rủn, xuất hiện phù nề ở mặt, các chi
- Nước tiểu có mùi khai nồng khó chịu kèm theo màu sắc bất thường, điển hình như: màu cam, màu hổ phách, màu sậm, thậm chí kèm theo máu.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày mặc dù không uống nhiều nước
- Tình trạng này xuất hiện và lặp lại nhiều lần.
Nước tiểu có bọt là bệnh gì?
Loại trừ những yếu tố khách quan từ bên ngoài thì bạn cần hết sức cẩn trọng nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu nổi bọt đến từ các bệnh lý khác nhau. Nước tiểu có bọt có sao không thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bất thường sau:
Cơ thể bị mất nước, thiếu nước
Nếu bạn để ý thì sau khi luyện tập thể thao, vận động khiến cơ thể đổ mồ hôi, mất đi nước thì khi đi tiểu chúng ta sẽ thấy nước tiểu có bọt khí. Ngoài ra, cơ thể mất nước do tiêu chảy, sốt cao, thói quen uống ít nước,… cũng dẫn tới tình trạng này.
Hiện tượng này được các chuyên gia lý giải, do cơ thể mất nước nên nước tiểu bị cô đặc lại và khi đi tiểu có hiện tượng nổi bọt. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần dựa vào số lượng nước mất nhiều hay ít.
- Trường hợp mất nước mức độ nhẹ: Bạn cần bổ sung bằng cách uống nhiều nước. Mỗi ngày bạn không nên uống dưới 1,5 lít nước. Nếu vận động ra nhiều mồ hôi thì bạn cần bổ sung nước nhiều hơn.
- Mất nước mức độ trung bình: Bạn có thể khắc phục bằng cách uống oserol, để cấp nước, bổ sung chất điện giải cho cơ thể.
- Mất nước mức độ nặng: Trường hợp này cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Bác sĩ sẽ truyền nước, cũng như bổ sung chất điện giải cần thiết.
Nước tiểu có bọt lâu tan do protein niệu cao
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến nước tiểu nổi bong bóng là do protein niệu cao. Bình thường, chỉ số protein niệu rất thấp nhưng dưới sự tác động của yếu tố nào đó, khiến nó vượt quá ngưỡng bình thường sẽ khiến nước tiểu có bọt. Protein trong nước tiểu cao thường do các tác nhân sau:
- Bổ sung lượng lớn protein vào cơ thể sau khi tập luyện với cường độ cao
- Mắc các bệnh lý về thận như: hội chứng thận hư, thận yếu viêm cầu thận cấp,…
- Tăng huyết áp
- Đái tháo đường
- Rối loạn chuyển hóa
Nước tiểu có bọt và mùi hôi cảnh báo bệnh nhiễm trùng nước tiểu
Vi khuẩn tấn công vào bàng quang gây nhiễm trùng đường tiết niệu và khiến bạn đi tiểu ra bọt bong bóng. Ngoài những triệu chứng kể trên thì nó còn kèm theo những triệu chứng khác như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, đi tiểu ra máu,…
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh viêm tiết niệu của mình, bạn cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Thông qua thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Ngoài ra, hiện tượng nhiễm khuẩn cũng xuất phát từ sự gia tăng của các tế bào bạch cầu. Tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Xuất tinh ngược khiến nước tiểu có bọt màu trắng
Nước tiểu có bọt ở nam giới có thể xuất phát từ hiện tượng xuất tinh ngược. Lúc này, phái mạnh sẽ thấy nước tiểu lẫn tinh dịch. Thay vì khi xuất tinh, tinh dịch đi ra ngoài, trường hợp này tinh dịch lại đi vào trong bàng quang, trộn lẫn với nước tiểu.
Lúc này, tinh dịch sẽ ở dạng đặc, quánh, sền sệt. Khi đi tiểu cùng với áp lực cho bàng quang trước đó sẽ dẫn tới tình trạng nổi bọt.
Mắc bệnh lý ở thận
Thận là cơ quan quan trọng có tác dụng lọc máu, bài tiết nước tiểu để đưa chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể. Bất kỳ bệnh lý nào tại thận như: nhiễm trùng thận, suy thận, cao huyết áp, sỏi thận,… cũng khiến nước tiểu có bọt.
Bệnh tiểu đường khiến nước tiểu có bọt
Bệnh Tiểu đường xảy ra do lượng đường trong máu không được chuyển hóa khiến chỉ số đường huyết gia tăng vượt hơn mức bình thường. Khi máu đi qua thận không được lọc hết sẽ khiến nước tiểu có đường.
Trong khi đó, glucose giống như protein là một phần tử lớn, thông thường nó không được đi qua màng lọc của thận, nhưng vì lượng đường trong máu quá lớn nên buột phải thải bớt thông qua nước tiểu. Điều này dẫn tới tình trạng sáng ngủ dậy nước tiểu có bọt. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Cơ thể mệt mỏi
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Hoa mắt, mắt mờ
- Thời gian lành vết thương lâu hơn
- Thường xuyên thấy đói
- Khát nước nhiều
- Thường xuyên buồn tiểu
Nước tiểu có bọt do tăng huyết áp
Nước tiểu có bọt lâu tan là bệnh gì? Những bệnh lý về tim nói chung hay tăng huyết áp nói riêng đều có diễn biến vô cùng phức tạp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thận. Khi thận bị tổn thương, khả năng lọc của nước tiểu sẽ không được trơn tru như trước. Những hoạt chất microalbumin dư thừa sẽ đi qua màng lọc, dẫn tới hiện tượng protein niệu.
Khi protein niệu vượt quá mức cho phép thì nước tiểu sẽ xuất hiện bọt khí. Do đó, bạn cần kiểm tra sức khỏe khám bệnh định kỳ thường xuyên, nhất là các chỉ số quan trọng của cơ thể, trong đó điển hình nhất là chỉ số huyết áp.
Cảnh báo tiền sản giật
Nước tiểu có bọt ở nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật, đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai. Với tiền sản giật, trong nước tiểu sẽ chứa một lượng lớn protein, bởi bệnh lý này có triệu chứng đặc trưng là tình trạng tăng huyết áp cùng với phù. Nếu không theo dõi hình ảnh nước tiểu có bọt và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé trong quá trình sinh nở.
Nước tiểu có bọt làm sao hết?
Để khắc phục nước tiểu có bọt nhanh chóng, bạn cần thăm khám, xét nghiệm chuyên khoa, xác định nguyên nhân gây nước tiểu có bọt, từ đó có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Ngoài điều trị bệnh theo phác đồ bác sĩ, người bệnh cũng cần nâng cao ý thức thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và tập luyện sao cho khoa học, cụ thể:
- Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe tổng thể
- Uống nước mỗi ngày 1,5 – 2 lít nước. Ưu tiên các loại nước ép rau củ, hoa quả nhằm bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, không hút thuốc
- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên
- Kiểm soát hàm lượng đường huyết thông qua chế độ ăn uống hàng ngày
- Theo dõi chỉ số huyết áp, uống thuốc huyết áp đều đặn để ngăn chặn các biến chứng của bệnh do mắt, tim,…
- Tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa nhằm ổn định tình trạng bệnh lý.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng nước tiểu có bọt nguyên nhân tại sao nước tiểu có bọt, hy vọng sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ để nhiều người biết đến bạn nhé!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin