Bệnh giang mai tiến triển qua 4 giai đoạn, dấu hiệu nhận biết của bệnh phụ thuộc theo từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới lại có sự khác biệt. Bài viết sau sẽ cho bạn 1 cái nhìn rõ nét hơn về dấu hiệu giang mai ở 2 giới!
Tổng quan về bệnh giang mai
Bệnh giang mai (hay Syphilis) là căn bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, mà xoắn khuẩn Treponema pallidum là tác nhân trực tiếp gây ra. Loài xoắn khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người qua những vết xước trên biểu bì khi tiếp xúc dịch tiết từ vết thương giang mai. Qua các hình thức quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn hay miệng đều làm bệnh lây lan nhanh chóng.
Bệnh cũng có thể lây từ người mẹ sang con khi mang thai từ tháng thứ 4 trong thai kỳ. Sau khi xâm nhập vào thai nhi qua dây rốn, nó trực tiếp đe dọa tính mạng của cả 2 mẹ con.
Bộ phận sinh dục của chị em có cấu tạo dạng mở, do đó nguy cơ nhiễm các bệnh tình dục cao hơn so với nam giới, tính cả giang mai. Nữ giới không điều trị giang mai kịp thời, tổn thương trầm trọng có thể xảy đến với tất cả các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như viêm loét bộ phận sinh dục, đau nhức cơ xương, phát ban ngoài da, thậm chí ảnh hưởng đến nội tạng.
>>>>>>>> Bệnh xã hội 152 xã đàn
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai
Sau khi vào trong cơ thể, khuẩn giang mai ủ bệnh trong khoảng thời gian từ 3 – 90 ngày, dài ngắn thế nào tùy thuộc sức đề kháng của từng người bệnh, nhưng trung bình 3 tuần. Biểu hiện dấu hiệu giang mai ban đầu xuất hiện không rõ ràng, sau một thời gian có thể tự biến mất nên người bệnh dễ chủ quan và xem nhẹ.
Các tổn thương ngoài da là những dấu vết đầu tiên, xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
– Săng giang mai: là các vết loét tròn hay bầu dục, không đau, không ngứa, màu đỏ, không gây mủ. Chúng hay gặp nhất ở khu vực niêm mạc sinh dục. Với nữ giới, vị trí bệnh ở môi lớn, môi bé và mép âm hộ. Với nam giới thì gặp nhiều ở quy đầu, dương vật, miệng sáo, bìu… Săng giang mai còn có thể lây lan ở miệng, môi, lưỡi…
– Những mẩn đỏ này giống phát ban, chủ yếu tập trung nơi lòng bàn tay, bàn chân.
– Cảm giác mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, sốt, có hạch ở cổ, nách và háng, đau khớp…
Các vị trí dấu hiệu giang mai thường gặp
Vi khuẩn giang mai dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường như quan hệ tình dục, qua các đồ dùng, vật dụng nhiễm bệnh, vết lở loét, vết xước… Ngoài ra, nó cũng lây truyền qua máu, như lây từ mẹ sang con, lây qua dùng bơm kim tiêm…
Tình trạng tổn thương giang mai thường chỉ có một với mỗi trường hợp, xuất hiện ngay tại vị trí vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chủ yếu là vị trí có các vết loét trên niêm mạc, da bộ phận sinh dục… Bên cạnh đó, khuẩn giang mai còn có khả năng tấn công các vị trí khác môi, lưỡi, miệng, ngón tay, vú, lưng, trán… Dấu hiệu giang mai dễ nhận biết nhất nằm ở lưng, bụng, bàn tay, cánh tay, bàn chân.
Hình ảnh dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới
Nam giới sẽ xuất hiện triệu chứng giang mai theo từng giai đoạn khác nhau. Các triệu chứng biểu hiện giang mai ở nam giới cụ thể anh em gặp phải trong 3 giai đoạn bệnh như sau:
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, trên da bìu và dương vật anh em bắt đầu xuất hiện săng giang mai (những vết loét đặc thù). Chúng cũng xuất hiện ở khu vực miệng lưỡi nếu anh em mắc bệnh giang mai miệng. Săng giang mai hình tròn hay bầu dục, không gây đau đớn, có dạng loét nông. Sau từ 3 đến 6 tuần, săng thường biến mất. Dấu hiệu đó khiến nhiều người chủ quan, không chịu thăm khám. Cứ thế, bệnh dần dần phát triển âm ỉ sang giai đoạn 2 của bệnh.
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn 2
Sau 3 – 6 tuần sau khi những triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện, nam giới bước vào giai đoạn 2, mà những triệu chứng đặc thù đã khác so với trước:
- Trên da xuất hiện những dấu vết trông giống như phát ban. Kích cỡ của chúng lớn ngang đồng xu, đóng vảy, màu đỏ. Người bệnh không ngứa và cũng không đau.
- Các nốt ban này xuất hiện ở vị trí bất kì trên cơ thể. Ví dụ: trên cơ quan sinh dục, da lưng, da bụng, hoặc tứ chi…
- Nếu sức đề kháng yếu thì bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng đau họng, nhức đầu, lên cơn sốt, uể oải và mệt mỏi…
Các triệu chứng kể trên có khả năng tự động biến mất sau vài tuần. Thậm chí trong 1 năm đầu các triệu chứng còn có thể đan xen xuất hiện rồi biến mất.
Dấu hiệu giang mai ở nam giới giai đoạn 3
Giang mai có giai đoạn tiềm ẩn rất dài, sau đó mới tới giai đoạn thứ 3, hay còn gọi là giai đoạn cuối của bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà từ lúc mắc bệnh đến giai đoạn 3 mất từ 3 đến 15 năm.
Vào giai đoạn 3, xuất hiện những u phồng trên da người bệnh gọi là củ giang mai. Củ giang mai dễ lở loét, gây ra những tổn thương lớn. Vi khuẩn tấn công mạnh hơn vào các hệ cơ quan trong cơ thể. Cụ thể gồm hệ tim mạch, nội quan và hệ thần kinh, đe dọa tính mạng người bệnh. Điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn này sẽ khó khăn hơn nhiều so với trước.
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ
Bệnh giang mai ở nữ giới có các giai đoạn phát triển giống như nam giới. Chúng cũng gồm ba giai đoạn chính, thêm một giai đoạn tiềm ẩn. Trong mỗi giai đoạn dấu hiệu cụ thể lại khác nhau. Cụ thể như sau:
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu
Sau vài tuần ủ bệnh, triệu chứng giang mai bắt đầu xuất hiện trên da. Cụ thể, chị em sẽ quan sát thấy:
- Trên da hiện các vết trợt gọi là săng giang mai. Vết trợt không sâu, dù có dạng như vết loét hình bầu dục hay tròn. Xung quanh vết trợt có quan sát thấy gờ mỏng, phần da bên trong khá cứng. Màu săng giang mai là đỏ ửng, nhưng không gây cảm giác đau hay ngứa.
- Săng giang mai ở nữ giới xuất hiện quanh niêm mạc sinh dục. Cụ thể tại các vị trí môi bé, môi lớn, âm hộ, âm đạo, hậu môn…
- Xuất hiện hạch ở nơi phát bệnh, như vùng bẹn háng. Hạch mọc thành chùm với kích cỡ đa dạng. Nhưng luôn có 1 hạch có kích thước trội hơn hẳn.
Sau 1 thời gian ngắn, những triệu chứng trên ở nữ giới cũng tự lành. Cho dù bệnh nhân khi đó không hề điều trị. Đó là lý do chị em chủ quan, nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi, không thăm khám hay điều trị nữa. Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm. Vi khuẩn giang mai thực ra chỉ đang ủ bệnh trong cơ thể mà thôi. Và căn bệnh này đang chuẩn bị bước vào thời kỳ trầm trọng hơn.
Dấu hiệu giang mai ở nữ giai đoạn 2
Khi giai đoạn đầu tiên qua đi, từ 7 đến 8 tuần sau chị em sẽ bước vào giai đoạn thứ hai. Bệnh giang mai ở nữ giới trong giai đoạn này có thể quan sát thấy những triệu chứng sau:
- Xuất hiện tràn lan các vết ban trên da. Ban màu trắng hay hồng tạo những mảng riêng biệt. Nhưng khi chạm tay vào vết ban lại thấy chúng biến mất. Vết ban không làm người bệnh thấy khó chịu hay ngứa ngáy.
- Nổi lên các vết sần trên da, trông như vảy nến hoặc trứng cá. Nốt sần phì đại cũng xuất hiện xung quanh hậu môn và vùng kín sinh dục.
- Các hạch lớn dần, lan ra các vị trí khác.
- Rụng tóc thường xuyên.
Dấu hiệu giang mai nữ giới giai đoạn tiềm ẩn
Trong giai đoạn tiềm ẩn, bệnh nhân nữ phát hiện ra triệu chứng giang mai biến mất dần. Chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài không thể quan sát được gì. Hơn nữa thời gian triệu chứng biến mất cũng dài, cụ thể từ vài năm đến vài chục năm. Lúc này vi khuẩn giang mai ủ rất sâu trong cơ thể. Giai đoạn này qua đi, giang mai sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối cùng.
Dấu hiệu giang mai ở nữ giai đoạn 3
Giai đoạn 3 chính được các chuyên gia nhận định giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ở thời điểm này, bệnh nhân nữ giới sẽ quan sát thấy những biểu hiện sau:
- Giang mai thần kinh: hệ thần kinh tổn thương nghiêm trọng do vi khuẩn giang mai tấn công. Người bệnh dễ rơi vào tình trạng bại liệt, viêm não…
- Mọc lên gôm và củ giang mai: đây là những cấu trúc đặc thù xuất hiện trong cơ, xương hoặc trên da… Những tổn thương này nếu quan sát trên da sẽ thấy những có dạng hình tròn, kích thước như hạt bắp. Gôm và củ giang mai tách biệt nhau. Chúng lở loét rồi dần hoại tử theo thời gian.
- Giang mai tim mạch: hệ tim mạch của nữ giới bị tổn thương. Thông thường người bệnh sẽ bị phình mạch.
Dấu hiệu giang mai ở miệng
Bệnh giang mai ở miệng cũng là do tác nhân xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Căn bệnh này hay bị nhầm lẫn là nhiệt miệng. Cũng vì thế, người bệnh mang tâm lý chủ quan, khiến việc điều trị chậm trễ. Bệnh gặp nhiều ở nam nữ tuổi trưởng thành, những người không có sự phòng bị hay bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Bệnh giang mai ở miệng lây do dùng miệng quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với những tổn thương giang mai. Ví dụ, hôn sâu với người bị giang mai miệng là con đường lây truyền ngắn nhất căn bệnh này. Ngoài ra, có rất nhiều người mắc bệnh do dùng chung bàn chải đánh răng hay khăn mặt… Thai nhi trong quá trình sinh nở cũng dễ mắc giang mai đường miệng, nếu mẹ bị giang mai.
Tất nhiều bệnh nhân tưởng mình chỉ bị nhiệt miệng hay viêm lợi. Họ tự điều trị bệnh tại nhà nhưng không thấy đỡ. Tới khi thăm khám tại bệnh viện, họ mới ngỡ ngàng vì đã mắc giang mai ở miệng. Đó là lý do bạn nên lưu ý, theo dõi những dấu hiệu bệnh giang mai đường miệng như sau:
– Người mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, khi ăn thấy khó nuốt. Có thể dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm do thời tiết, dễ bị bỏ qua.
– Trong khoang miệng, các vị trí như giang mai ở lưỡi, mép, môi nổi lên các mụn nhỏ, khiến người bệnh bị đau, ngứa ngáy khó chịu.
– Xuất hiện các vết trợt nông trong khoang miệng, chính là săng giang mai. Vết trợt bằng phẳng, hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ, có kích thước đều đặn. Quanh vết trợt có bờ, nổi thành gờ, ở giữa loét sâu. Khi vết trợt nằm ở hố amidan sẽ khiến người bệnh đau họng, khó nuốt, sưng tấy ở amidan, nhưng không gây ngứa cho bệnh nhân.
– Săng giang mai thường tự động biến mất sau 2 – 6 tuần. Bạn chớ có chủ quan, bởi triệu chứng giai đoạn sau sẽ chóng xuất hiện trở lại, từ đó lan rộng khắp khoang miệng.
– Giang mai ở miệng thường kèm theo các triệu chứng bất thường khác như nổi ban khắp cơ thể, đau sưng khớp, rụng tóc, đau bụng. Có trường hợp bệnh nhân còn khó thở, không nói được ra tiếng.
Bệnh giang mai ở miệng đòi hỏi sự quan tâm từ phía bệnh nhân, từ đó có thái độ tích cực trong thăm khám và điều trị.
Con đường lây nhiễm của bệnh giang mai
Vi khuẩn giang mai là 1 trong những tác nhân lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác. Thái độ chủ quan với bệnh là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy chủ động tìm hiểu về bệnh, phòng tránh từ sớm để bảo vệ bản thân an toàn. Những con đường lây nhiễm bệnh gồm:
Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo hộ
Đây là con đường lây nhiễm phổ biến, hay gặp nhất. Cho dù đó là quan hệ qua đường âm đạo, quan hệ qua đường hậu môn hay miệng thì cũng đều gây ra nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đặc biệt khi bạn không có biện pháp bảo vệ an toàn.
Đó là lý do những người theo đuổi lối sống tình dục thoáng, quan hệ với nhiều người, ăn nằm với gái mại dâm… là dễ mắc bệnh nhất.
Lây qua đường máu
Xoắn khuẩn giang mai thường đi vào và trú ẩn trong máu người bệnh. Lúc này chúng ủ bệnh nhiều năm hoặc tấn công trực tiếp các cơ quan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này nếu bạn nhận máu, hay xài chung bơm kim tiêm với bệnh nhân thì bạn cũng dễ lây nhiễm giang mai.
Lây qua vết thương hở
Xâm nhập qua vết thương hở ngoài da là 1 con đường lây truyền phổ biến của xoắn khuẩn giang mai. Bởi lẽ trên những vết thương hở đó có máu, dịch mủ…, đều là môi trường cho vi khuẩn khu trú, nảy nở, sinh sôi.
Nếu chạm tay vào vết thương hở – nơi tổn thương giang mai, rồi đưa tay lên dụi mắt, chạm vào miệng… thì bạn cũng dễ lây bệnh giang mai mắt, miệng.
Lây qua đường tiếp xúc gián tiếp
Giang mai có thể lây gián tiếp qua việc sử dụng chung một số đồ cá nhân với bệnh nhân. Thường thấy nhất là khăn mặt, bát ăn, cốc uống, bàn chải răng miệng, khăn tắm… Bởi lẽ xoắn khuẩn giang mai tồn tại được một thời gian dài ở bên ngoài cơ thể. Vì thế, bạn nên chuẩn bị những vật dụng riêng dành cho mình.
Lây truyền từ mẹ sang con
Nữ giới mang thai mà mắc giang mai, thì thai nhi có nguy cơ lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai ở mức cao. Lúc này, sự phát triển của bé bị tác động nghiêm trọng. Bé dễ bị mắc giang mai bẩm sinh, hoặc viêm da, mù lòa, tổn thương hệ thần kinh… khi sinh ra. Nếu thai phụ mắc giang mai, cần phải thường xuyên khám thai tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chăm sóc và tư vấn tận tình. Những trường hợp này cũng nên sinh mổ để bảo vệ bé được an toàn sau khi sinh ra.
>>>>>>>> Chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền
Bệnh giang mai xét nghiệm như thế nào?
Với sự tiến bộ của nền y học hiện nay, giang mai có thể chẩn đoán chuẩn xác, test giang mai phát hiện dễ dàng thông qua những biện pháp sau:
– Xét nghiệm với kính hiển vi: thích hợp cho những bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát. Lúc này xoắn khuẩn chưa thâm nhập sâu vào trong máu người bệnh.
– Xét nghiệm với phản ứng sàng lọc RPR: thích hợp với các bệnh nhân giang mai giai đoạn 2.
– Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu: tiến hành theo 2 loại cụ thể là xét nghiệm TPHA định tính, và xét nghiệm định lượng. Trong đó, xét nghiệm định tính giúp các chuyên gia sàng lọc, chẩn đoán bệnh lâm sàng. Còn xét nghiệm định lượng giúp chuyên gia theo dõi tình trạng bệnh cụ thể hơn. Sau khi xét nghiệm, bạn sẽ được đưa ra các phương pháp điều trị tương ứng.
>>>>>>> Xét nghiệm giang mai ở đâu
Phòng chống bệnh giang mai
Để giảm nguy cơ mắc giang mai, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn dưới đây:
– Theo đuổi đời sống tình dục lành mạnh và chung thủy. Chỉ nên sinh hoạt tình dục 1 vợ 1 chồng để phòng tránh giang mai và tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
– Quan hệ an toàn: với người có đời sống tình dục phóng khoáng nên dùng bao cao su trong mỗi lần quan hệ.
– Trước khi có dự định mang thai, nữ giới nên khám sức khỏe tổng quát để sàng lọc bệnh. Nếu đã mắc giang mai, không nên cố gắng có con khi chưa điều trị xong.
– Tránh xa các chất kích thích độc hại, rượu, bia, thuốc lắc, ma túy…
Bệnh giang mai được y học xếp vào dạng nguy hiểm trong số các bệnh xã hội. Khi bạn quan sát thấy những dấu hiệu giang mai được đề cập trên bài, nên đi xét nghiệm ngay để có kết quả sớm. Có như thế, việc điều trị mới thuận lợi hơn.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin