Khi phụ nữ đến tuổi dậy thì, hiện tượng kinh nguyệt bắt đầu, đánh dấu thời kỳ rụng trứng. Tuy nhiên nhiều chị em chưa hiểu rõ về hiện tượng sinh lý này. Họ thường thắc mắc: Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng. Để trả lời câu hỏi này cần có hiểu biết và thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để tự lý giải được cho mình nhé!
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Thời gian của 1 chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày. Nó được tính từ ngày bắt đầu chu kỳ, cho đến ngày chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo bắt đầu. Với một chu kỳ ngắn 21 ngày, hoặc dài khoảng 32 – 35 ngày, miễn lặp lại đều đặn thì đều được coi như một chu kỳ bình thường. Trong đó, những ngày hành kinh kéo dài từ 2 – 7 ngày, sau mỗi chu kỳ, lượng máu trung bình bị mất vào khoảng 50 – 80ml.
Một chu kỳ kinh nguyệt không đều, bị rối loạn thường xuyên đòi hỏi sự quan tâm của chị em. Nếu lượng máu mất nhiều và thời gian có kinh kéo dài, chị em nên trao đổi với chuyên gia để được tư vấn, tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Nếu không, những bất thường trong chu kỳ kinh rất có thể sẽ tác động xấu đến khả năng sinh sản về sau.
Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa nhờ các loại hormone nội tiết tố, trong đó quan trọng nhất là estrogen và progesterone. Ngoài ra, hormone tuyến yên là FSH và LH cũng tham gia vào quá trình này dưới sự điều khiển của tuyến yên.
Để biết hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, chị em cần nắm rõ các giai đoạn của 1 chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời từ đó, chị em có thể áp dụng để tính toán thời điểm dễ có thai, thời điểm tránh thai… và sử dụng tùy theo mục đích của mình.
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt có 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn kinh nguyệt
Đây chính là giai đoạn đầu tiên, xảy ra khi quá trình mang thai không xảy ra, khi trứng ở chu kỳ trước đó không được thụ tinh. Đây là thời điểm hoàng thể đột ngột bị thoái hóa, làm suy giảm nồng độ Estrogen và Progesterone xuống mức thấp. Lớp niêm mạc tử cung không được duy trì, bị thoái hóa bong ra, co thắt động mạch khiến máu chảy kèm ra ngoài cùng lớp niêm mạc, hình thành nên kinh nguyệt.
Những triệu chứng phổ biến trong giai đoạn này mà chị em gặp phải như: đau nhức lưng dưới, đau bụng kinh, đau tức ngực, tâm trạng thất thường, dễ nóng giận…
Từ 2 – 7 ngày là số ngày hành kinh trung bình của 1 chu kỳ, nhưng cũng có nhiều người có chu kỳ hành kinh ngắn hơn hay dài hơn.
Giai đoạn nang trứng
Ngày đầu tiên của kỳ kinh chính là ngày bắt đầu giai đoạn nang trứng, và giai đoạn này kết thúc ở ngày rụng trứng bạn có thể tham khảo thêm về cách tính ngày rụng trứng.
Ở chu kỳ trước, vào những ngày cuối, estrogen và progesterone bị suy giảm nồng độ bất ngờ, kích thích hormone FSH và LH được giải phóng từ tuyến yên. Dưới tác động của hormone, các nang nguyên thủy của buồng trứng được kích thích và phát triển. Sau 7 – 8 ngày, trong từ 5 – 20 nang chỉ có 1 nang phát triển mạnh nhất, các nang còn lại thoái hóa dần.
Niêm mạc tử cung bị mỏng hơn sau giai đoạn kinh nguyệt. Lúc này các tế bào biểu mô tăng sinh sẽ bị estrogen kích thích để làm dày niêm mạc tử cung. Đồng thời môi trường thích hợp cho tinh trùng cũng được tạo ra, giúp chúng di chuyển vào gặp trứng dễ dàng hơn, hỗ trợ quá trình thụ tinh.
Giai đoạn rụng trứng
Giai đoạn rụng trứng còn được khoa học gọi là phóng noãn. Theo các chuyên gia, hormone LH đạt được mức cực đại trước thời điểm rụng trứng. Lúc này nó kết hợp với các hormone FSH, progesterone, estrogen, làm nang trứng vỡ ra và rụng trứng (hay phóng noãn).
Thời điểm rụng trứng ở những chu kỳ kinh nguyệt bình thường là vào ngày thứ 14. Trong tử cung, trứng có thể tồn tại khoảng từ 24 – 36 giờ.
Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
Hết kinh mấy ngày thì rụng trứng phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Ngày này chỉ có thể dự đoán dựa theo số ngày kinh nguyệt cụ thể của từng chị em, từng trường hợp.
Chúng ta đã biết 1 chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày đầu tiên kỳ kinh xuất hiện, đến ngày đầu của chu kỳ kinh tiếp theo. Trong mỗi chu kỳ lại có 1 – 2 quả trứng rụng. Mỗi tháng, quá trình này lại lặp lại ở nữ giới. Dựa vào những thông tin đó, mỗi chị em có thể đối chiếu và tìm ra ngày rụng trứng của mình. Cụ thể:
- Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: thông thường vào ngày thứ 14 của chu kỳ trứng sẽ rụng. Điều này có nghĩa sau khi chị em hết kinh 14 ngày thì sẽ thấy hiện tượng rụng trứng.
- Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày: vòng kinh này có ngày rụng trứng là ngày thứ 21. Vì thế chị em sau khi hết kinh 15 ngày sẽ rụng trứng.
- Chu kỳ kinh nguyệt dưới 21 ngày: Với vòng kinh ngắn ngày như vậy, thông thường ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 7 của kỳ kinh.
- Chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày: đây là chu kỳ kinh nguyệt dài, việc dự đoán thời gian rụng trứng là khó khăn.
Sau khi xác định được ngày trứng rụng, chị em có thể lựa chọn được thời điểm thích hợp để tăng khả năng thụ thai thành công. Vì vậy nếu muốn có con, bạn hãy tự tính toán để nắm bắt thời gian rụng trứng của mình một cách chính xác và khoa học.
Hết kinh bao nhiêu ngày thì thử que rụng trứng
Bạn đã biết phụ nữ hết kinh bao nhiêu ngày rụng trứng, vậy có biết hết kinh bao nhiêu ngày thì thử que rụng trứng sẽ tốt nhất?
Theo các chuyên gia, việc thử que rụng trứng sẽ giúp bạn canh thời điểm rụng trứng chính xác để dễ dàng thụ thai hoặc sinh con theo ý muốn. Nhưng để có kết quả chính xác, bạn cần kiên trì thử liên tục trong vài ngày.
– Chu kỳ kinh 28 ngày: nên dùng que thử bắt đầu ngày 11 sau khi hết kinh, dùng trong 6 ngày liên tiếp.
– Chu kì từ 27 – 34 ngày: từ ngày 13 – 20 sau khi hết kinh có thể là thời điểm trứng rụng. Bạn nên dùng que thử liên tục từ ngày 11 đến ngày 20.
– Chu kỳ kinh nguyệt không đều: gặp khó khăn khi xác định ngày trứng rụng. Bạn có thể mua cùng lúc nhiều que thử về dùng, sử dụng hàng ngày cho đến khi có thai.
Để sử dụng que thử rụng trứng, bạn nên thử từ 10h sáng đến 20h tối mỗi ngày. Bạn không cần phải thử nước tiểu đầu sáng giống như que thử thai. Nếu chưa thử được ngay, bạn thậm chí còn có thể lưu lại nước tiểu ở nhiệt độ thường, miễn là mẫu không để quá 8 tiếng. Trong môi trường lạnh, nước tiểu có thể giữ được 24h. Nhưng để có kết quả chính xác, tốt nhất bạn hãy lấy mẫu xong thì thử luôn.
Ngoài cách sử dụng chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày rụng trứng, các bạn có thể quan sát các dấu hiệu khác. Ví dụ như quan sát dịch nhầy tử cung hay đo nhiệt độ cơ thể…
Hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai
Khoảng thời gian nguy hiểm của chị em bắt đầu từ ngày thứ 8 đến ngày 18, ứng với 1 chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 30 ngày. Còn với chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày thì từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 18 là thời gian nguy hiểm.
Gọi là “nguy hiểm” vì đây là thời kỳ trứng rụng, khiến chị em dễ dàng thụ thai nếu quan hệ tình dục mà không áp dụng biện pháp tránh thai an toàn. Khả năng mang thai vẫn rất cao nếu bạn quan hệ trước và sau thời kỳ an toàn từ 2 đến 3 ngày.
Như vậy, hết kinh từ ngày thứ 8 trở đi rất dễ thụ thai. Càng gần ngày rụng trứng, khả năng có thai của chị em sau khi hết kinh càng cao.
>>>>>>>> Ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai đẻ con trai
Hiện tượng rụng trứng là gì?
Hiện tượng rụng trứng là 1 hiện tượng xảy ra theo chu kỳ, cụ thể là mỗi tháng 1 lần. Thống kê cho thấy, có khoảng 400 – 500 trứng rụng suốt cuộc đời người phụ nữ, và chúng đều có khả năng thụ tinh.
Nang buồng trứng chính là nơi nuôi dưỡng noãn. Khi noãn đạt đủ kích thước, đáp ứng được điều kiện trưởng thành thì trứng rụng. Trứng sau khi rụng sẽ đi vào tử cung qua con đường ống dẫn trứng.
Nếu gặp tinh trùng tại buồng tử cung thì sự thụ tinh sẽ xảy ra, sau đó trứng bắt đầu làm tổ. Nhưng nếu thụ tinh không xảy ra, trứng sẽ tiêu đi, cùng lớp niêm mạc tử cung bị bong thoát ra ngoài, hình thành kinh nguyệt.
Vào ngày trứng rụng nếu quan hệ tình dục, chị em rất dễ mang thai. Đây được coi là thời điểm vàng để trứng và tinh trùng gặp nhau một cách thuận lợi.
Dấu hiệu rụng trứng ở nữ giới
Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng trên thực tế có nhiều cách nhận biết. Trứng thường rụng trong khoảng 5 ngày. Trong thời gian đó, cơ thể phái đẹp có những thay đổi như:
Tăng tiết dịch âm đạo
Cổ tử cung tiết nhiều dịch nhầy hơn bình thường. Dịch tiết thường có màu trắng trong, khá dính, kéo thành sợi được nếu dùng tay kéo căng ra.
Thân nhiệt tăng
Đây cũng là triệu chứng bình thường của cơ thể vào thời điểm rụng trứng. Nhiệt độ cơ thể của chị em tăng cao hơn nhiệt độ ngày khoảng 0.5 °C.
Đau bụng dưới
Đây chỉ là những cơn đau nhẹ, sau vài ngày có thể biến mất nhanh chóng.
Ra máu âm đạo
Âm đạo ra máu là do tác động của progesterone. Máu có màu hồng nhạt hay nâu nhạt, lượng máu không đáng kể…
Các triệu chứng khác
Ăn uống ít hơn bình thường, chán ăn, ngực căng tức, ham muốn tình dục tăng… cũng cho thấy ngày rụng trứng đang đến, chị em có thể tự mình cảm nhận.
Hết kinh nhiều ngày trứng không rụng là do đâu?
Trong một số trường hợp, kinh đã hết nhưng nhiều ngày sau chị em không có dấu hiệu rụng trứng. Trứng không rụng đúng thời điểm như đã tính toán theo chu kỳ có thể do những nguyên nhân sau:
- Chị em mắc các chứng bệnh như: suy buồng trứng, buồng trứng đa nang, suy giáp… gây tác động xấu tới chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, việc xác định thời điểm rụng trứng gặp khó khăn.
- Sử dụng các loại thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc hóa trị ung thư… khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi
- Tâm lý căng thẳng kéo dài, cơ thể mỏi mệt, tâm lý bất ổn cũng ảnh hưởng đến thời điểm rụng trứng.
- Chị em vào thời kỳ mãn kinh
Ngoài ra chị em cũng cần lưu ý: trong mỗi chu kỳ kinh, thông thường chỉ có 1 trứng rụng, thời gian sống của trứng trong khoảng 12 – 24 giờ sau khi rụng. Nhưng trong một số thời điểm khác, trứng có thể rụng nhiều hơn 1. Lúc này, khả năng sinh đôi, sinh ba hoàn toàn có thể xảy ra nếu các trứng đều được thụ tinh.
Trong vài tình huống khác, chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện nhưng trứng vẫn rụng. Lúc này, chị em không thể dựa vào ngày hết kinh để tính ngày rụng trứng được.
Các phương pháp tránh thai an toàn
Dù tính ngày để quan hệ an toàn nhưng nguy cơ có thai vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, bạn nên áp dụng biện pháp tránh an toàn khác để không mang thai ngoài ý muốn:
– Bao cao su: là phương pháp tránh thai phổ biến nhất hiện nay, độ an toàn lên đến 99%. Không những thế, bao cao su còn giúp bạn phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, cũng như viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa.
– Thuốc tránh thai: bạn có thể sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp hoặc thuốc uống hàng ngày. Tuy nhiên, thuốc tránh thai khẩn cấp không thể lạm dụng. Việc lạm dụng thuốc dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Trường hợp nghiêm trọng nhất là đe dọa khả năng mang thai, làm mẹ sau này của chị em.
– Đặt vòng tránh thai: phù hợp cho việc kế hoạch hóa gia đình. Đây là biện pháp có hiệu quả ngừa thai cao và rất an toàn.
– Xuất tinh ra ngoài: nhiều cặp đôi lựa chọn phương pháp ngừa thai này. Tuy nhiên trong việc tránh thai, hiệu quả của nó chỉ đạt khoảng 60%.
Sau khi hết kinh nếu quan hệ tình dục cần lưu ý gì?
Sau khi hết kinh, trong quá trình quan hệ bạn cần lưu ý những điều sau:
- Âm đạo chị em khá nhạy cảm sau giai đoạn hành kinh. Việc quan hệ tình dục lúc này cần nhẹ nhàng để tránh tổn thương.
- Vệ sinh vùng kín trước và sau quan hệ là điều chị em cần chú ý. Bởi sau khi hành kinh, vùng kín của chị em vẫn còn mở rộng. Lúc này nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí rong kinh hoàn toàn có thể xảy ra.
- Vì nhiều nguyên nhân, sau khi hết kinh chị em vẫn có khả năng mang thai. Để tránh mang thai ngoài ý muốn, bạn cần áp dụng biện pháp tránh hợp lý.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, đồng thời hiểu thêm về chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin