Rất nhiều người tò mò không biết trứng và tinh trùng đã gặp nhau ra sao để quá trình thụ thai có thể diễn ra. Chỉ khi quá trình thụ thai thành công, thai nhi mới hình thành và phát triển trong bụng mẹ. Nếu bạn cũng tò mò về vấn đề này, hãy cùng theo dõi quá trình rụng trứng và thụ thai được giới thiệu qua bài viết sau!
Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?
Khi nữ giới bước vào tuổi sinh sản, trong buồng trứng mỗi tháng sẽ có một quả trứng chín và rụng. Lúc này trong quá trình quan hệ tình dục, khi nam giới xuất tinh, tinh trùng sẽ được đưa vào tử cung với tốc độ 16km một giờ(tốc độ xuất tinh). Khi đó tinh trùng sẽ có lực để tiếp tục bơi đi tìm trứng.
Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào
Trong quá trình đó tinh trùng di chuyển, sự co thắt ở cổ tử cung, sự biến đổi chất nhầy quanh cổ tử cung sẽ giúp tinh trùng bơi dễ dàng hơn. Thế nhưng vẫn có một phần rất lớn tinh trùng bị mắc kẹt trên đường đi và không vào được ống dẫn trứng. Chỉ một phần nhỏ số lượng tinh trùng bơi vào tiếp cận được trứng. Tại đây chúng sẽ bước vào một cuộc đua tranh mới để xem tinh trùng nào có thể xâm nhập qua lớp vỏ ngoài của trứng.
Chỉ cần một tinh trùng có thể vào được bên trong, lập tức thức một hàng rào bảo vệ sẽ xuất hiện và ngăn chặn sự xâm nhập của những tinh trùng khác. Đây chính là lá chắn bảo vệ, giúp các tổ chức bên trong trứng có thể an toàn bắt đầu diễn ra hiện tượng thụ thai.
Bạn có thể tra từ khóa “video quá trình thụ thai diễn ra như thế nào” để tận mắt nhìn quá trình này diễn ra. Các video sẽ mô phỏng quá trình thụ thai một cách chính xác và dễ hiểu nhất!
>>>>>>> Ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai đẻ con trai
Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu?
Theo các chuyên gia, sau khi tinh trùng được đưa vào trong âm đạo, chúng sẽ phải bơi một quãng đường 18cm từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng để gặp trứng. Tốc độ di chuyển của chúng là 2,5 cm/15 phút. Vậy quá trình thụ thai mất bao lâu?
Theo các chuyên gia, kể từ sau khi nam giới xuất tinh, tinh trùng sẽ phải mất 45 phút để gặp được trứng đối với tinh trùng khỏe mạnh. Với những con chậm chạp thì thời gian có thể lên đến 12 tiếng. Thời gian tinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể chị em phụ nữ là từ 3 đến 5 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu trứng rụng thì hiện tượng thụ thai vẫn có thể xảy ra.
Quá trình thụ thai sinh đôi cùng trứng
Thay đổi trong cơ thể nữ giới xuất hiện khi trứng thụ tinh phân chia thành 2 phôi nhỏ, từ hai phôi này sau đó sẽ phát triển thành hai cá thể riêng biệt. Trong các ca song sinh, số lượng sinh đôi cùng trứng chiếm tỉ lệ ⅓.
Thai sinh đôi cùng trứng hình thành ngay ở giai đoạn đầu tiên sau khi thụ tinh, khi phôi thai chỉ là một chùm tế bào. Khi hai trẻ sinh đôi cùng trứng ra đời, chúng sẽ giống nhau hoàn toàn về bộ gen, giới tính và hình thức.
Sự hỗ trợ của phương pháp kỹ thuật y khoa cũng có thể để tạo ra những trường hợp sinh đôi cùng trứng.
>>>>>>> cách tính ngày rụng trứng
Quá trình thụ thai có biểu hiện gì?
Thông thường, chị em có thể kiểm tra kết quả thụ thai dựa trên xét nghiệm nồng độ hCG trong máu hoặc sử dụng que thử thai. Tuy nhiên nếu không áp dụng hai cách phát hiện dấu hiệu mang thai này, chị em vẫn có thể nhận biết được quá trình thụ thai có thành công hay không dựa trên những biểu hiện như:
Ngực căng tức, nhũ hoa dần sậm màu
Đây là hiện tượng xảy ra khi hormone thay đổi đột ngột do quá trình thụ tinh đã thành công. Lúc này lượng máu được đưa đến phần ngực nhiều hơn, nên khiến chị em cảm thấy căng tức ở ngực.
Trễ kinh
Đây là dấu hiệu thụ tinh thành công phổ biến ở nữ giới,có độ chính xác khá cao. Bởi nếu trứng được thụ tinh thành công thì niêm mạc tử cung sẽ được giữ lại để nuôi dưỡng thai nhi, và chu kỳ kinh nguyệt không xảy ra nữa. Chúng chỉ quay trở lại sau khi chị em đã sinh xong.
Ra máu bất thường
Tuy không ra máu kinh nhưng chị em lại ra máu báo thai. Máu báo thai là máu xảy ra khi khi trứng được thụ tinh bám vào nội mạc tử cung để làm tổ, khiến một vài mảnh niêm mạc bong ra một số chị em có thể nhầm lẫn với việc chảy máu âm đạo do bệnh lý gây ra. Để phân biệt máu báo thai rất ít, có màu hồng hoặc đỏ, có thể phân biệt được với kinh nguyệt.
Chuột rút
Sự điều chỉnh của tử cung khi có bào thai phát triển bên trong khiến chị em xuất hiện dấu hiệu chuột rút. Đây là biểu hiện bình thường ở phụ nữ mang thai. Nhưng nếu nó xuất hiện thường xuyên và đi kèm dấu hiệu bất thường như đau bên hông dữ dội, thì chị em nên thăm khám ngay.
Nóng bất chợt
Do hoóc-môn trong cơ thể thay đổi nên sau khi thụ tinh, mẹ bầu sẽ gặp phải những cơn nóng bất chợt. Triệu chứng cụ thể là nóng bừng mặt, ra nhiều mồ hôi, đỏ mặt… Chúng có thể kéo dài đến 50 phút.
Mệt mỏi
Sau khi thụ thai thành công, nhiều chị em cũng cảm thấy mỏi mệt. Điều này là do sự tăng tiết của hoóc môn progesterone trong thai kỳ.
Thường xuyên đi tiểu
Khi khi em mang thai, dây chằng trong tử cung sẽ co giãn để nới rộng không gian cho thai nhi phát triển. Điều này sẽ khiến chị em đau lưng, đồng thời làm bàng quang phải chịu nhiều áp lực. Hệ quả là chị em sẽ buồn đi tiểu hơn, đặc biệt vào ban đêm, chứng tiểu đêm khi mang thai.
Tình trạng thường xuyên buồn tiểu sẽ kéo dài cho tới khi khai kỳ kết thúc. Tình trạng này càng trở nên rõ rệt hơn khi càng vào những giai đoạn sau của thai kỳ. Đó là do thai nhi càng phát triển thì lực ép xuống bàng quang càng lớn.
Buồn nôn
Buồn nôn là dấu hiệu mang thai phổ biến được nhiều người biết tới. Cảm giác buồn nôn đã có thể xuất hiện ngay khi thụ thai thành công được 2 tuần. Nó cho thấy tình trạng ốm nghén, và sẽ giảm dần ở những tháng sau đó.
Tâm trạng thất thường
Khi mang thai, tâm lý của chị em bị tác động không nhỏ bởi sự thay đổi đột ngột của hàm lượng hóc-môn trong cơ thể. Lúc này dù đang hào hứng, vui vẻ, chị em cũng có thể nhanh chóng chuyển sang trạng thái cáu gắt, khó chịu… Đặc biệt ở giai đoạn đầu mang thai, tâm lý thường trực của chị em là mệt mỏi, khó chịu và lo âu.
Quá trình thụ thai có đau bụng không?
Hiện tượng đau bụng khi mang thai có thể gặp phải ở một số thai phụ trong thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
- Thai nhi làm tổ: Khi trứng được thụ tinh gắn vào niêm mạc tử cung để làm tổ, một lượng nhỏ tế bào niêm mạc sẽ bị bong ra và chảy ra ngoài, gây ra hiện tượng máu báo thai. Trong quá trình này, chị em có thể bị đau nhẹ, nhưng không hề nguy hiểm.
- Mang thai ngoài tử cung: Nếu như trứng thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà lại làm tổ ở ngoài tử cung thì sẽ gây ra tình trạng chửa ngoài dạ con. Vị trí nó thường làm tổ trong trường hợp này là vòi tử cung. Chửa ngoài dạ con khiến cho thai phụ gặp phải những triệu chứng bất thường như đau vai, chảy máu âm đạo, đau bụng, chóng mặt, ngất xỉu. Tình trạng mang thai ngoài tử cung phải được phát hiện và điều trị khẩn cấp để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.
- Sảy thai hoặc dọa sảy thai: Đây cũng là những trường hợp điển hình khiến thai phụ bị đau bụng khi mang thai. Ngoài bụng dưới, chị em còn có thể bị đau vùng chậu hoặc đau lưng, đi kèm hiện tượng chảy máu. Thông thường, chị em khó có thể phân biệt được đâu là đau bụng do thai nhi làm tổ, đâu là đau bụng do sảy thai. Triệu chứng phân biệt rõ ràng nhất là lượng máu chảy. Nếu bị sảy thai, bạn sẽ chảy máu kéo dài trong nhiều ngày, tình trạng này không giảm dần mà thậm chí còn nặng hơn theo thời gian.
Quá trình thụ thai và phát triển của thai nhi
Sau khi thụ thai thành công, vật chất di truyền của trứng và tinh trùng sẽ cùng kết hợp lại để tạo ra hợp tử. Lúc này chúng sẽ phân chia nhanh chóng để tạo thành phôi nang. Tiếp theo phôi nang theo ống dẫn trứng di chuyển về phía tử cung, quá trình di chuyển có thể mất tới ba ngày. Cuối cùng, chúng bắn vào thành tử cung để phát triển thành phôi thai và nhau thai.
Kể từ thời điểm này, nữ giới sẽ không gặp phải kinh nguyệt hàng tháng nữa. Vì thế mất kinh được coi là dấu hiệu mang thai phổ biến và dễ nhận thấy nhất. Khi thấy triệu chứng mất kinh xảy ra sau thời gian quan hệ tình dục, bạn có thể mua que thử thai để xác định xem có đang mang thai hay không.
Nhưng bạn cần cảnh giác trường hợp phôi thai bám vào vị trí khác bên ngoài tử cung, và thường là ống dẫn trứng. Đây là biến chứng chửa ngoài dạ con. Ở vị trí này, thai nhi sẽ không được cung cấp những điều kiện cần thiết để tồn tại và phát triển. Không những thế, nó còn gây đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng của mẹ.
Khi thai nhi đã bám vào tử cung, nó sẽ tiếp tục phân chia để hình thành các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. Giới tính thai nhi được xác định ngay từ khi tinh trùng mang nhiễm sắc thể đặc trưng kết hợp với trứng. Nếu đó là nhiễm sắc thể X, thai nhi sẽ mang giới tính nữ. Còn nếu đó là nhiễm sắc thể Y, thai nhi sẽ mang giới tính nam.
Quá trình mang thai như thế nào?
Nhiều người thắc mắc không biết quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày diễn ra như thế nào? Theo các chuyên gia, trong khoảng thời gian đó, mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy những thay đổi rõ rệt, bắt đầu từ cân nặng và kích thước của thai nhi, cho thấy sự hoàn thiện của các cơ quan trong cơ thể bé.
Thời gian mang thai của người mẹ trung bình kéo dài khoảng 40 tuần, hay 280 ngày, tức là chín tháng mười ngày. Thời gian này được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối. Quá trình mang thai được chia thành 3 giai đoạn, còn gọi là ba tam cá nguyệt. 1 tam cá nguyệt kéo dài từ 12 đến 13 tuần.
Quá trình thụ thai ở người cần kiêng gì?
Sau khi quá trình thụ thai thành công, chị em cần kiêng những điều sau:
Kiêng hoạt động mạnh
Chị em không nên hoạt động mạnh, không nên mang vác những đồ vật nặng hoặc tham gia thể thao vận động mạnh, ví dụ như đạp xe, chạy bộ, cầu lông… Bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng và tham gia các hoạt động như thiền, yoga, đi bộ…
Kiêng quan hệ mạnh, sử dụng nhiều tư thế lạ
Nếu bạn có một thai kỳ bình thường, không gặp phải nguy cơ sảy thai hoặc sinh non thì có thể quan hệ tình dục mà không cần lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên khi quan hệ bạn cần lưu ý:
- Lựa chọn tư thế thoải mái nhất để không làm ảnh hưởng tới thai nhi.
- Nên dùng bao cao su mỗi khi quan hệ.
- Thực hiện động tác một cách nhẹ nhàng, không thô bạo.
- Tránh kích thích nhiều vào núm vú vì nguy cơ co thắt tử cung có thể xảy ra.
Kiêng tiếp xúc với hóa chất
Hóa chất độc hại tiềm ẩn ở nhiều môi trường khác nhau. Trong số đó, có những hóa chất có khả năng làm rối loạn nội tiết tố sinh dục nữ, gây ảnh hưởng tới thai nhi. Phổ biến nhất là một số hóa chất tìm thấy trong lon nước, chai nhựa, sơn móng tay, dung dịch tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc…
Kiêng bồn tắm nước nóng
Việc ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc xông hơi là điều nên tránh với mẹ bầu. Điều này sẽ làm nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng cao trong tam cá nguyệt đầu tiên. Hệ quả của nó là có thể đe dọa thai lưu, sảy thai, thậm chí dị tật bẩm sinh… Nếu vẫn muốn tắm nước nóng, bạn không nên ngâm mình quá 20 phút.
Trong khi thụ thai không nên ăn gì?
Trong quá trình thụ thai mẹ bầu không nên ăn những thực phẩm sau:
- Thực phẩm chế biến sẵn: ví dụ những món như lạp xưởng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích…
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Mẹ bầu cần tránh tiêu thụ quá nhiều đường, nên luôn cần theo dõi hàm lượng đường cụ thể có trong khẩu phần ăn mỗi ngày của mình. Nếu vẫn muốn ăn đường, nên lựa chọn thực phẩm có chứa đường tự nhiên thay vì đường nhân tạo.
- Thực phẩm cay nóng: sử dụng quá nhiều loại thực phẩm này có thể dẫn tới nguy cơ tuột thai.
- Những thực phẩm có khả năng làm sảy thai: Ví dụ như khổ qua, nước dừa tươi, măng, đu đủ sống, rau răm…
- Cà phê: Món đồ uống này gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ bầu.
- Đồ uống có cồn: Vừa không tốt cho phôi thai vừa không tốt cho sức khỏe của thai phụ.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, cũng như những kiến thức xung quanh thú vị nhất. Chúc bạn luôn có một thai kỳ ổn định và khỏe mạnh!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin