Xét nghiệm nước tiểu là một trong những kỹ thuật chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bên cạnh xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm…Vậy xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa gì. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xét nghiệm nước tiểu là gì?
Xét nghiệm nước tiểu là việc phân tích, đánh giá nước tiểu và cho kết quả dưới dạng các chỉ số. Từ đó, giúp các bác sĩ có thể phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau mà cơ thể đang gặp phải một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Theo các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện cùng với những xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân…để có kết quả chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.
Xét nghiệm nước tiểu để làm gì?
Xét nghiệm nước tiểu được chỉ định thực hiện nhằm mục đích:
- Khám sức khỏe: Xét nghiệm nước tiểu là một phần của quá trình khám sức khỏe tổng quát, khám thai kỳ, chuẩn bị phẫu thuật hoặc sàng lọc một số bệnh thận, gan, đái tháo đường…
- Chẩn đoán bệnh lý: Khi có triệu chứng bất thường như tiểu buốt, nước tiểu có mủ, có máu hoặc đổi màu, tiểu nhiều…Lúc này, xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp chẩn đoán các bệnh lý ở hệ thống tiết niệu.
- Theo dõi bệnh: Những người mắc bệnh tiết niệu, thận sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu để theo dõi quá trình tiến triển bệnh.
Nhìn chung, không phải ai cũng thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Quy trình xét nghiệm nước tiểu
Quy trình xét nghiệm nước tiểu được thực hiện như sau:
Bước 1: Bệnh nhân nên vệ sinh cơ quan sinh dục sau đó lấy khoảng 30 – 60ml nước tiểu.
Bước 2: Thông thường, khi lấy nước tiểu người bệnh nên lấy dòng nước tiểu đầu và cuối chung một lọ, phần giữ một lọ (tùy trường hợp).
Bước 3: Sau khi đã lấy nước tiểu, bạn đưa lọ vào khay đựng mẫu bệnh phẩm theo quy định của bệnh viện.
Bước 4: Nhân viên y tế sẽ tiến hành mang lọ nước tiểu đến phòng xét nghiệm,
Bệnh gì thì xét nghiệm nước tiểu?
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát: kiểm tra sức khỏe định kỳ, đánh giá trước khi làm phẫu thuật, người bệnh phải nhập viện, chuẩn bị sàng lọc bệnh thận hay những người mắc tiểu đường, tăng huyết áp…
- Xét nghiệm nước tiểu khi có triệu chứng bệnh thận: Đau bụng, đi tiểu đau rát, đau vùng sườn, sốt hoặc trong nước tiểu có máu…
- Chẩn đoán bệnh tật: Xét nghiệm máu kiểm tra bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh sỏi thận, tiểu đường không kiểm soát, suy thận, protein trong nước tiểu, sàng lọc ma túy…
- Theo dõi quá trình hồi phục của bệnh: Những người mắc bệnh thận liên quan đến tiểu đường, bệnh thận liên quan đến lupus, suy thận mạn, huyết áp, nhiễm trùng thận…
- Thử thai, khám thai định kỳ
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những bệnh gì?
Thông qua các chỉ số, xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện được nhiều bệnh lý, cụ thế như:
Phát hiện ung thư vú
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện ung thư vú. Theo đó, khi bị ung thư vú, lượng Pteridines trong nước tiểu sẽ tăng cao hơn và việc xét nghiệm sẽ cho thấy rõ điều này.
Phát hiện ung thư tinh hoàn
Khi bị ung thư tinh hoàn, hormone Beta HCG sẽ sản sinh ra nhiều hơn từ các khối u. Và việc xét nghiệm nước tiểu cũng sẽ giúp xác định được sự gia tăng bất thường này nếu có.
Phát hiện bệnh tiểu đường
Ngoài những biểu hiện điển hình như khát nước, tiểu nhiều, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu còn có thể được phát hiện nhờ vào việc xét nghệm nước tiểu, khi chỉ số Glu cao hơn mức bình thường.
Phát hiện viêm đường tiết niệu
Chỉ số Nitrate và chỉ số Blood trong xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện sớm tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu (bao gồm các bộ phận thận, niệu đạo, bàng quang). Vì thế, khi có những triệu chứng nghi ngờ như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu…người bệnh có thể đi xét nghiệm nước tiểu để được chấn đoán chính xác hơn tình trạng mà mình đang gặp phải.
Bên cạnh những bệnh lý trên, xét nghiệm nước tiểu còn có thể giúp phát hiện một số căn bệnh khác như huyết khối, các bệnh truyền qua đường tình dục…
Ý nghĩa xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
Dưới đây là ý nghĩa xét nghiệm nước tiểu và cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu.
- Leukocytes (LEU): Chỉ số bạch cầu thông thường trong nước tiểu là 10 – 25 LEU/UL. Nếu chỉ số này tăng cao, người bệnh có triệu chứng đi tiểu nhiều lần chứng tỏ bạn đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm đường niệu đạo.
- Nitrate (NIT): Chỉ số trong ngưỡng cho phép là 0.05-0.1 mg/dL. Nếu thông số này vượt ngưỡng có nghĩa người bệnh đã bị nhiễm khuẩn đường tiểu. Khi vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiểu sẽ tạo ra 1 loại enzyme chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Thông thường, vi khuẩn gây nên bệnh là loại E. Coli.
- Urobilinogen (UBG): Đây là thông số giúp chẩn đoán bệnh gan hay túi mật. UBG được tạo nên từ sự thoái hóa bilirubin. Nếu nước tiểu có Urobilinogen đây là dấu hiệu của bệnh gan, hay mật bị tắc nghẽn.
- Billirubin (BIL): Trong ngưỡng cho phép chỉ số dao động từ 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Billirubin xuất hiện trong nước tiểu có thể gan đã bị tổn thương.
- Protein (Pro): Dấu hiệu này cho thấy thận bị tổn thương. Với phụ nữ mang thai vào thời điểm cuối thai kỳ. Nếu lượng protein trong nước tiểu quá nhiều, thai phụ sẽ có nguy cơ tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Chị em nếu bị phù mặt và tay, huyết áp tăng cao, thì cần kiểm tra chứng tiền sản giật. Bên cạnh đó, nếu albumin được tìm thấy trong nước tiểu thai phụ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhiễm độc thai nghén. Ngoài ra bệnh lý thận hư cũng rất thường gây ra có protein trong nước tiểu.
- Chỉ số pH: Chỉ số này được dùng để kiểm tra nước tiểu có tính bazơ hay acid. pH = 4 là nước tiểu có tính acid mạnh, pH = 7 là trung tính và pH = 9 là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
- Blood (BLD): Chỉ số cho phép trong khoảng 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Hồng cầu niệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, mắc sỏi thận hoặc xuất huyết bàng quang. Khi chỉ số BLD vượt quá mức cho phép sẽ cảnh báo nguy tổn thương thận, niệu quản, bàng quang…
- Specific Gravity (SG): Nếu có thay đổi bất thường, tỉ trọng nước tiểu mang tính chất bổ sung để khẳng định viêm nhiễm.
- Ketone (KET): Dấu hiệu thường gặp ở những người bệnh mắc tiểu đường không kiểm soát, ăn ít carbohydrate, nhịn ăn kéo dài. Bệnh nhân nghiện rượu, thai phụ mắc chứng tiểu đường hay thai nhi bị thiếu chất dinh dưỡng.
- Glucose (Glu): Thông thường, những người không có đường trong nước tiểu sẽ xuất hiện rất ít glucose. Khi đường huyết tăng cao, đường huyết sẽ thoát ra theo nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.
Chú ý khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu
Thực tế, để kết quả được chính xác, người bệnh trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu cần chú ý tới một số vấn đề sau:
- Lấy nước tiểu ngay ở lần tiểu đầu tiên trong ngày, ở giữa dòng.
- Tránh để nước tiểu có lẫn lông mu hay phân.
- Không ăn sáng trước khi lấy mẫu.
- Không vận động mạnh hay tập thể dục trước khi lấy lẫu.
- Không sử dụng thuốc hay các loại thực phẩm chức năng trước khi làm xét nghiệm.
Ngoài ra, về chế độ ăn uống, không nên ăn các đồ ăn có thể khiến cho nước tiểu đổi màu. Phụ nữ đang trong chu kỳ hoặc gần sát ngày bắt đầu hành kinh thì nên làm xét nghiệm sau đó vài ngày, khi đã sạch kinh hoàn toàn.
Xét nghiệm máu và nước tiểu hết bao nhiêu tiền?
Theo đó, bảng xét nghiệm nước tiểu ở mỗi đơn vị y tế thường không giống nhau. Nên khi thực hiện bác sỹ chuyên khoa cũng không đưa ra được con số cụ thể: Do xét nghiệm máu và nước tiểu phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Địa chỉ thực hiện: Thông thường, nếu người bệnh xét nghiệm nước tiểu tại bệnh viện thì chi phí khá rẻ. Tuy nhiên, bạn sẽ phải xếp hàng và chờ đợi khá lâu. Đồng thời, cũng phải tiến hành nhiều thủ tục, quy trình. Còn đối với những phòng khám tư, chi phí có cao hơn nhưng đổi lại xét nghiệm nhanh chóng, không mất nhiều thời gian.
- Phương pháp xét nghiệm: Hiện có rất nhiều phương pháp xét nghiệm nước tiểu. Nếu áp dụng phương pháp truyền thống, chi phí không quá cao. Còn sử dụng các phương pháp hiện đại giá sẽ cao hơn.
Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?
Thông thường, trước khi xét nghiệm nước tiểu bạn vẫn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, đa phần bác sỹ sẽ dặn bạn nên nhịn ăn trong khoảng giờ nhất định. Để kết quả chẩn đoán được chính xác hơn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nhịn ăn để không làm ảnh hưởng đến các kết quả xét nghiệm.
Ngoài ra, trước khi làm xét nghiệm nước tiểu, người bệnh nên uống nhiều nước để cung cấp đủ mẫu nước tiểu cần thiết. Bạn có thể uống một, hai ly nước lọc, nước trái cây, sữa. Tuy nhiên, cũng lưu ý không nên uống quá nhiều nước. Điều này sẽ gây loãng các chất trong nước tiểu, dẫn đến kết quả không chính xác.
Xét nghiệm nước tiểu bao lâu có kết quả?
Chắc hẳn, rất nhiều người bệnh khi đi làm xét nghiệm nước tiểu băn khoăn không biết bao lâu có kể quả. Thực tế, điều này phụ thuộc vào những yếu tố như: mục đích xét nghiệm, phương pháp và thiết bị thực hiện,…
Nên xét nghiệm nước tiểu ở đâu?
Việc xét nghiệm xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện ở nhiều trung tâm y tế khác nhau. Bao gồm các bệnh viện lớn và cả những cơ sở ngoài công lập được cấp phép của Sở Y tế như Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Hiện tại, Phòng khám 152 Xã Đàn đang sử dụng máy phân tích nước tiểu 10 thông số được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc.
Theo đó, chỉ với 10 phút phân tích và xử lý kết quả, máy sẽ cho ra các thông số cụ thể về nước tiểu như: pH, tỷ trọng, glucose, protein, bilirubin, urobilirubin, cetonic, hồng cầu, bạch cầu, nitrit ở mức độ bán định lượng. Nhờ vậy mà các bất thường trong mẫu nước tiểu sẽ được phát hiện chính xác và nhanh hơn.
Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm nước tiểu mà các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội xin được chia sẻ tới bạn đọc. Và nếu còn bất cứ thắc mắc nào xung quanh vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới Phòng khám qua đường dây nóng 0584591860 hoặc nhấn [Vào Đây] để được tư vấn chi tiết hơn.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin