banner

Bao quy đầu trẻ em bé trai sơ sinh và khi lớn tuổi hơn cần chú ý gì

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Khi các bé trai còn nhỏ tuổi có rất nhiều vấn đề có thể xuất hiện ở bao quy đầu trẻ em. Hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu là tình trạng dễ bắt gặp nhất. Ngoài ra, các bé trai cũng dễ bị sưng hoặc viêm bao quy đầu. Để hiểu hơn về những vấn đề bao quy đầu ở các bé trai nhỏ tuổi và sơ sinh, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây! 

Bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Bao quy đầu trẻ sơ sinh có xu hướng bị hẹp hoặc dài từ khi mới sinh. Cụ thể, có tới 90% bé trai sinh ra gặp phải triệu chứng này. Điều này là do bao quy đầu chưa có sự phân tách rõ ràng với quy đầu, nhằm bảo vệ quy đầu tốt hơn. 

Tuy nhiên tình trạng dài, hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sẽ hết dần khi bé được 5 tuổi. Ở thời điểm này, quá trình phân tách hoàn thành, dương vật của bé có thể hoạt động như bình thường. Thực tế cho thấy 90% các bé trai lên 3 tuổi đã có thể kéo bao da quy đầu lên xuống được.

bao quy đầu trẻ em bị hẹp
Bao quy đầu trẻ em bị hẹp

Nếu bé đã được hơn 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn gắn chặt lấy quy đầu dương vật, có khả năng lớn bé đã bị hẹp bao quy đầu. Lúc này bé cần được kiểm tra tại bệnh viện để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Nếu để lâu, bé sẽ gặp khó khăn khi tiểu tiện, đồng thời dương vật cũng dễ bị viêm nhiễm hoặc sưng đau. 

Bao quy đầu dài ở trẻ em, bao quy đầu hẹp ở trẻ em: những bệnh lý thường gặp

Như đã nói, bao quy đầu dài trẻ em, bao quy đầu hẹp ở trẻ em là những bệnh lý thường gặp nhất. Các tình trạng này gây ra những triệu chứng tiêu cực cho bé. Cụ thể, bé sẽ thấy đau khi bị chạm vào, quy đầu dương vật dễ bị sưng đỏ… 

dài hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Những biểu hiện bao quy đầu dài ở trẻ em, bao quy đầu hẹp ở trẻ em thường gặp là: 

  • Khi đi tiểu bé gặp khó khăn, phải rặn mới tiểu tiện được. Bé rặn tới đỏ mặt và bao quy đầu cũng dễ bị sưng.
  • Bao quy đầu bị viêm. Khi đó nó nóng đỏ, sưng tấy và chảy mủ bất thường.
  • Bé đi tiểu bị khó nước tiểu đọng lại ở bao quy tạo thành bựa
  • Bé dễ quấy khóc vì đau đớn thường xuyên khó chịu bộ phận sinh dục

Hẹp, dài bao quy đầu ở trẻ em điều trị thế nào?

Với các trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu, hiện nay có các phương pháp điều trị sau: 

Kéo da quy đầu

Đây là những bài tập tại nhà được các chuyên gia khuyến khích bố mẹ thực hiện cho bé. Kéo lột bao quy đầu cần làm kiên trì trong một đến hai tháng mới có thể thấy hiệu quả rõ rệt. Các bước làm như sau: 

  • Dùng dầu dưỡng hoặc sáp Vaseline để bôi trơn bao quy đầu của bé.
  • Nhẹ nhàng kéo da quy đầu của trẻ về phía trước vài lần.
  • Kéo ngược da quy đầu của bé về phía sau. Giữ nguyên tư thế đó vài phút. Quá trình làm cần nhẹ nhàng để bé không bị đau. 
  • Mỗi ngày lặp lại động tác này vài lần.
  • Nếu bé đau, có thể ngâm nước khi thực hiện để bé thấy dễ chịu hơn. 

Mức độ của các bài tập nâng dần theo thời gian, giúp da bao quy đầu của bé được kéo dãn từ từ. Quá trình làm cần đúng cách, cẩn thận, nếu không sẽ khiến bao quy đầu của bé bị rách, bị thương, để lại sẹo… Đồng thời khi làm cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ của bé. Nếu không thành công, bố mẹ hãy đổi phương pháp khác cho con. 

Kết hợp dùng thuốc bôi

Đây là một loại thuốc bôi chứa steroid, có khả năng giúp nong bao quy đầu giãn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên nó chỉ thường có tác dụng khi kết hợp với phương pháp lột bao quy đầu (hay kéo da quy đầu). Da quy đầu sẽ trở lại như cũ nếu không dùng thuốc nữa. 

Cắt bao quy đầu cho trẻ

Với những trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, khi đã lớn mà bao quy đầu không tự tụt xuống, cha mẹ nên cho bé cắt bao quy đầu. Tiểu phẫu này sẽ giúp bỏ đi phần da bao quy đầu dài thừa ra, khắc phục bệnh lý bao quy đầu ở trẻ.

cách xử lý khi bao quy đầu của trẻ bị dị tật

Đây là biện pháp cuối cùng, cũng là biện pháp hữu hiệu nhất để điều trị bệnh dài hẹp bao quy đầu trẻ em. Phương pháp này sẽ giúp bé hoàn toàn thoát khỏi tình trạng hẹp bao quy đầu. Xưa kia phương pháp cắt bao quy đầu truyền thống thường được áp dụng tại cơ sở y tế. Tuy nhiên vì phương pháp có phần thô sơ, lạc hậu nên nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Nhiều người sau khi cắt bị viêm nhiễm, vết thương khó phục hồi. 

Để khắc phục tình trạng dài hẹp bao quy đầu trẻ em, cha mẹ lên lựa chọn cho bé phương pháp cắt bao quy đầu xâm lấn tối thiểu. Vì áp dụng những công nghệ tối tân nên phương pháp này có khả năng hạn chế rủi ro xảy ra, giảm bớt thời gian điều trị và phục hồi cho bé. Trong các phương pháp cắt bao quy đầu xâm lấn tối thiểu, phương pháp cắt bao quy đầu 4.0 được nhiều người đánh giá cao nhất. 

Theo các chuyên gia, thời điểm cha mẹ nên cho bé cắt bao quy đầu là từ 7 đến 8 Tuổi, trước khi bé bước vào tuổi dậy thì. Ở thời điểm này, bé đã có thể tự mình chăm sóc vệ sinh dương vật, cũng đã có ý thức về việc cắt bao quy đầu. Nhờ đó, quá trình chăm sóc vết cắt sau tiểu phẫu cũng đạt hiệu quả cao hơn.

>>>>>>>> cắt bao quy đầu ở đâu

Nghẹt bao quy đầu trẻ em

Khi phụ huynh cố gắng lột bao quy đầu cho bé, nghẹt bao quy đầu trẻ em có thể xảy ra. Tình trạng này dễ gặp ở những bé bị bao quy đầu dài hoặc bao quy đầu hẹp. Khi bị nghẹt bao quy đầu, chỗ bị nghẹt sẽ có triệu chứng sưng thành cục, khiến máu bầm tụ lại, không thể thoát ra. 

Cha mẹ cần lưu ý cho bé đến cơ sở y tế xử lý ngay, nếu không bé có nguy cơ bị hoại tử vùng da này. Bên cạnh đó, tác nhân có hại cũng dễ dàng xâm nhập, gây viêm nhiễm. Điều này làm chức năng năng sinh lý của dương vật bé bị ảnh hưởng trong tương lai. 

Cách chữa bao quy đầu của bé trai khi bị viêm

Bao quy đầu của bé trai có thể bị viêm vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở những trẻ bị dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu. Bởi bao quy đầu bất thường khiến nước tiểu, chất bẩn và cặn bã dễ dàng tích tụ tại đây hơn.

viêm bao quy đầu ở trẻ em

Ngoài ra, viêm nhiễm cũng dễ xuất hiện ở những trẻ không vệ sinh bao quy đầu thường xuyên, dùng nguồn nước vệ sinh không đảm bảo, hoặc vệ sinh không đúng cách. Các biện pháp điều trị viêm bao quy đầu như sau: 

Điều trị bằng thuốc

Trẻ bị viêm bao quy đầu do vi khuẩn có thể dùng thuốc kháng sinh, tiêu viêm. Nếu viêm nhiễm là do nhiễm nấm, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc trị nấm. Loại thuốc sử dụng có thể là thuốc bôi tại chỗ, thuốc rửa hoặc thuốc uống, tùy theo tình trạng bệnh của bé. 

Phẫu thuật cắt bao quy đầu

Những trẻ 7 – 8 tuổi bị hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu dẫn tới viêm nhiễm có thể được điều trị bằng cách cắt bao quy đầu. Chỉ khi cắt bao quy đầu được thực hiện thành công, viêm nhiễm mới được điều trị dứt điểm, không tái phát trở lại. Cắt bao quy đầu từ lâu vốn đã được áp dụng ở trẻ nhỏ bị dài, hẹp, viêm và nghẹt bao quy đầu giúp việc vệ sinh vùng kín bé trai dễ dàng hơn tránh được các biến chứng. Giải tỏa hạn chế dương vật giúp tăng phát triển dương vật cho trẻ.

Vệ sinh bao quy đầu

Kỹ năng vệ sinh bao quy đầu không quá khó, nhưng cha mẹ phải dạy cho bé vệ sinh sao cho đúng cách. Bé cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn như nước ao, hồ, sông, suối… Khi vệ sinh, cha mẹ hãy dạy bé lột bao quy đầu ra để rửa sạch mặt trong bao. Vệ sinh bao quy đầu cũng nên khéo léo để trẻ không bị đau và thật tinh tế để bé không cảm thấy bị xấu hổ.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các tình trạng bao quy đầu trẻ em. Với bất cứ bệnh lý nào xảy ra trên bao quy đầu, bố mẹ cũng cần cho bé tới cơ sở y tế uy tín để xử lý. Có như thế, bác sĩ mới có thể giúp bé thoát khỏi các căn bệnh này một cách nhanh nhất, đồng thời tránh biến chứng rủi ro xảy ra. 

banner
21 26 28 35 44 51