banner

Bí tiểu khó tiểu là gì uống gì phải làm sao để chữa

tham vấn y khoa

Bác sỹ chuyên khoa nam học

goole news
Follow me
Chuyên khoa Nam Học và Ngoại Tiết Niệu at Phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề thuộc ngành Ngoại khoa, Ngoại tiết niệu và Nam khoa. Nhiều năm giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu – Nam học Bệnh viện Xanh Pôn. Hiện làm việc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên
Follow me
Rate post

Bí tiểu có phải là dấu hiệu của viêm tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang không. Sau khi rút ống thông tiểu gặp khó khăn trong việc tiểu tiện là vì sao. Tiểu rắt nên ăn gì uống gì. Tại sao sau khi sinh mổ thường bị tiểu rắt – tiểu nhiều lần? Nếu như các bạn đang gặp phải hiện tượng bí tiểu, hoặc quan tâm đến vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu và dõi theo bài viết nhé!

Bí tiểu là gì?

Bí tiểu là hiện tượng bàng quang chứa nhiều nước, rất muốn đi tiểu nhưng khi đi tiểu nước tiểu không ra hoặc nước tiểu chảy theo kiểu nhỏ giọt. Hoặc bàng quang trống rỗng không có nước nhưng bạn lại luôn muốn đi tiểu.

Hiện tượng bí tiểu và khó tiểu là gì

Việc không đào thải được nước tiểu ra bên ngoài sẽ khiến các bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như: bụng căng tức dấm dứt khó chịu.

Bí tiểu có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, đối tượng ở trong độ tuổi từ 40-80 thường là những người bị mắc bí tiểu nhiều. Trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao gấp 10 lần so với nữ giới.

Có rất nhiều lý do khiến các bạn bị bí tiểu, tuy nhiên nguyên nhân chính là do các bạn bị mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu như: viêm bàng quang; viêm niệu đạo; viêm đường tiết niệu…

Khó tiểu do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng bí tiểu – tiểu khó? Có lẽ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là hiện tượng bất bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa phòng khám 152 Xã Đàn: Nguyên nhân khiến các bạn gặp khó khăn trong việc đi tiểu thường là do:

  • Bàng quang có vấn đề như: sỏi bàng quang; xơ cứng cổ bàng quang; viêm bàng quang…
  • Đường tiết niệu của người bệnh bị nhiễm khuẩn: Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu sẽ khiến niêm mạc niệu đạo bị tổn thương. Từ đó gây nên hiện tượng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rát…
  • Tuyết liệt liệt bị viêm nhiễm

Như vậy có thể thấy rằng, các bạn bị bí tiểu thường là do các bệnh lý liên quan đến bàng quang; đường tiết niệu… gây ra. Các bệnh lý này nếu như không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.

Vì thế, khi bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, nước tiểu có mùi khai nồng… các bạn tuyệt đối không được chủ quan và coi thường.

Bí tiểu sau khi rút ống thông tiểu là vì sao?

Ống thông tiểu được đặt ở cơ quan sinh dục, có nhiệm vụ là lấy lượng nước tiểu bị tồn đọng ở bàng quang để đào thải ra khỏi cơ thể. Loại ống này thường được dùng để hỗ trợ phụ nữ sau khi sinh mổ, người mới tiến hành phẫu thuật, đôi khi cả những người bị bí tiểu.

Thực tế hiện nay, có rất nhiều trường hợp sau khi tháo ống thông tiểu thường gặp khó khăn trong việc đi tiểu như tiểu rắt, tiểu buốt.

Lý giải cho vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Người bệnh bị bí tiểu sau khi rút ống tiểu thường là do:

  • Chức năng co bóp của đại tràng chưa được khôi phục hoàn toàn
  • Người bệnh bị vi khuẩn xâm vào đại tràng do ống thông tiểu chưa được làm sạch
  • Rất có thể là người bệnh chưa thích nghi được với việc tự mình đi tiểu

Sau khi gặp phải hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt sau khi tháo ống thông. Các bạn không nên khó chịu, không cáu gắt. Thay vào đo nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để bác sĩ giúp các bạn có thể làm chủ cảm xúc của bản thân. Trong trường hợp đại tràng bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Bị bí tiểu phải làm sao để chữa triệt để?

Bí tiểu là một trong những dấu hiệu bất thường cho thấy sức khỏe của bạn không được ổn định. Khi gặp phải hiện tượng này, các bạn cần phải:

  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ có hưởng xử lý hiệu quả và an toàn.

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như: thời gian, liều lượng sử dụng thuốc. Tuyệt đối không thay đổi đơn thuốc; không bỏ điều tị giữa chừng; không tự ý mua thuốc về điều trị.

  • Xây dựng cho bản thân chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học lành mạnh

Người bệnh nên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để cơ thể được thanh lọc, không rơi vào tình trạng bị bí tiểu.

Nên bổ sung các loại thực phẩm lợi tiểu trong bữa ăn hàng ngày. Các thực phẩm mà người bệnh nên ăn phải giàu hàm lượng vitamin và giàu khoáng chất.

Bí tiểu sau mổ là bị sao?

Chúng ta vẫn biết đối với phụ nữ sinh mổ, trước khi quá trình mổ bắt con diễn ra. Thai phụ sẽ được bác sĩ tiêm thuốc gây tê vào tủy sống. Mục đích là giúp chị em không có cảm giác bị đau trong quá trình thực hiện mổ.

Trong thuốc gây tê tủy sống có chứa thành phần Bupivacain và Fentanyl. Đây là những thành phần thuộc nhóm opioid- Nhóm chiếm từ 10 – 15% khiến chị em bị khó tiểu, tiểu bí sau khi sinh mổ. 

Hiện tượng tiểu khó sẽ nhanh chóng qua đi khi thuốc gây tê tủy sống hết tác dụng. Vì thế, chị em không cần phải quá lo lắng.

Bí tiểu sau sinh thường

Khi chuyển dạ, ngôi thai sẽ tụt xuống dần cổ tử cung. Lúc này đầu của em bé sẽ đè vào bàng quang và niệu đạo, khiến nước tiểu bị ứ đọng tại đây. Khiến cho bàng quang bị căng giãn nhiều. Làm mất trương lực và làm co thắt cơ cổ bàng quang nhiều hơn.

Bên cạnh đó, khi sinh thường chị em phải rạch tầng sinh môn để đầu thai nhi chui ra một cách dễ dàng. Sau khi sinh song các bác sĩ sẽ khâu lại khiến vết khâu bị sưng và đau một vài ngày đầu. Điều này khiến các mẹ không dám rặn khi đi tiểu bởi vừa sợ đau lại sợ vết khâu bị bục. Từ đây khiến chị em sau khi sinh thường bị bí tiểu.

Bí tiểu uống thuốc gì tốt?

Phần trên của bài viết có chia sẻ, lý do khiến các bạn bị bí tiểu – tiểu rắt thường là do các bệnh lý gây ra. Với mỗi bệnh lý sau khi thăm khám, căn cứ vào mức độ cũng như thể trạng của người bệnh. Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị sao cho phù hợp, hiệu quả và an toàn.

Hiện nay, sử dụng thuốc kháng sinh để chữa tiểu rắt- tiểu buốt là khá phổ biến. Tuy nhiên, với mỗi nguyên nhân gây ra hiện tượng này sẽ có những đơn thuốc điều trị khác nhau.

Vì thế, để biết chính xác hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt hay bí tiểu của mình uống thuốc gì? Các bạn cần phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị hiệu quả và an toàn. Cho nên các bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự thăm khám và chỉ đạo từ bác sĩ chuyên khoa.

Bí tiểu nên ăn gìNhững thực phẩm có chứa beta-sitosterol từ thực vật

Beta-sitosterol là một loại sterol thực vật có tác dụng là làm giảm các triệu chứng liên quan đến tiểu tiện như: bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng… 

Hơn nữa, beta-sitosterol còn có một cộng dụng khác là làm giảm hàm lượng cholesterol xấu  trong cơ thể. Đồng thời còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Với những ai đang bị bí tiểu thì việc bổ sung beta-sitosterol từ thực vật là rất cần thiết.

Những thực phẩm chứa hàm lượng beta-sitosterol cao mà người bị bí tiểu nên ăn chính là: quả bơ, dầu đậu nành, dầu hạt cải, hạnh nhân, hạt dẻ cười, quả óc chó, rau dền, nha đam

Ngoài ra, những người gặp khó khăn trong việc đi tiểu cũng nên bổ sung những thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày:

  • Thực phẩm giàu omege-3 có nhiều trong các loại cá như: cá hồi; cá ngừ; cá ngòi
  • Thực phẩm giàu vitamin C:cà chua; các loại rau màu xanh đậm; đu đủ; ổi; cam;quýt; khoai tây
  • Thực phẩm giàu protein: các loại đậu; bơ đậu phộng; thịt gà; trứng’ yến mạch
  • Hoa quả và rau xanh

Bí tiểu uống gì- uống nhiều nước

Chúng ta vẫn biết cơ thể của chúng ta có đến 70% là nước. Vì thế, nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. 

Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn cùng với đó là đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Giúp các bạn không bị bí tiểu, không bị táo bón. Hơn nữa còn giúp các bạn cải thiện được tâm trạng khó chịu của mình.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị bí tiểu người bệnh nên uống ít nhất từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Bí tiểu ở nữ phòng tránh như thế nào?

Để phòng tránh bản thân bị bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt. Chị em cần phải:

  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày
  • Nên mặc quần nhỏ rộng rãi được làm bằng chất liệu cotton để tạo sự khô thoáng cho vùng kín
  • Năng luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để cơ thể được khỏe mạnh.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nên ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh. Đồng thời uống đủ 2 lít nước/ ngày
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng. Từ đó phát hiện sớm ra các bệnh lý bất thường. Điều trị sớm và hiệu quả.

Bí tiểu là cảm giác buồn tiểu rất nhiều và trong bàng quang đã đầy rồi nhưng khi đi vệ sinh rất khó tiểu ra hoặc tiểu rất ít. Trên đây là những kiên thức quan trọng về hiện tượng khó tiểu ở cả nam và nữ hi vọng rằng đọc giả có thể áp dụng để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ link chat.

banner
21 26 28 35 44 51