Chlamydia là một bệnh STD, tức là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy điều trị Chlamydia khá dễ dàng nếu được phát hiện sớm nhưng với trường hợp không được điều trị, tổn thương vĩnh viễn có thể xảy ra, gây hại nghiêm trọng đến hệ sinh sản. Vậy chlamydia là gì? Cùng tìm hiểu về căn bệnh Chlamydia qua những chia sẻ chi tiết dưới đây.
Chlamydia là bệnh gì?
Chlamydia Trachomatis là một nhóm vi khuẩn gây bệnh trên người, nhưng hoàn toàn có thể phát triển và sinh sôi trong điều kiện ngoài tế bào sống. Để gây bệnh Chlamydia, chúng sẽ xâm nhập và tấn công cơ thể qua đường tình dục.
Có thể nói, Chlamydia là một căn bệnh lây qua đường tình dục ngày càng phổ biến hiện nay. Nó đã trở thành mối lo ngại chung đối với sức khỏe của cả nam và nữ.
Tuy nhiên, nữ giới lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nam giới, thậm chí cơ quan sinh sản của chị em cũng dễ bị tổn thương vĩnh viễn nếu mắc bệnh. Rất nhiều hệ quả có thể xảy ra với chị em phụ nữ khi bị vi khuẩn Chlamydia tấn công. Ví dụ như khó hay không thể mang thai, hoặc dễ mang thai ngoài tử cung.
Chlamydia trachomatis gồm những loại nào?
Chlamydia là vi khuẩn gram gì? Xin trả lời rằng, đó là vi khuẩn gram âm, với 3 biến thể sinh học phổ biến sau, cũng là 3 nguyên nhân gây bệnh chlamydia:
– Vi khuẩn Chlamydia Psittaci: thường xuất hiện phổ biến ở loài chim. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể người khi người đó tiếp xúc với chim bị sốt vẹt, và phát bệnh.
– Vi khuẩn Chlamydia Pneumoniae: gây ra những bất thường ở đường hô hấp, có khả năng lây truyền từ người này sang người khác.
– Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis: là kẻ thù chính đối với chị em phụ nữ, lây truyền qua con đường chính là quan hệ tình dục không an toàn. Triệu chứng thường gặp ở nhóm nay là gây đau mắt đỏ.
Chlamydia Trachomatis thường lựa chọn niệu đạo, âm đạo, tử cung của chị em phụ nữ là nơi phát triển, sinh sôi. Đó là nguyên nhân khiến nữ giới mắc Chlamydia không chữa trị sẽ có khả năng bị vô sinh hiếm muộn, do cơ quan sinh dục đã tổn thương nghiêm trọng.
Chlamydia lây qua đường nào?
Đàn ông và phụ nữ đều có thể nhiễm Chlamydia. Bất cứ người nào quan hệ tình dục không an toàn đều nằm trong đối tượng có nguy cơ nhiễm Chlamydia. Có điều, nguy cơ xảy ra cao hơn với những người trẻ tuổi. Đó là do những hành vi và nguy cơ sinh học phổ biến xuất hiện trong giới trẻ. Lưỡng tính, quan hệ tình dục đồng tính nam, đồng tính nữ đều có nguy cơ bị Chlamydia.
Những phụ nữ trẻ chưa tới 25 tuổi, nữ giới mang thai và những đối tượng có nguy cơ cao khác nên xét nghiệm Chlamydia hàng năm.
Những con đường lây bệnh gồm:
– Lây truyền do quan hệ tình dục qua ngả hậu môn, âm đạo hay đường miệng.
– Lây truyền từ mẹ sang thai nhi hoặc khi sinh.
– Tất cả những người có hoạt động tình dục nói chung đều có thể nhiễm chlamydia. Nguy cơ lây nhiễm càng cao nếu lăng nhăng và bạn tình càng nhiều. Ở phụ nữ trẻ và thanh thiếu niên, cổ tử cung chưa trưởng thành hoàn toàn nên rất dễ bị nhiễm trùng. Những người này có nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt cao nếu sinh hoạt tình dục sớm. Nguy cơ lây nhiễm cũng tồn tại ở nam giới khi quan hệ tình dục qua bất cứ con đường nào.
Nhiễm chlamydia ở miệng là sao?
Quan hệ tình dục bằng miệng còn có tên gọi là oral sex. Kiểu quan hệ này nghe có vẻ mới lạ nhưng trên thực tế, giới trẻ đang ngày càng ưa chuộng và áp dụng quan hệ bằng miệng. Tuy nhiên mọi người không ý thức được rằng, quan hệ bằng miệng không dùng phương tiện bảo hộ chính là một trong những nguyên nhân gây ra chlamydia ở miệng.
– Lây nhiễm từ bộ phận sinh dục sang miệng: nếu quan hệ tình dục bằng miệng, lưỡi, môi, có tiếp xúc với cơ quan sinh dục (âm vật, dương vật, hậu môn) có chứa virus chlamydia thì nguy cơ lây nhiễm rất cao và nhanh.
– Lây nhiễm từ miệng qua miệng khi hôn nhau cũng dễ dàng lây nhiễm: hình thức tiếp xúc này thường xuyên xuất hiện ở cả cặp đôi yêu nhau và các cặp vợ chồng.
– Một số trường hợp mắc chlamydia là do tiếp xúc miệng gián tiếp với các vật dụng cá nhân có chứa virus của người bệnh, như đồ vệ sinh răng miệng, thìa đũa, bàn chải…
– Hoặc lây nhiễm từ mẹ sang con, khi vi khuẩn di chuyển nhiễm khắp cơ thể, sau đó vào miệng.
Khi bị mắc bệnh Chlamydia ở miệng, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau:
– Ở xung quanh miệng mọc lên những một mụn đỏ, đi kèm mủ, khi lan rộng và vỡ ra dễ gây lở loét. Các nốt lở loét khiến cho người bệnh thấy đau đớn và khó chịu.
– Có dấu hiệu mệt mỏi cơ thể, không ăn uống được như người bình thường. Cử chỉ ăn uống hay cử động nhỏ đều khiến cho các vết lở loét nghiêm trọng và đau đớn hơn.
– Sốt cao: viêm nhiễm khiến cho người bệnh bị lên cơn sốt
– Khi các vết lở loét vỡ ra sẽ lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác trên cơ thể. Ví dụ như mắt, mặt, tay chân, bộ phận sinh dục… Bệnh lan rộng và nhanh nên sức khỏe và sinh hoạt, cũng như cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng rất lớn.
Chlamydia có chữa được không?
Theo các chuyên gia Phòng khám 152 Xã Đàn cho biết, đã có nhiều phương pháp điều trị Chlamydia xuất hiện, nên bệnh có thể khỏi được nếu bạn áp dụng phương pháp thích hợp. Phổ biến nhất là dùng thuốc kháng sinh theo toa. Hiệu quả điều trị bệnh chlamydia ra sao phụ thuộc vào một số yếu tố như:
– Điều trị sớm hay muộn: không chỉ chlamydia mà căn bệnh nào cũng thế, nếu được điều trị sớm thì bệnh nhân cũng hồi phục cũng nhanh hơn, việc điều trị cũng diễn ra dễ dàng hơn. Nếu chlamydia để lâu sẽ tiến triển và hình thành biến chứng, vừa nguy hại cho sức khỏe mà việc điều trị lại thêm khó khăn. Tuy nhiên, Chlamydia lại có triệu chứng không rõ rệt. Cách tốt nhất để được điều trị bệnh sớm là khám sức khỏe sinh sản định kỳ, để phát hiện bệnh ngay nếu mắc phải.
– Điều trị đúng phác đồ: người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để thăm khám và chẩn đoán. Chỉ những cơ sở đó mới đủ điều kiện đánh giá chính xác giai đoạn bệnh bạn mắc phải, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trong quá trình điều trị, việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là hết sức quan trọng. Bạn cần dùng đúng thuốc theo đơn, đủ thời gian, đúng liều lượng, không tự ý dừng thuốc hay đổi thuốc.
Lưu ý trong quá trình điều trị:
– Cần kiêng quan hệ tình dục, kiên nhẫn cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
– Đối tác tình dục của bạn cũng cần thăm khám và chữa trị cẩn thận.
– Cần giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý… để nâng cao sức khỏe và khả năng đề kháng.
Chlamydia chữa bao lâu thì khỏi?
Chlamydia chữa bao lâu thì khỏi phụ thuộc các yếu tố như: tình trạng bệnh tiến triển đến đâu, khả năng đáp ứng thuốc ra sao và bệnh nhân có hợp tác trong điều trị hay không. Nhìn chung nếu điều trị thuận lợi, bệnh chlamydia có thể khỏi sau khi điều trị 1 – 2 tuần. Điều quan trọng là bạn cần chẩn đoán từ sớm và điều trị kịp thời dưới tay nghề bác sĩ giỏi.
Đáng lo ngại nhất ở chlamydia chính là biểu hiện triệu chứng không cụ thể, rõ ràng, khiến cho người bệnh rất khó phát hiện bệnh. Nếu tiến triển thành chlamydia mãn tính thì sẽ rất khó điều trị, khiến nhiều người than phiền chlamydia chữa mãi không khỏi. Đồng thời, nhiều hậu quả khôn lường có thể xảy ra. Chính vì vậy nếu mắc phải căn bệnh này, bạn cần tuân thủ đúng và đầy đủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Đồng thời, cần đưa bạn tình của mình đi chữa trị ngay, kể cả khi bạn tình chưa có triệu chứng nào rõ rệt. Điều đó sẽ giúp ngăn ngừa được nguy cơ bệnh lây nhiễm chéo.
Xét nghiệm chlamydia để làm gì?
Chlamydia test nhanh và các hình thức xét nghiệm khác sẽ giúp kiểm tra xem vi khuẩn chlamydia có tồn tại trong cơ thể bạn hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tìm ra được nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Nếu không xét nghiệm, không phát hiện ra được những bất thường trong cơ thể, chlamydia một khi tiến triển sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, gây hại sức khỏe nghiêm trọng.
– Ở nam giới, vi khuẩn Chlamydia thường gây biến chứng viêm mào tinh hoàn, viêm trực tràng, nhiễm trùng đường tiết niệu…
– Ở nữ giới phải, mắc chlamydia khiến họ phải đối mặt với viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, thai nhi bị ảnh hưởng, em bé sinh ra yếu ớt và gặp nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe.
Hiện nay, chưa có mức giá xét nghiệm chung cho cơ sở y tế trên toàn quốc. Chi phí xét nghiệm bao nhiêu sẽ có sự chênh lệch tùy theo địa chỉ, phương pháp xét nghiệm và tình trạng bệnh.
Chẩn đoán bệnh Chlamydia
Bạn có nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nếu nhiễm chlamydia. Do đó, hãy xét nghiệm tầm soát bệnh nếu thấy mình có nguy cơ mắc cao. Các đối tượng nên xét nghiệm chẩn đoán chlamydia gồm:
– Phụ nữ dưới 25 tuổi có quan hệ tình dục: trong độ tuổi này phụ nữ thường có nguy cơ nhiễm chlamydia khá cao, vì vậy nên kiểm tra và tầm soát hàng năm. Kể cả khi bạn đã xét nghiệm, vẫn nên kiểm tra một lần nữa nếu có bạn tình mới.
– Phụ nữ mang thai: nên xét nghiệm chlamydia ngay trong lần khám thai đầu tiên. Nếu nguy cơ nhiễm trùng của bạn cao – do nhiễm trùng từ người bạn đời hoặc thay đổi bạn tình – hãy kiểm tra lại lần nữa trong thai kỳ.
– Phụ nữ và nam giới có nguy cơ cao: nếu có nhiều bạn tình nên làm xét nghiệm chlamydia thường xuyên. Tương tự với những đối tượng không mang bao cao su khi quan hệ, hoặc tham gia quan hệ tình dục đồng giới nam. Những người đang mắc bệnh lây qua đường tình dục khác, hoặc tiếp xúc với người bệnh xã hội cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Các xét nghiệm để chẩn đoán chlamydia khá đơn giản, bao gồm:
Xét nghiệm nước tiểu
Mẫu nước tiểu sẽ được bác sĩ phân tích trong phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có sự hiện diện của vi khuẩn này không.
Xét nghiệm dịch tiết niệu đạo, âm đạo
Vác sĩ sẽ dùng một que tăm bông nhằm lấy dịch từ cổ tử cung của chị em để kiểm tra môi trường hoặc kiểm tra kháng nguyên chlamydia. Việc này thực hiện được trong cá xét nghiệm Pap định kỳ. Bạn cũng có thể tự lấy dịch từ cổ tử cung thay vì nhờ bác sĩ.
Đối với nam giới, que tăm bông sẽ được chèn vào miệng niệu đạo và lấy mẫu xét nghiệm. Nhưng trong một số trường hợp, các chuyên gia có thể lấy mẫu ở hậu môn.
Sau khi điều trị nhiễm chlamydia ban đầu, sau khoảng 3 tháng bạn nên làm xét nghiệm lại.
Điều trị chlamydia
Điều trị chalamydia có thể bằng phương pháp nội khoa và thói quen sinh hoạt. Cụ thể:
Điều trị nội khoa
Bác sĩ sẽ điều trị chlamydia bằng kháng sinh. Để được chẩn đoán đúng bạn cần gặp bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho cả bạn và bạn tình, thuốc thường dùng trong 5 – 10 ngày. Cũng có một số trường hợp, việc điều trị mất 2 tuần mới xong.
Bạn không nên quan hệ tình dục khi đang chữa bệnh để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Bạn cần tuân theo các chỉ dẫn của chuyên gia một cách cẩn thận. Quan trọng nhất là phải uống hết kháng sinh như yêu cầu của bác sĩ. Có như thế mới ngăn ngừa được tình trạng kháng thuốc và nhiễm trùng tái phát. Sau khi điều trị, vì không có kháng thể chống lại chlamydia nên bệnh có thể tái phát.
Thói quen sinh hoạt
Bạn sẽ có thể hạn chế chlamydia lây nhiễm hoặc phát triển nếu áp dụng các biện pháp sau:
– Không quan hệ tình dục: bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào bạn cũng cần kiêng kỵ, bao gồm cả hậu môn, âm đạo, miệng. Đó là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh lý lây qua đường tình dục
– Chung thủy: Nguy cơ lây bệnh sẽ giảm nếu bạn và bạn tình chỉ quan hệ với nhau, thay vì quan hệ với nhiều người khác.
– Quan hệ tình dục an toàn: Bạn nên dùng bao cao su cho tất cả các hình thức quan hệ. Bao cao su sẽ giữ cho dịch âm đạo, máu và tinh dịch không lây nhiễm vi khuẩn cho người khác
– Trò chuyện chân thành với bạn tình: sự giao tiếp cởi mở và chân thànhvới bạn tình về đời sống tình dục, những bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn đang gặp phải, và việc sử dụng bao cao su trước khi giao hợp là rất cần thiết.
Đồng thời hãy đi khám thường xuyên, tạo điều kiện cho việc phát hiện và điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn.
Biến chứng của Chlamydia nếu không điều trị
Những biến chứng của Chlamydia nếu không điều trị gồm:
Biến chứng chung
– Như với hầu hết các căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác, chlamydia khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác, thậm chí cả HIV.
Biến chứng ở phụ nữ
– Dẫn tới bệnh viêm vùng chậu, nghĩa là nhiễm trùng buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng, gây đau vùng chậu. Bệnh làm vùng chậu của chị em đau lâu dài, khả năng mang thai giảm đi, và tăng khả năng mang thai ngoài tử cung. Bệnh này điều trị được bằng thuốc kháng sinh.
– Dễ gây viêm cổ tử cung (phần dưới của tử cung).
– Dễ gây Salpingitis – viêm của ống dẫn trứng. Đây là ống đưa trứng thụ tinh từ buồng trứng tới tử cung. Bệnh sẽ khiến ống bị tắc nghẽn, ngăn chặn trứng di chuyển đến tử cung. Bệnh có thể được điều trị bằngbiện pháp phẫu thuật.
– Gây Bartholinitis, hay sưng tuyến Bartholin: đây là tuyến sản xuất chất nhờn để bôi trơn trong hệ sinh dục của phụ nữ. Tuyến bị sưng dễ dẫn đến u nang và phát triển thành áp xe. Để điều trị có thể dùng thuốc kháng sinh.
– Một phụ nữ mang thai nhiễm chlamydia rất dễ truyền bệnh sang thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
Biến chứng ở nam giới
– Dễ gây Epididymitis, là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở ống dẫn tinh, có thể dẫn đến tình trạng đau bì, sốt và sưng tấy.
– Dễ gây viêm niệu đạo. Đây là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra môi trường ngoài cơ thể khi bạn đi tiểu.
– Dễ gây viêm tuyến tiền liệt, có thể dẫn đến tình trạng đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, người bệnh sốt và ớn lạnh, đau lưng dưới, đi tiểu đau.
Chlamydia có tái phát không? Phòng tránh ra sao?
Với câu hỏi Chlamydia có tái phát không, câu trả lời là có thể! Cho dù bạn từng điều trị Chlamydia trong quá khứ, khả năng tái nhiễm vẫn xuất hiện nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với bệnh nhân bị Chlamydia. Vì thế bạn cần đề phòng căn bệnh này. Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh chlamydia, bạn nên:
– Sử dụng bao cao su hoặc dùng miếng chắn miệng đúng cách khi giao hợp với bạnh tình. Các biện pháp ngừa thai khác không giúp bạn phòng tránh được chlamydia cũng như những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Ví dụ như thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai, chất diệt tinh trùng, que cấy tránh thai…
– Giới hạn số lượng bạn tình ở 1 người, không qua quan hệ bừa bãi.
– Nếu nghĩ rằng bản thân bị nhiễm bệnh, ngưng quan hệ tình dục ngay và đến gặp bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin cần thiết, giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh chlamydia. Do bệnh chlamydia không có triệu chứng rõ ràng, nên bệnh nhân rất dễ lây bệnh vô tình cho người khác. Đó là lý do bạn nên xét nghiệm chlamydia thường xuyên.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin