Xuất tinh ra máu là tình trạng xuất tinh ra tinh dịch có lẫn máu. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng. Thông thường xuất tinh ra máu là do bệnh lành tính gây ra, nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu của các căn bệnh ác tính. Đặc biệt, những người trên 40 tuổi càng phải cẩn trọng vì tình trạng này.
Xuất tinh ra máu là gì?
Xuất tinh ra máu là hiện tượng sau khi nam giới xuất tinh phát hiện ra có máu trong tinh dịch. Máu này có thể là cục máu, sợi máu tươi hoặc máu loãng. Nó khiến cho tinh dịch thay vì có màu trắng đục như bình thường thì giờ đây có màu nâu sẫm hoặc hơi đỏ.
Tuy nhiên cũng có trường hợp có lẫn máu trong tinh dịch, nhưng nam giới không phát hiện ra được, chỉ khi xét nghiệm tinh dịch mới ra được vấn đề.
Những trường hợp như rách bao quy đầu, quan hệ thô bạo làm chảy máu, hoặc đứt dây hãm bao quy đầu khiến cho tinh dịch có lẫn máu từ bên ngoài không được coi là hiện tượng xuất tinh ra máu.
Xuất tinh ra máu thường không phải căn bệnh trầm trọng nhưng lại rất dễ tái phát. Ngoài ra trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu của một số căn bệnh ác tính, thậm chí ung thư tại cơ quan sinh dục và tiết niệu nam. Vì thế việc thăm khám là rất quan trọng!
Xuất tinh ra máu nguyên nhân do đâu?
Theo các chuyên gia, trong quá trình quan hệ tình dục thì khi nam giới lên đỉnh, cơ thể sẽ có cơ chế tạo lực đẩy để bắn tinh ra ngoài. Trong quá trình đó, tinh binh còn nhận thêm từ túi tinh và tuyến tiền liệt các chất dinh dưỡng. Vì thế chỉ cần một trong những bộ phận này bị chảy máu, trong tinh dịch sẽ xuất hiện máu tươi.
Xuất tinh ra máu có thể do những căn bệnh sau gây ra:
Viêm và nhiễm trùng
Khoa học đã thống kê: tình trạng viêm nhiễm trong ở sinh dục nam gây ra tới 50% số ca xuất tinh ra máu. 40% trong số đó do viêm túi tinh hoàn gây ra. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm còn dễ xảy ra ở các cơ quan như ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, tinh hoàn, đường tiểu…
Viêm tuyến tiền liệt
Phần chất lỏng của tinh dịch được sản xuất ở tuyến tiền liệt, vai trò của nó là hỗ trợ cho tinh trùng di chuyển đến niệu đạo. Vì thế, thương tổn xảy ra ở tuyến tiền liệt sẽ gây ảnh hưởng đến tinh dịch và khiến cho nó có lẫn máu.
Viêm tuyến tiền liệt có thể xảy ra do chạy tia xạ cho những bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến, sinh thiết tuyến tiền liệt qua đường trực tràng, sau khi cắt ống dẫn tinh hoặc các tinh hoàn…
Tổn thương niệu đạo
Khi quan hệ tình dục quá nhiều sẽ khiến cho túi tinh và tuyến tiền liệt bị tắc nghẽn. Lúc này, đường niệu đạo bị thương tổn gây ra tình trạng xuất tinh ra máu. Ngoài ra niệu đạo cũng có thể bị thương tổn khi bạn quan hệ tình dục mạnh bạo, sai tư thế…
Tắc túi tinh và các nang túi tinh
Mạch máu bên dưới niêm mạc có thể bị đứt khi túi tinh của nam giới bị căng giãn lâu ngày. Tình trạng này cũng khiến cho nam giới bị xuất tinh ra máu.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Có rất nhiều mạch máu trực tiếp xuất phát từ cổ bàng quang và nối đến phía sau đường niệu đạo. Sự di chuyển của máu ở một số tính mạch nhỏ khiến cho khu vực này giãn nở rộng gây giãn mạch thừng tinh. Sau khi nam giới xuất tinh, hiện tượng co thắt ở niệu đạo làm các tĩnh mạch nhỏ bị đứt và xuất tinh ra máu.
Ung thư
Xuất tinh ra máu cũng có thể do bệnh ung thư gây ra. Ví dụ như ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt, u lympho, ung thư đường dẫn tinh…
Các bệnh khác
Ngoài các tình trạng kể trên, một số bệnh thực thể khác cũng gây ra tình trạng xuất tinh ra máu ở nam giới, như viêm gan mãn tính, xơ gan, bệnh ưa chảy máu (hemophilie), rối loạn đông máu…
Xuất tinh ra máu và những triệu chứng đi kèm
Theo các chuyên gia, xuất tinh ra máu thông thường là tình trạng lành tính, không có nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng hay tái phát. Ngoài ra xuất tinh ra máu sẽ đáng quan ngại nếu như nó đi cùng các triệu chứng sau:
- Tiểu máu
- Tiểu đêm.
- Đau bụng dưới.
- Đau, sưng ở vùng tinh hoàn và bìu.
- Nóng rát khi đi tiểu.
- Đau khi xuất tinh.
- Khó bắt đầu tiểu hoặc khó ngưng dòng nước tiểu.
- Chảy dịch dương vật.
- Sưng hoặc đau đớn ở khu vực trên cơ quan sinh dục.
- Đau, sưng ở vùng bẹn.
Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không?
Nếu chỉ mắc xuất tinh ra máu ở mức độ nhẹ thì việc sinh con của nam giới hầu như không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu tình trạng này tái phát và dẫn tới những biến chứng xấu thì bạn cần phải chữa trị kịp thời. Những biến chứng nguy hiểm nó có thể gây ra như:
Giảm chất lượng tinh trùng
Lượng bạch cầu ở trong máu có nguy cơ gia tăng nếu trong tinh dịch có lẫn máu. Đồng thời, số lượng và chất lượng của tinh trùng cũng bị ảnh hưởng, ví dụ hình thái của chúng sẽ trở nên không bình thường hoặc độ di động bị kém đi. Điều này có thể dẫn tới vô sinh nam nên cánh đàn ông cần phải hết sức cảnh giác.
Rối loạn xuất tinh
Đa phần các anh em nam giới thường cảm thấy lo lắng cực độ và căng thẳng tâm lý khi bị xuất tinh ra máu. Điều này có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, dẫn tới xuất tinh ngược vào bàng quang hoặc xuất tinh sớm.
Viêm túi tinh
Một trong những biến chứng khiến cho chất lượng tinh trùng suy giảm chính là viêm túi tinh. Khi tình trạng xuất tinh ra máu xảy ra lâu ngày sẽ khiến cho ống dẫn tinh bị teo hoặc bị nghẹt, đây là nguyên nhân làm viêm túi tinh.
Gây ung thư
Trong một số trường hợp, tình trạng xuất tinh ra máu tái đi tái lại thường xuyên có thể dẫn tới biến chứng ung thư ở nam giới. Vì thế, bạn không được chủ quan với tình trạng này mà cần đi khám ngay lập tức.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Rất nhiều anh em nam giới chỉ vì xuất tinh ra máu nhiều ngày mà trở nên căng thẳng tột độ. Nhiều người không dám quan hệ tình dục, dần dần dẫn tới lãnh cảm tình dục và trầm cảm.
Xuất tinh ra máu chẩn đoán như thế nào?
Ở nhà, bạn có thể phán đoán nhanh tình trạng xuất tinh ra máu khi quan sát màu của tinh dịch thay đổi, cụ thể là tinh trùng hay tinh dịch sẽ từ màu trắng đục sang màu đỏ hoặc màu nâu. Nhưng để hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây bệnh, thì bạn cần đến cơ sở y tế để thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng. Cụ thể là:
Siêu âm ổ bụng: Nhằm đánh giá tình trạng hiện tại của gan, thận, tuyến tiền liệt và bàng quang.
Siêu âm tinh hoàn: Để kiểm tra xem có bị viêm mào tinh hoàn hay giãn tĩnh mạch thừng tinh không.
Siêu âm qua trực tràng: Nhằm kiểm tra các bệnh lý ở tuyến tiền liệt và túi tinh.
Chụp cộng hưởng từ khu vực tiểu khung: Cũng để thăm dò tuyến tiền liệt và túi tinh.
Nội soi túi tinh: Những bệnh nhân nào ba tháng liên tiếp xuất tinh ra máu chưa rõ nguyên nhân thường được áp dụng cách này.
Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm kiểm tra tình trạng hiện tại của đường tiểu.
Xét nghiệm tinh dịch đồ: Phương pháp này để tìm các tế bào lạ trong tinh dịch hoặc đánh giá chất lượng tinh trùng.
Xét nghiệm máu: Nhằm xác định tốc độ lắng máu, công thức máu, tình trạng chức năng đông máu hoặc để xét nghiệm PSA (xét nghiệm này nhằm định hướng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt).
Không phải bệnh nhân nào cũng sẽ áp dụng tất cả những xét nghiệm trên. Thông thường các bác sĩ sẽ quan sát tình trạng bệnh của bạn, đưa ra câu hỏi để chẩn đoán bước đầu, sau đó mới chỉ định cho bạn những xét nghiệm phù hợp.
Điều trị tình trạng xuất tinh ra máu
Trong những biến chứng nguy hiểm nhất của xuất tinh ra máu, có tình trạng hiếm muộn vô sinh nam. Đó là lý do anh em không nên chần chừ mà cần đến ngày cơ sở y tế để được các chuyên gia hỗ trợ. Xuất tinh ra máu có thể được điều trị bằng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa.
Xuất tinh ra máu uống thuốc gì?
Nếu bạn xuất tinh ra máu do viêm nhiễm trong ống sinh dục, thì sẽ được dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc chống viêm. Bạn có thể tìm đến những cơ sở khám chữa đông y kết hợp với tây y để tăng hiệu quả điều trị.
Xuất tinh ra máu do lao túi tinh: Thời gian dùng thuốc điều trị tối thiểu 9 tháng và phải điều trị liên tục không được tự ý ngưng thuốc. Thuốc điều trị chủ yếu là thuốc kháng lao như izoniazid (INH), rifampicin, ethambutol, pyrazinamid. Ngoài ra, có thể dùng thuốc chống viêm steroid (prenisolon), thuốc hỗ trợ gan khi dùng thuốc kháng lao kéo dài (nhằm làm giảm các tác dụng không mong muốn của thuốc kháng lao) như các thuốc có chứa hoạt chất biphenyl dimethyl dicarboxylate hoặc xuất xứ từ thảo dược).
Xuất tinh ra máu do nhiễm khuẩn: Chọn kháng sinh có phổ tác dụng đối với Enterobacteria, đặc biệt ở người trẻ, thuốc phải có tác dụng với cả Chlamydia. Hiện nay, có thể dùng các loại kháng sinh như: Nhóm quinolon (levofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin…), nhóm cephalosporin thế hệ 2, 3 (cefuroxim, cefoxitin, cefixim, ceftriaxone, cefotaxime…). Ngoài ra có thể thay thế bằng kháng sinh metronidazone, trimethoprim, kết hợp cùng nhóm doxycyclin để điều trị nhiễm Chlamydia kết hợp.
Ngoài việc dùng kháng sinh, bệnh nhân cần được dùng phối hợp các thuốc chống viêm, giảm phù nề (alpha chymotrypsin…) điều trị trong 2 – 3 tuần và thuốc cầm máu transamin, dùng đường uống hoặc tiêm trong 5 – 10 ngày đầu điều trị. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc tăng sức bền thành mạch, đó là nhóm thuốc có tác dụng trên tuần hoàn tĩnh mạch như diosmin – hesperidin phối hợp với rutin C cũng có hiệu quả trong điều trị.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa thường được áp dụng cho các trường hợp: nang túi tinh, tắc túi tinh, sỏi túi tinh, các bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, giãn tĩnh mạch niệu đạo…
Phòng tránh tình trạng xuất tinh ra máu hiệu quả
Để phòng tránh và hỗ trợ điều trị tình trạng xuất tinh ra máu ở nam giới, Phòng khám 152 Xã Đàn khuyên bạn hãy lưu ý những điều sau đây:
- Luôn đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục. Không dùng các đồ chơi hoặc dụng cụ tình dục không đảm bảo vệ sinh. Không quan hệ với bệnh nhân đang điều trị các căn bệnh đường sinh dục, tiết niệu. Khi quan hệ tình dục cần đảm bảo tư thế an toàn, tránh quan hệ quá mạnh bạo khiến cho đường sinh dục bị tổn thương.
- Thường xuyên tắm rửa để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không nên mặc đồ ẩm ướt mà hãy thay quần áo sạch.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với những ai đang mắc bệnh truyền nhiễm.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân tuyệt đối không nên mua thuốc và tự chữa trị ở nhà, bởi việc này sẽ dẫn tới những tác dụng phụ khó lường. Những bệnh nhân trên 40 tuổi cũng cần lưu ý kĩ nếu thấy xuất tinh ra máu. Bởi với nhóm đối tượng này, tình hình có thể diễn biến xấu hơn nếu không được điều trị từ sớm. Nguy hiểm nhất là nó dễ dẫn tới ung thư.
Xuất tinh ra máu là tình trạng khiến anh em cảm thấy bất an lo lắng. Ngoài các trường hợp do nguyên nhân lành tính gây ra, vẫn có số ít trường hợp do nguyên nhân ác tính. Tìm đến một cơ sở y tế đảm bảo về mặt chất lượng, có uy tín lâu năm là cách để bạn kịp thời ngăn chặn tình trạng này phát tác. Có như thế, bạn mới có thể đảm bảo cho sức khỏe sinh sản của mình!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới Hotline Phòng khám: 0969 668 152
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn
trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Chát Zalo với bác sĩ - Bảo mật thông tin